Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX căn cứ vào nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 71)

XX về phương diện hình thức

2.2.4. Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX căn cứ vào nộ

dung mệnh đề (nội dung S2)

2.2.4.1. Nhận xét chung

- Như đã nói ở chương 1, hành động thề được cuốn Từ điển tiếng Việt (1996), (nhiều tác giả) Viện ngôn ngữ học định nghĩa: nói chắc, hứa chắc một cách trịnh trọng, viện ra vật thiêng liêng hay quí báu nhất (như danh dự, tính mạng) để đảm bảo.

Theo cách nhìn của luận văn này, “nói chắc” được hiểu là người nói khẳng định chắc chắn, xác tín một điều gì đó..., còn “hứa chắc” được hiểu là hứa ở mức độ cao, chắc chắn sẽ làm một việc gì đó trong tương lai (tức thề).

Căn cứ vào nội dung mệnh đề (S2), biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê có thể được chia thành ba nhóm: thề ước kết, thề xác tín thề biểu cảm.

- Về mặt số lượng, tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, biểu thức ngôn ngữ thề nhóm ước kết có số lượng nhiều hơn kiểu biểu thức thề nhóm xác tín và nhóm biểu cảm. Biểu thức ngôn ngữ thề nhóm ước kết có 147 trường hợp, chiếm xấp xỉ 55,47%

(147/265); còn biểu thức ngôn ngữ thề nhóm xác tín có 98 trường hợp, chiếm xấp xỉ 36,98% (98/265); biểu thức ngôn ngữ thề nhóm biểu cảm chỉ có 20 trường hợp, chiếm xấp xỉ 7,54% (20/265).

Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ % của hai kiểu biểu thức ngôn ngữ thề vừa nói qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8. Bảng tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét theo đích ở lời Số lượng/ tỉ lệ % Kiểu BTNN thề Số lượng Tỉ lệ % BTNN thề ước kết 147 55,47 BTNN thề xác tín 98 36,98 BTNN thề biểu cảm 20 7,54 Tổng kết 265 99,99

2.2.4.2. Miêu tả các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét theo đích ở lời a) Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời ước kết

Như đã trình bày trong bảng tổng kết 2.8, kiểu biểu thức ngôn ngữ thề thuộc nhóm ước kết có 147 trường hợp, chiếm xấp xỉ 55,47% số biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê (147/265). Nội dung mệnh đề của thề có đích ở lời ước kết thường có nội dung mệnh đề chỉ hành động trong tương lai của Sp1.

Theo tư liệu của chúng tôi, tùy theo đích ở lời, lại có thể chia biểu thức ngôn ngữ thề nhóm ước kết thành nhiều kiểu, đó là: BTNN thề có đích ở lời hứa, BTNN thề có đích ở lời cam đoan, BTNN thề có đích ở lời tuyên thệ, hay BTNN thề có đích ở lời

đe dọa, cảnh báo... Riêng hành động đe dọa, chúng tôi tạm xếp vào nhóm ước kết theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân [38, tr.194].

Cũng cần phải nói ngay rằng, việc phân loại hành động ngôn ngữ là một công việc khó khăn. Có những hành động ở lời có thể xếp vào hành động này nhưng cũng có thể cho nó là hành động khác. [4, tr.120 - 126]. Vì vậy, ở đây chúng tôi phân loại các biểu thức ngôn ngữ thề theo đích ở lời cũng chỉ có tính chất tương đối.

- Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời hứa

Hứa là “Nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình, là sẽ làm điều gì đó mà người ấy đang quan tâm”. [40, tr.456].

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời hứa có 64 trường hợp. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 45: a) Từ đây mà đi, anh xin thề với Tuyết là sẽ yêu em đến trọn đời, sẽ trung thành với tuyết như một con chó,... [71, tr. 440] b) Anh thề rằng sẽ chu toàn danh tiết cho Nguyệt. [66, tr. 16] Hành động trong tương lai “sẽ yêu em đến trọn đời”, “sẽ trung thành với Tuyết như một con chó” (VD 45a) và “sẽ chu toàn danh tiết cho Nguyệt” (VD 45b) đều là nội dung hứa của Sp1 đối với Sp2.

- Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời cam đoan

Cam đoan là “Nói chắc và hứa chịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho người khác tin”. [40, tr 103].

Đây là những biểu thức ngôn ngữ thề được Sp1 nói ra nhằm cam đoan với Sp2 rằng Sp1 sẽ chịu trách nhiệm về lời hứa của mình với Sp2 đã xảy ra trước đó,xin dẫn một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 46: a) Em không ngại, ta thề sẽ không quên lời hẹn ước cùng em đêm qua đâu, ta sẽ đón em về kinh sư. [70, tr.82] b) Anh thề với em, anh giữ trọn lời thề. [62, tr. 38] Trong ví dụ 46a vừa dẫn, nhân vật Đức vua đã đưa ra lời thề để cam đoan với nhân vật Tàn rằng sẽ “không quên lời hẹn ước” mà đêm qua nhà vua đã hứa với nhân vật này.Trong ví dụ 46b, nhân vật Ba Lân cũng đã đưa ra lời thề để cam đoan với nhân vật cô Thinh là Ba Lân sẽ giữ đúng lời thề mà nhân vật này đã hứa trước đó.

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, có 53 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề

có đích ở lời cam đoan, chiếm xấp xỉ 36,05% số biểu thức ngôn ngữ thề ước kết (53/147) và chiếm xấp xỉ 20,00% số biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê (53/265).

- Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời tuyên thệ

Tuyên thệ là “Trịnh trọng đọc lời thề (thường trong buổi lễ)”. [40, tr 1031]. Ví dụ 47: a) Kiên đứng dậy nói rằng:

- Xin kính chào các vị và xin mời tuyên thệ! Mọi người đều đồng thanh:

- Xin thề!

... Chúng tôi, sáu trăm nghĩa sĩ, tình như ruột thịt, nghĩa tựa keo sơn, xin thề đồng tử, đồng sinh, đuổi giặc cứu dân, ai bất nghĩa bất trung, xin trời chu đất diệt!

[63, tr. 29] b) Tiếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trầm trầm đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Nghe rõ câu: “Thà chết không trở lại đời nô lệ”. Hàng vạn cánh tay giơ lên... Xin thề! Xin thề!

[84, tr. 195] Bộ phận in nghiêng trong ví dụ 46a,b vừa dẫn là biểu thức ngôn ngữ thề với đích ở lời là tuyên thệ. Nội dung tuyên thệ có thể suy ra từ phát ngôn đứng trước (thà chết không trở lại đời nô lệ) hoặc ở chính thành tố S2 của biểu thức ngôn ngữ thề (... xin thề đồng tử, đồng sinh,... trời tru đất diệt).

- Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời đe dọa, cảnh báo

Đe dọa, theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là: “1. Đe (cho biết trước sẽ làm điều không hay nếu dám trái ý, nhằm làm cho sợ). 2. Tạo ra nỗi lo sợ về một tai họa có thể xảy ra”. [40, tr. 294].

Cảnh báo: Có nghĩa là báo động, tức “báo cho biết có sự nguy hiểm hoặc điều không hay đang xảy ra để sẵn sàng ứng phó”. [40, tr. 38].

Dưới đây là ví dụ kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời đe dọa hay cảnh báo: Ví dụ 47: a) Tao thề là sẽ không để chúng mày yên thân đâu. [91, tr. 98] b) Thề có trời đất, tao sẽ quẳng mày từ trên sân thượng xuống mặt đường như quẳng một con chó bây giờ. [97, tr. 413] c) Quan lớn cứ việc bắt giam tôi đi, tôi thề ngài sẽ phải trả giá đắt

cho cuộc chơi ngông này. [73, tr. 167]

Trong ví dụ 47a, b, biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời đe dọa; còn ở ví dụ 47c, biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời cảnh báo.

Tư liệu của chúng tôi cho thấy, kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời đe dọa

hay cảnh báo có số lượng không nhiều(chỉ có 9 trường hợp).

Tóm lại, biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời ước kết trong tư liệu thống kê của chúng tôi có số lượng lớn nhất (147/265 trường hợp). Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ phần trăm của từng tiểu loại thuộc nhóm này bằng bảng tổng kết 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời ước kết Số lượng TL% Kiểu BTNN thề Số lượng Tỉ lệ % %/ 147 %/ 265 BTNN thề có đích ở lời hứa 64 43,53 24,15

BTNN thề có đích ở lời cam đoan 53 36,05 20,00

BTNN thề có đích ở lời tuyên thệ 21 14,30 7,92

BTNN thề có đích ở lời đe dọa, cảnh báo 9 6,12 3,40

Tổng kết 147 100 55,47

b)Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời xác tín

Sự khác biệt dễ nhận thấy giữa biểu thức ngôn ngữ thề nhóm ước kết và biểu thức ngôn ngữ thề nhóm xác tín là ở chỗ, một bên (nhóm ước kết) có nội dung mệnh đề nói về một hành động trong tương lai; còn một bên (nhóm xác tín) lại có nội dung mệnh đề nói về một hành động trong quá khứ.

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, kiểu biểu thức ngôn ngữ thề nhóm xác tín có 97 trường hợp, chiếm xấp xỉ 36,60% (97/265).

Có thể chia các biểu thức ngôn ngữ thề thuộc nhóm này thành các loại, tùy theo đích ở lời. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

- Biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời khẳng định

Khẳng định là “Thừa nhận là có, là đúng; trái với phủ định”. [56, tr. 476] Ví dụ 48: a) ...Tao thề có thổ thần hai vai, tao mà nuốt trộm một hột cơm của nhà chúng mày thì trời tru đất diệt tao. [89, tr. 291] b)Tôi có bịa thì tôi chết. [76, tr. 827] Trong ví dụ 48a, bà lão Tứ trong truyện đã thề để khẳng định không “nuốt trộm một hột cơm nào...”. Trong ví dụ 48b, nhân vật vợ Hoàng cũng đưa ra lời thề để khẳng định câu chuyện mà nhân vật kể hoàn toàn là có thật.

- Biểu thức ngôn ngữ thề để xác nhận

Xác nhận là “Thừa nhận là đúng sự thực”. [40, tr. 1101] Biểu thức ngôn ngữ thề có khi được người nói đưa ra để xác nhận một việc gì đó đã xảy ra là có thực. Xin dẫn một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 49: - Không ông lấy thì chó vào lấy à? Nôn ra!

- Tao thề với mày, tao có tìm thật, định rút vài con nhưng không thấy.

[95; tr. 179?] Biểu thức ngôn ngữ thề mà nhân vật “Tao” đưa ra nhằm xác nhận hành động xảy ra trước đó của nhân vật (có tìm...định rút vài con nhưng không thấy” là có thực.

So với biểu thức ngôn ngữ thề thực hiện hành động nhóm ước kết, biểu thức ngôn ngữ thề thực hiện hành động nhóm xác tín có số lượng ít hơn và cũng không đa dạng bằng. Bảng 2.10 dưới đây tổng kết các biểu thức ngôn ngữ thề nhóm xác tín:

Bảng 2.10. Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời xác tín Số lượng/ TL% Kiểu BTNN thề Số lượng Tỉ lệ % %/97 %/265 BTNN thề có đích ở lời khẳng định 63 64,94 23,77 BTNN thề có đích ở lời xác nhận 34 35,05 12,83 Tổng kết 97 99,99 36,60 c) Hành động thề có đích ở lời biểu cảm

Biểu cảm là “Biểu hiện tình cảm, cảm xúc”. [40, tr.63]. Tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời biểu cảm chỉ có 21 trường hợp. Tùy theo nội dung mệnh đề, có thể chia biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời biểu cảm thành hai kiểu nhỏ: (i) BTNN thề thể hiện sự tức giận của Sp1 và (ii) BTNN thề thể hiện sự quyết tâm của Sp1. Loại thứ nhất có số lượng nhiều hơn.

- Biểu thức ngôn ngữ thề để thể hiện sự tức giận của Sp1

Ví dụ 50: Thôi tôi xin quan ông quan bà đừng nói khéo. Đồ đểu! Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng mày nữa. [67, tr. 70]

- Biểu thức ngôn ngữ thề để thể hiện sự quyết tâm của Sp1

Ví dụ 51: a) Từ đây mà đi, anh xin thề với Tuyết... mà nếu không được ăn ở với Tuyết thì anh sẽ tự tử,... [71, tr. 440]

b) ... Thằng Chánh này xin thề với cả làng này, nếu thằng Chánh này không kiện nổi cái thằng cha dâm ác đó, thì thằng chánh này đem mẹ nó Triện đồng mà trả quan

trên. [73, tr. 180]

c) Ta thề sống chết với lưỡi gươm này, quyết không để bày lang sói sai phạm vào thân vàng ngọc. [84, tr. 134] Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ % của BTNN thề có đích ở lời biểu cảm bằng bảng tổng kết 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11: Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề có đích ở lời biểu cảm Số lượng / TL%

Kiểu BTNN thề Số lượng

Tỉ lệ %

% / 21 % / 265

BTNN thề thể hiện sự tức giận của Sp1 13 61,90 4,90 BTNN thề thể hiện sự quyết tâm của Sp1 8 38,09 3,01

Tổng kết 99,99 7,91

Có thể khái quát số lượng và tỉ lệ % của các biểu thức ngôn ngữ thề xét theo đích ở lời bằng bảng tổng kết 2.12 dưới đây:

Bảng 2.12: Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề xét theo đích ở lời Số lượng/TL% Các kiểu BTNN thề Số lượng Tỉ lệ % BTNN thề có đích ở lời nhóm ước kết 147 55,47 BTNN thề có đích ở lời nhóm xác tín 97 36,60 BTNN thề có đích ở lời nhóm biểu cảm 21 7,92 Tổng kết 265 99,99 2.3. Tiểu kết - Về số lượt sử dụng:

Với 40 tác phẩm văn xuôi tiêu biểu thuộc ba giai đoạn văn học của thế kỉ XX, chúng tôi đã thống kê được 265 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề được dùng. Kết quả thống kê này cho thấy, biểu thức ngôn ngữ thề được sử dụng trong văn xuôi không nhiều.

- Về phương diện hình thức:

+ BTNN thề có thể trùng với hình thức của biểu thức ngữ vi thề, tức là biểu thức ngôn ngữ thề cũng chính là biểu thức ngữ vi thề. Trong số 265 trường hợp, có 67 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề trùng với biểu thức ngữ vi thề, chiếm xấp xỉ 25,28%. Loại không trùng với biểu thức ngữ vi thề chiếm đa số: 198 trường hợp, chiếm xấp xỉ 74,71%.

+ Biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo hình thức khá đa dạng: dạng có cấu trúc đầy đủ và dạng không có cấu trúc đầy đủ. Ở dạng có cấu trúc đầy đủ, biểu thức ngôn ngữ thề được cấu tạo bởi 4 thành tố: Sp1 (người nói), động từ ngữ vi, Sp2 (đối tượng tiếp nhận hay đối tượng chứng kiến lời thề), và S2 (nội dung thề). Kiểu có cấu trúc đầy đủ chỉ có 52 trường hợp, chiếm xấp xỉ 19,62%. Loại có cấu trúc không đầy đủ có số lượng nhiều hơn (213 trường hợp, chiếm xấp xỉ 80,37%). Kiểu có cấu trúc đầy đủ được chia thành 2 kiểu cơ bản là BTNN thề khuyết 1 thành tố và BTNN thề khuyết hơn 1 thành tố. Theo đó, chúng lại được chia thành những kiểu nhỏ hơn, tùy theo các thành tố bị khuyết là thành tố gì.

+ Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt động từ ngữ vi thề, các BTNN thề lại được chia làm hai nhóm: BTNN thề tường minh và BTNN thề nguyên cấp. Loại đầu có số lượng nhiều hơn: 234/265 trường hợp, chiếm xấp xỉ 88,30%. Loại sau chỉ có 31 trường hợp, chiếm xấp xỉ 11,69%.

- Về phương diện đích ở lời:

Theo tiêu chí này, các biểu thức ngôn ngữ thề trong tư liệu thống kê của chúng tôi được chia thành ba nhóm lớn: (i) BTNN thề có đích ở lời ước kết , (ii) BTNN thề có đích ở lời xác tín, và (iii) BTNN thề có đích ở lời biểu cảm. Kiểu BTNN thề ước kết có số lượt dùng cao nhất (167 trường hợp), tiếp theo là BTNN thề xác tín (98 trường hợp) và cuối cùng là BTNN thề biểu cảm (21 trường hợp).

Tóm lại, với kết quả thống kê, có thể một lần nữa khẳng định biểu thức ngôn ngữ thề được sử dụng trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX có số lượng không nhiều. Từ góc nhìn của lí thuyết hành động ngôn ngữ, biểu thức ngôn ngữ thề có thể được xem xét từ mặt hình thức và đích ở lời. Mỗi tiêu chí cho chúng ta những kết quả cụ thể như đã trình bày ở chương này.

Chương 3

BIỂU THỨC NGÔN NGỮ THỀ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM THẾ KỈ XX NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 3.1. Biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX nhìn từ lí thuyết hội thoại

Từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại, trong chương này, luận văn sẽ xem xét các biểu thức ngôn ngữ thề về ba phương diện: (i) Hoàn cảnh sử dụng các biểu thức ngôn ngữ thề, (ii) Chủ ngôn của BTNN thề trong cặp thoại, và (iii) Chức năng của biểu thức ngôn ngữ thề trong cặp thoại

3.1.1. Hoàn cảnh sử dụng của các biểu thức ngôn ngữ thề

Bất cứ một cuộc hội thoại nào cũng xảy ra trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Nói đến hoàn cảnh sử dụng của các biểu thức ngôn ngữ nói chung, biểu thức ngôn ngữ thề nói riêng là nói đến hoàn cảnh Sp1 đưa ra các biểu thức ngôn ngữ, trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)