Chủ ngôn (Sp1) của biểu thức ngôn ngữ thề (xét trong mối quan hệ vị thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 85 - 89)

XX về phương diện hình thức

3.1.2. Chủ ngôn (Sp1) của biểu thức ngôn ngữ thề (xét trong mối quan hệ vị thế

tiếp ngôn (Sp2))

Xét trong mối quan hệ giữa Sp1 (người đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề - chủ ngôn) và Sp2 (đối tượng tiếp nhận BTNN thề - tiếp ngôn), tư liệu của chúng tôi cho thấy, có thể chia BTNN thề thành ba kiểu: Thứ nhất, BTNN thề có chủ ngôn ở vị thế thấp hơn tiếp ngôn; thứ hai, chủ ngôn của BTNN thề có vị thế xã hội bình đẳng với tiếp ngôn và thứ ba, chủ ngôn của BTNN thề có vị thế xã hội cao hơn tiếp ngôn.

3.1.2.1. Chủ ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề có vị thế xã hội hay vị thế gia đình thấp hơn tiếp ngôn

Khi nói đến các nhân vật giao tiếp, Đỗ Hữu Châu đã phân biệt chủ ngôn, thuyết ngôn, tiếp ngônđích ngôn. [4, tr. 15-16]. Chủ ngôn của một phát ngôn là “nguồn phát” ra phát ngôn [4, tr.16]. Nói cách khác, chủ ngôn là người chịu trách nhiệm về phát ngôn được nói / viết ra.

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, chủ ngôn của các BTNN thề có vị thế xã hội thấp hơn tiếp ngôn có số lượng cao nhất: 136/ 265 trường hợp, chiếm xấp xỉ 51,32%. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

- Chủ ngôn là người có vị thế gia đình thấp hơn tiếp ngôn, ví dụ:

Ví dụ 58: - Con thề là sẽ giết hết bọn giặc đó! Thề giết hết bọn giặc đó! Cha không bằng lòng liền nghỉ cày, dẫn Xý về và căn dặn:

- Lần sau con đừng nói như thế nữa. Nếu lộ ra thì sẽ chết cả họ. [63, tr.25] - Chủ ngôn là người ít tuổi hơn tiếp ngôn

Ví dụ 59:... Chú (chú bé đánh giày) nhất định quăng cái súng cao su đi. Dân giữ lại:

- Sao vất cả thế em?

- Em không muốn bắn chim nữa. Em muốn bắn chúng nó cơ. Em thề phải giết được thằng kia.

- Súng cao su cũng bắn được chim chứ? [75, tr. 179] - Chủ ngôn là người không giữ chức vụ gì, tiếp ngôn là người giữ chức vụ trong một tổ chức

Ví dụ 60: ... Chúng tôi sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi xin thề như thế trước chân dung Hồ Chủ tịch, trước mặt đồng chí Bí thư, đồng chí Khu phó ...

[83, tr. 105] Có thể nói, biểu thức ngôn ngữ thề trong các ví dụ 58, 59 và 60 vừa dẫn đều giống nhau ở một điểm: chủ ngôn (người phát ra biểu thức ngôn ngữ thề) có vị thế xã hội hoặc vị thế gia đình thấp hơn tiếp ngôn (người nhận biểu thức ngôn ngữ thề).

Kiểu biểu thức ngôn ngữ thề do chủ ngôn có vị thế (xã hội hay gia đình) thấp hơn thường có có đích ở lời thể hiện sự quyết tâm hay khẳng định một điều gì đó.

3.1.2.2. Chủ ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề có vị thế xã hội bình đẳng với tiếp ngôn

Đây là kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có chủ ngôn và tiếp ngôn bình đẳng nhau về vị thế xã hội hay vị thế gia đình. Sự bình đẳng này thể hiện ở chỗ họ là những người bạn bè đồng tuổi tác, những người cùng vị thế trong việc làm, hay vợ chồng,...

Cũng theo tư liệu thống kê của chúng tôi, kiểu BTNN thề này có 97 trường hợp, đứng thứ hai về số lượng trong tổng số BTNN thề đã thống kê: 97/265, chiếm xấp xỉ 36,60 %.

Dưới đây là một số ví dụ làm minh chứng cho điều vừa nói:

Ví dụ 61: a) Lần sau tôi say như thế nữa, anh cứ trị thẳng tay cho tôi nhờ! Anh thương tôi anh mới mắng cho mấy tiếng chứ. Nói có mặt trời, tôi mà làm bậy nữa thì... thì không bằng con chó nhá!

Khiêm giương mắt nhìn Chánh, rồi mỉm cười, không nói gì. [82, tr. 102] b) Thắng ngồi trên vai của Dân. (...). Mắt tất cả các chiến sĩ đều ướt đẫm. (...). Kiên nói:

- Tôi thề sẽ trở về chiếm lại quê hương. [83, tr.284] c) Ông Nguyễn Văn Thinh lại vội giơ cả hai tay ra trước mặt như phân bua với bạn: - Vâng, vâng...chính thế! Tôi thề rằng rất trung thành với họ. Tôi mà trách họ thì tôi không phải là tôi nữa. [76, tr. 762]

d) Minh chẳng hiểu vợ nói gì, trả lời liều: - Ừ, được rồi.

- Mình nói dối em thì sao?

- Anh nói dối thì anh chết ngay lập tức. [69, tr. 122] Các biểu thức ngôn ngữ thề (phần in nghiêng) trong ví dụ 61 vừa dẫn đều là có chủ ngôn và tiếp ngôn bình đẳng về vị thế xã hội hay vị thế gia đình. Họ là những đồng nghiệp, bạn bè của nhau (ví dụ 61a,b,c), hay vợ chồng (61c).

Các biểu thức thề do chủ ngôn bình đẳng với tiếp ngôn nói ra theo tư liệu của chúng tôi thường có đích ở lời khẳng định, kể, hứa hay thể hiện sự quyết tâm của người nói.

3.1.2.3. Chủ ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề có vị thế xã hội cao hơn tiếp ngôn

Đây là kiểu biểu thức thề do người nói có vị thế xã hội hay vị thế gia đình cao hơn vị thế của người nghe. Theo tư liệu của chúng tôi, chủ ngôn và tiếp ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề thường nằm trong các mối quan hệ, như: vua (Sp1) - tôi (Sp2), cậu (Sp1) - cháu (Sp2), bố (Sp1) - con (Sp2), ...

Xin dẫn một vài ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 62: a) Nhà vua nhẹ đặt tay lên mái tóc rối của Tần, buồn rầu an ủi: - Em không ngại, ta thề sẽ không quên lời hẹn ước cùng em đêm qua đâu.

[70, tr 82] b) Thôi, tôi xin quan ông quan bà đừng nói khéo. Đồ đểu! Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa. [67, tr. 70] c) ... Người ta nói khó với mình. Tao thề với mày: hai ba lần bà ấy không khóc với tao, tao chết. [76, tr. 288] Trong ví dụ 62a, nhân vật nhà vua đã thề với nhân vật Tần là người bề tôi về một việc đã hứa đêm hôm trước. Trong ví dụ 62b, biểu thức ngôn ngữ thề là của nhân vật ông cậu nói với vợ chồng người cháu bất hiếu. Trong ví dụ 62c, biểu thức ngôn ngữ thề lại được nói ra từ nhân vật ông bố với con gái.

Theo tư liệu của chúng tôi, biểu thức ngôn ngữ thề do chủ ngôn có vị thế cao hơn tiếp ngôn nói ra có 32 trường hợp, chiếm xấp xỉ 12,07%. Đây là kiểu có tần số sử dụng thấp nhất trong số tư liệu mà chúng tôi thống kê được.

Bảng 3.2 dưới đây tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề được phân loại theo vị thế của chủ ngôn xét trong mối quan hệ với tiếp ngôn:

Bảng 3.2. Bảng tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề được phân loại theo vị thế của chủ ngôn trong mối quan hệ với tiếp ngôn

Số lượng / tỉ lệ % Các kiểu BTNN thề Số lượng Tỉ lệ % Sp1 có vị thế thấp hơn Sp2 136 51,32 Sp1 có vị thế bình đẳng Sp2 97 36,60 Sp1 có vị thế cao hơn Sp2 32 12,07 Tổng kết 265 99,99

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)