XX về phương diện hình thức
3.2.2. nghĩa văn hóa của các biểu thức ngôn ngữ thề thể hiện qua việc ngườ
tự nhận về mình những thiệt hại, tổn thất
Một trong những phương châm lịch sự là “Giảm thiểu lợi ích cho ta. Tăng tối đa tổn thất cho ta.” [4, tr. 261]. Phương châm này không chỉ đem lại tính lịch sự cho người tham gia hội thoại mà còn có tác dụng thuyết phục người nghe.
Thuyết phục người nghe bằng cách tự nhận về mình những thiệt hại, tổn thất về tinh thần và thể chất là một cách thề không chỉ người Việt mới dùng mà nhiều dân tộc phương Đông khác cũng sử dụng. Tuy nhiên, cách nói của người Việt có phần không giống với các dân tộc khác. Trong các biểu thức ngôn ngữ thề mà chúng
tôi thống kê được, những thiệt hại, tổn thất mà người Việt viện dẫn trong lời thề thường gắn với sự trừng phạt của các thế lực tự nhiên, gắn với danh dự nhân phẩm hay mạng sống của chính người thề. Dưới đây là một số nét văn hóa riêng của người Việt được thể hiện qua những thiệt hại, tổn thất mà người Việt dùng trong biểu thức ngôn ngữ thề.
3.2.2.1. Người đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề viện dẫn những thiệt hại, tổn thất về mình do sự trừng phạt của thế lực tự nhiên
Như đã nói, do ảnh hưởng của nền văn hóa lúa nước, dân tộc Việt luôn tôn thờ, đề cao và có phần sợ những thế lực tự nhiên, như mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, gió bão, v.v... Trong tâm thức của người Việt, những thế lực tự nhiên này có sức mạnh ghê gớm. Họ cho rằng nếu ai bị thiệt hại, tổn thất bởi thế lực tự nhiên là những người những người không tốt nên “bị trời trừng phạt”. Bởi thế, để thuyết phục người nghe tin vào những điều mình ước kết hay xác tín, người đưa ra lời thề thường tự nhận về mình những tổn thất cả về thể chất lẫn tinh thần do sự trừng phạt của các thế lực tự nhiên như đã nói.
Trong số 265 lượt các biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê, có 29 trường hợp người thề tự nhận những thiệt hại, tổn thất do sự trừng phạt của thế lực tự nhiên, kiểu như: trời tru đất diệt, sét đánh, trời vật chết, trời giết tuyệt giống, ...
Ví dụ 86: a) Kiên liền chỉ tay lên trời thề:
Chúng tôi, những người vào hội này, nếu còn cam làm tôi tớ cho giặc thì trời sẽ giết tuyệt giống! (...) bắt đầu từ hôm nay vĩnh viễn coi nhau là anh em thân thiết, một lòng môt dạ tiêu diệt giặc thù, đến chết không hề thay đổi. Ai bỏ lời thề đó thì trời đất, quỉ thần sẽ giết tuyệt giống. [64, tr. 29]
b) Thề có trời đất chứng giám, nếu anh phản bội em thì sẽ bị sét đánh chết ngay. [86, tr. 193].
c) (...) Thật có trời kia chứng giám, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật chết con đi! ... [61, tr. 219].
d) Tôi mà nói đùa thì cả nhà tôi bị trời tru đất diệt! [71, tr.222].
e) Chúng tôi, sáu trăm nghĩa sĩ, tình như ruột thịt, nghĩa tựa keo sơn, thề đồng tử, đồng sinh, đuổi giặc cứu dân, ai bất nghĩa bất trung xin trời tru đất diệt. [84, tr. 116].
Các biểu thức ngôn ngữ thề trong ví dụ 86 đều được Sp1 viện dẫn những tổn thất, thiệt hại về mình (tuyệt giống nòi, chết) do sự trừng phạt của các thế lực tự nhiên (trời, trời đất giết, sét đánh, trời vật, trời tru đất diệt).
3.2.2.2. Người đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề viện dẫn những thiệt hại, tổn thất gắn với danh dự cá nhân của mình
Nhìn chung, ai cũng đều coi trọng và luôn có ý thức giữ gìn danh dự, phẩm giá của mình. Người Việt có rất nhiều câu nói về bảo toàn danh dự, phẩm giá, như: giấy rách phải giữ lấy lề, đói cho sạch, rách cho thơm, mua danh ba vạn, bán danh ba đồng, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, v.v... Chính vì coi trọng danh dự nên danh dự của con người là điều thiêng liêng trong tâm thức của người Việt. Khi cần xác tín, kết ước một điều gì đó, người Việt sẵn sàng đem cái điều quí giá, thiêng liêng này ra để thề. Chỉ có điều khác với người phương Tây thường thề bằng hành động nói trực tiếp, kiểu như: “Tôi xin thề danh dự...”, người Việt lại thề độc bằng cách ví mình như một loài động vật thấp hèn: chó, trâu, bò, ...
Xin nói thêm, người phương Tây thường coi trọng loài động vật nói trên bởi chúng giúp họ trông coi đàn gia súc. Vì vậy, văn hóa du mục đề cao những loài động vật này, coi chúng là những loài vật thông minh, dũng cảm, trung thành, tình nghĩa. Ngược lại, người Việt trong văn hóa nông nghiệp với đời sống cộng đồng, những loài động vật nói trên được nhìn như những loài có nhiều thói hư tật xấu, không đáng coi trọng (mặc dù thực tế chúng đem lại nhiều lợi ích cho con người). Người Việt thường nói: ngu như bò, ngu như lợn, bẩn như chó... để chỉ những người kém thông minh và ăn ở bẩn. Việc đem ví mình như chó, trâu bò, ... để viện dẫn trong lời thề là cách hạ thấp nhân phẩm dễ nhận thấy nhất.
Ví dụ 87: Nói có mặt trời, tôi mà làm bậy nữa thì tôi không bằng con chó.
[82, tr. 143] Gắn với những tổn thất về danh dự, nhân phẩm, ngoài việc coi mình như những con vật xấu xí, thấp hèn, người Việt còn có cách tự hạ thấp vị thế xã hội của mình (kiểu như tự nhận mình là con của người nghe) khi viện dẫn trong lời thề nhằm mục đích tăng hiệu quả xác tín, ước kết.
Ví dụ 88: - Bà chỉ khéo tưởng tượng!
- Tao nói điêu tao làm con cho mày. [92, tr. 200]
Từ mối quan hệ bình đẳng với người cùng tham gia giao tiếp, người nói (người đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề) tự hạ thấp vị thế xã hội của mình (làm con cho người nghe) nhằm thuyết phục người nghe tin vào những điều mà người nói. Đây cũng là một nét văn hóa riêng của người Việt, một dân tộc vốn rất coi trọng danh dự, nhân cách.
Qua các ví dụ (86, 87, 88), có thể thấy rằng, người thề tự nhận về mình những thiệt hại, tổn thất về mặt danh dự cũng mang dấu ấn văn hóa riêng. Danh dự cá nhân trong cách đánh giá của người Việt được đặt trong cả quá trình, được nhìn nhận trên tiêu chí đánh giá của toàn cộng đồng.
3.2.2.3. Người đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề viện dẫn những thiệt hại, tổn thất gắn với tính mạng của mình
Ý nghĩa văn hóa của những thiệt hại, tổn thất mà người thề tự nhận thể hiện rõ nét nhất là những tổn hại về tính mạng, tức lấy cái chết ra để mà thề thốt.
Đối với mọi nền văn hóa, quan niệm về sống chết có thể có những nét riêng nhưng đều giống nhau ở một điểm: sự sống là cái đáng quí còn cái chết là đáng sợ.
Văn hóa phương Tây chú trọng cái hiện sinh, tức họ quan tâm nhiều đến cuộc sống hiện tại mà không quan tâm nhiều đến những gì xảy ra sau cái chết. Bởi thế, họ quan niệm “Thân cát bụi lại trở về cát bụi”. Bởi thế, trong lời thề của người phương Tây, nếu có viện dẫn cái chết để thuyết phục người nghe thì họ cũng chỉ nói một cách rất chung chung, kiểu như: ... tôi sẽ chết, chết không được lên thiên đàng, chết sa xuống địa ngục,... Người Việt cũng dẫn cái chết ra để thề nhưng cái chết ở đây được người Việt cụ thể hóa và khá đa dạng, đặc biệt rất rùng rợn: chết không toàn thây, chết không nhắm mắt, chết đầu lìa khỏi cổ, chết bất đắc kì tử; chết không được nhìn mặt vợ con, chết đầu đường xó chợ, chết cả họ, chết không có chỗ chôn, v.v...
Những tổn thất về tính mạng nhẹ nhàng nhất là không chết nhưng cũng ở mức độ thân thể không toàn vẹn (cụt tay chân, mù mắt, vỡ đầu, v.v...).
Nguyên nhân dẫn đến cái chết được viện dẫn trong lời thề cũng vô cùng phong phú: do trời đánh, do thần phật trừng phạt, do tự nhảy xuống nước tự vẫn,v.v...
Xin dẫn một ví dụ về sự tổn thất về tính mạng được viện dẫn trong biểu thức ngôn ngữ thề mà chúng tôi đã thống kê:
Ví dụ 89: a) Qua thề có bà trong Miễu đây làm chứng. Nếu qua bỏ em thì bà
vặn họng qua chết, đừng để mạng qua. [62, tr. 6]
b) Tao thề với mày, tao có nói điêu thì tàu xe chẹt tao nát ra như bụi.
[95, tr. 180] c) Nếu không lấy được cậu, em nguyện gieo mình xuống đây.
[ 72, tr. 121] d) Em thề ... Em thề ... Nếu em ăn cắp giỏ cá thì em chết không nhắm mắt,
không nhìn thấy mẹ. [90, tr. 249]
e) Tôi thề đã kịp chấm em nào thì trời làm cụt tay!
Tất cả những tổn thất về tính mạng trong các biểu thức ngôn ngữ thề trong ví dụ 89 được người thề viện dẫn khá đa dạng song lại rất cụ thể. Những cái chết được miêu tả ở đây thể hiện được sự tổn thất cả về thể xác lẫn tinh thần và nguyên nhân chết. Đặc biệt, về thể xác, cái chết có thể không toàn thây hay toàn thây nhưng đều là cái chết không bình thường, nếu không nói là đau đớn: thần thánh vặn họng, tàu xe chẹt nát, trời làm cụt tay, v.v...
3.3. Tiểu kết
Chương này đã trình bày được hai vấn đề lớn: (1) Phân loại và miêu tả các biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại, và (2) Phân loại và miêu tả các biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam từ góc nhìn của văn hóa.
(1) Từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại, 265 biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê lại được luận văn tiếp tục chia thành các tiểu loại dựa theo ba tiêu chí: (i) Hoàn cảnh Sp1(chủ ngôn) sử dụng biểu thức ngôn ngữ thề, (ii) Chủ ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề xét trong mối quan hệ vị thế với tiếp ngôn (Sp2), và (iii) Chức năng của các biểu thức ngôn ngữ thề trong cặp thoại.
- Thứ nhất, về hoàn cảnh Sp1 đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề: Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, năm hoàn cảnh khiến Sp1 đưa ra lời thề (biểu thức ngôn ngữ thề), là:
+ Sp1 đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề trong hoàn cảnh Sp2 (tiếp ngôn) thiếu niềm tin ở Sp1 (chủ ngôn) về một điều gì đó.
+ Sp1 đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề trong hoàn cảnh Sp1 bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm.
+ Sp1 đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề trong hoàn cảnh Sp1 muốn thể hiện sự quyết tâm làm một việc gì đó.
+ Sp1 đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề trong hoàn cảnh Sp1 không có khả năng đáp ứng yêu cầu của Sp2 về một điều gì đó.
+ Sp1 đưa ra biểu thức ngôn ngữ thề trong hoàn cảnh Sp1 bị Sp2 thúc ép phải thề. Tần số sử dụng các biểu thức ngôn ngữ thề không giống nhau: Sp1 sử dụng biểu thức ngôn ngữ thề trong hoàn cảnh Sp2 thiếu niềm tin ở Sp1 có số lượt sử dung cao nhất (86 lượt), tiếp đến là do Sp1 bị tổn thương danh dự, nhân phẩm (63 lượt), tiếp nữa là do Sp1 muốn thể hiện quyết tâm (51 lượt), rồi đến là do Sp1 không có khả năng đáp ứng yêu cầu của Sp2 (39 lượt) và cuối cùng là do Sp1 bị Sp2 thúc ép phải thề (26 lượt).
- Thứ hai, về chủ ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề xét trong mối quan hệ vị thế với Sp2: Theo tiêu chí này, luận văn đã chỉ ra rằng, chủ ngôn của biểu thức ngôn ngữ thề có thể có vị thế thấp hơn, có thể bình đẳng hay có vị thế cao hơn tiếp ngôn (người nghe - Sp2). Trong tư liệu thống kê của chúng tôi, loại thứ nhất có số lượng cao nhất, tiếp theo là loại thứ hai (97 lượt) và cuối cùng là loại thứ ba (32 lượt).
- Thứ ba, về chức năng của các BTNN thề trong cặp thoại: Tư liệu của chúng tôi cho thấy, BTNN thề được dùng trong văn xuôi Việt Nam có thể giữ chức năng dẫn nhập, chức năng hồi đáp hay vừa dẫn nhập, vừa hồi đáp.
Phần lớn các biểu thức ngôn ngữ thề trong ngữ liệu thống kêđảm nhiệm chức năng hồi đáp (167 trường hợp); đứng thứ hai là BTNN thề giữ chức năng dẫn nhập (86 trường hợp) và cuối cùng là BTNN thề vừa dẫn nhập, vừa hồi đáp chiếm số lượng thấp nhất (12 trường hợp).
(2) Từ góc nhìn của văn hóa, theo tư liệu thống kê của chúng tôi, ý nghĩa văn hóa của các biểu thức ngôn ngữ thề thể hiện ở 2 điểm: (i) Ý nghĩa văn hóa thể hiện qua những biểu tượng tâm linh trong lời thề, (ii) Ý nghĩa văn hóa thể hiện ở việc người nói tự nhận về mình những thiệt hại, tổn thất trong lời thề.
Ý nghĩa văn hóa thể hiện qua những biểu tượng tâm linh được nói đến trong lời thề là những yếu tố siêu nhiên, những yếu tố thể hiện tôn giáo hay phong tục tập quán của dân tộc Việt.
Ngoài những biểu tượng tâm linh, ý nghĩa văn hóa trong các biểu thức ngôn ngữ thề còn thể hiện ở việc người nói tự nhận những tổn thất, thiệt hại về mình. Những thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất, về danh dự, thậm trí là tổn hại về tính mạng.
Tóm lại, từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại và lí thuyết văn hóa, luận văn đã phân loại và miêu tả từng tiểu loại BTNN thề với số lượng và các ví dụ cụ thể.
KẾT LUẬN
Ngoài phần mở đầu và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương. Những nội dung cơ bản nghiên cứu mà luận văn đạt được cụ thể như sau:
1. Luận văn đã tổng quan một cách khái quát một số vấn đề lí thuyết làm căn cứ lí luận cho đề tài, đó là: Lí thuyết về hành động ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại và lí thuyết văn hóa.
Luận văn đã trình bày được những khái niệm cơ bản về hành động ngôn ngữ, như: hành động ngôn ngữ là gì; khái niệm phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi; phân loại hành động ở lời, hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp,...
Nói đến hội thoại, ta không thể không nhắc đến một số khái niệm cơ bản như: lượt lời, cặp thoại, trao lời, trao đáp. Để một cuộc hội thoại thành công, các nhân vật tham gia hội thoại phải tuân thủ ba qui tắc, là qui tắc luân phiên lượt lời, qui tắc cộng tác và qui tắc lịch sự.
Ngôn ngữ và văn hóa là hai khái niệm quen thuộc và chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động ngôn ngữ tất yếu chịu sự chi phối của yếu tố văn hoá và ngược lại văn hoá cũng có tác động trở lại đối với ngôn ngữ.
2. Luận văn đã xác định khái niệm hành động thề, biểu thức ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ thề. Biểu thức ngôn ngữ được dùng trong luận văn được hiểu là phát ngôn ngữ vi thể hiện một hành động ở lời nào đó. Bởi vậy, mỗi biểu thức ngôn ngữ luôn mang những dấu hiệu đặc trưng cho một hành động ở lời.
Biểu thức ngôn ngữ thề dùng trong luận văn được hiểu là phát ngôn thề. Cũng như các hành động ở lời khác, biểu thức ngôn ngữ thề cũng chứa những dấu hiệu chỉ dẫn đặc thù, như: động từ ngữ vi, từ ngữ đặc thù hay kiểu kết cấu,...
Tất cả những tri thức lí thuyết được trình bày trong luận văn là cơ sở lí luận cơ bản để luận văn khảo sát và miêu tả các biểu thức ngôn ngữ thề sẽ trình bày ở chương 2 và chương 3. Ngoài ra, những khái niệm như câu, phát ngôn, chủ ngữ, vị ngữ,... là những khái niệm quen thuộc tuy không được trình bày trong luận văn nhưng cũng được luận văn sử dụng khi cần thiết.
3. Luận văn đã khảo sát được một số liệu chính xác biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX. Cụ thể, với 40 tác phẩm / 13.583 trang văn xuôi tiêu biểu thuộc ba giai đoạn văn học của thế kỉ XX, chúng tôi đã thống kê
được 265 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề. Kết quả thống kê này cho thấy, biểu thức ngôn ngữ thề được sử dụng trong văn xuôi không nhiều, nếu không nói là rất ít, Trung bình 51 trang mới có một lượt sử dụng biểu thức ngôn ngữ thề (13583/265) và trung bình mỗi tác phẩm có hơn 6 lượt dùng (265/40).
4. Luận văn đã phân loại và miêu tả các biểu thức ngôn ngữ thề về cấu tạo mặt hình thức và đích ở lời.
- Về mặt hình thức, kết quả khảo sát cho thấy, BTNN thề có thể trùng hoặc