XX về phương diện hình thức
2.2.2. Cấu trúc của biểu thức ngữ vi thề
Cần phải nói ngay rằng, vì biểu thức ngữ vi thề là cái lõi thể hiện hành động ở lời của biểu thức ngôn ngữ thề cho nên ở đây chúng tôi chỉ miêu tả cấu trúc của biểu thức ngữ vi thề chứ không miêu tả cấu trúc của biểu thức ngôn ngữ thề.
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, biểu thức ngữ vi thề có thể chia thành hai kiểu lớn: kiểu có cấu trúc đầy đủ và kiểu có cấu trúc tỉnh lược. Dù ở kiểu có cấu trúc đầy đủ hay không đầy đủ (tỉnh lược) thì biểu thức ngữ vi thề cũng có những dấu hiệu đánh dấu để nhận diện.
2.2.2.1. Biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo đầy đủ yếu tố a) Mô hình cấu trúc biểu thức ngữ vi của J.R.Ross
Theo J.R.Ross, một biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ nói chung ở dạng đầy đủ nhất tối thiểu phải có 4 thành tố, đó là: (i) Người nói ra biểu thức ngữ vi, kí hiệu là NP1, (ii) Động từ ngữ vi biểu thị hành động ở lời, kí hiệu Vp, (iii) Đối tượng tiếp nhận hoặc chứng kiến hành động ở lời, kí hiệu là NP2 và (iv) Mệnh đề S2 (đơn hoặc phức). Mệnh đề S2 thể hiện nội dung nào đó, có thể là hành động trong tương lai của NP1 (trường hợp thề thuộc nhóm Ước kết) hoặc biểu thị một sự tình cần xác tín (trường hợp thề thuộc nhóm Xác tín), v.v...
Ông đã dùng mô hình cành cây để biểu diễn cấu trúc của một biểu thức ngữ vi (ông gọi là biểu thức ngôn hành) như sau:
Mô hình 3. Mô hình biểu diễn cấu trúc của biểu thức ngữ vi của S.R.Ross
Như vậy, dựa theo mô hình của Ross, có thể thấy biểu thức ngữ vi nói chung, biểu thức ngữ vi thề nói riêng ở dạng đầy đủ là một câu (phát ngôn) lớn S1 do NP1
S1
NP1 VP NP2
S2
đạt hành động cần thực hiện (động từ này giữ vai trò cú pháp là vị ngữ trong quan hệ với từ ngữ chỉ chủ ngữ là người nói); hành động nói nêu trong động từ ngữ vi hướng tới NP2 (người nghe thuộc ngôi thứ hai); nội dung mệnh đề (sự việc) cần gửi đến người nghe được diễn đạt bằng một câu nhỏ S2 bị bao trong mệnh đề S1 (với tư cách cú pháp là mệnh đề làm bổ ngữ, trong đó có NP làm chủ ngữ và động từ VP làm vị ngữ chính).
b) Mô hình cấu trúc của biểu thức ngữ vi thề ở dạng đầy đủ thành tố
Có thể mô hình hóa một cách đơn giản cấu trúc của biểu thức ngữ vi thề ở dạng đầy đủ bằng mô hình 4.a và 4.b dưới đây:
Mô hình 4.a: Mô hình cấu tạo của biểu thức ngữ vi thề ở dạng đầy đủ dựa theo mô hình của Ross
S1 = NP1 + Vp + với NP2/ có X / trước X + (rằng / là) + S2
Để thống nhất trong cách trình bày, chúng tôi dùng kí hiệu Sp1 (người nói thay cho NP1) và Sp2 (người nghe, thay cho NP2). Do đó, công thức khái quát của biểu thức ngữ vi thề ở dạng đầy đủ được chúng tôi dùng trong luận văn sẽ là mô hình 4.b.
Mô hình 4.b: Mô hình cấu tạo của biểu thức ngữ vi thề ở dạng đầy đủ theo quan điểm của luận văn
S1= Sp1 + ĐTNH + với Sp2 / có X / trước X + (rằng / là) + S2
Nhìn vào hai mô hình cấu trúc (4a, 4b) có thể thấy ở dạng cấu trúc đầy đủ, biểu thức ngữ vi thề bắt buộc phải có bốn yếu tố (thành tố): (i) Sp1 (người nói),(ii) ĐTNV (động từ ngữ vi), (iii) ĐTTN (đối tượng tiếp nhận và/hay chứng kiến lời thề) và (iv) S2 (mệnh đề bổ ngữ chỉ nội dung của hành động thề). Ngoài bốn yếu tố bắt buộc này, trước S2 còn có thể có từ là hay từ rằng nhưng không bắt buộc.
(i) Yếu tố Sp1: Như đã nói, Sp1 là thành tố chỉ người nói ra biểu thức ngữ vi thề. Người nói luôn là ngôi thứ nhất, số ít hoặc số nhiều. Đứng từ góc nhìn của ngữ pháp truyền thống, Sp1 đóng vai trò là chủ ngữ của câu thề (phát ngôn thề) và Sp1 có.
Về mặt lí thuyết, từ ngữ chỉ Sp1 có thể là đại từ, danh từ chỉ quan hệ thân tộc, tên riêng,... Song, trong tư liệu thống kê của chúng tôi mới chỉ thấy có đại từ, tên riêng và danh từ chỉ quan hệ thân tộc.
(ii) Động từ ngữ vi: Đây là động từ biểu thị hành động ở lời. Đối với hầu hết các hành động ở lời, động từ ngữ vi có thể có mặt và có thể không có mặt trong biểu thức ngữ vi, nói rộng ra là trong phát ngôn ngữ vi. Động từ ngữ vi đang bàn trong luận văn này là động từ thề. Động từ thề cũng như các động từ ngữ vi khác, muốn dùng đúng hiệu lực ngữ vi phải đảm bảo 4 điều kiện đã nói ở chương 1.
(iii) Thành tố chỉ đối tượng tiếp nhận (Sp2) và đối tượng chứng kiến hành động thề (X)
Ở dạng có cấu trúc đầy đủ, biểu thức ngôn ngữ thề ngoài Sp1, ĐTNV còn có thành tố chỉ đối tượng tiếp nhận hành động thề (Sp2, người nghe) và người chứng kiến hành động thề (tạm kí hiệu là X).
Đứng trước Sp2 thường có từ với để liên kết Sp2 với ĐTNV (chẳng hạn: (thề)
với cả làng, với anh, với bố mẹ,...). Đứng trước X thường là từ có hay trước (chẳng hạn: (thề) trước vong linh..., có thần phật chứng giám,...). Đối tượng X xuất hiện trong biểu thức ngữ vi thề thường là những lực lượng siêu nhiên nhưng được Sp1 tưởng tượng X đang có mặt để nghe lời thề của Sp1.
Đối tượng tiếp nhận (Sp1) và đối tượng chứng kiến hành động thề (X) có thể là số ít hay số nhiều.
Về chức năng ngữ pháp, thành tố Sp2 và X đóng vai trò bổ ngữ gián tiếp của động từ ngữ vi thề.
(iv) Thành tố S2
Thành tố S2 nói ở đây là nội dung mệnh đề trong cấu trúc của biểu thức ngữ vi thề. Theo mô hình của Ross, thành tố này ở dạng đầy đủ là một cấu trúc chủ - vị. Chủ ngữ của thành tố S2 có thể cùng hoặc không cùng nghĩa sở chỉ với Sp1 (người nói ra biểu thức ngôn ngữ thề).
Vị ngữ của S2 là bộ phận nêu lên nội dung của hành động thề. Trong thực tế giao tiếp, nội dung “thề” được Sp1 nói ra khá phong phú, khó có thể liệt kê hết những nội dung này. Điều quan trọng cần nói ở đây là, vị ngữ của mệnh đề S2 sẽ quyết định hành động thề thuộc nhóm ước kết hay thuộc nhóm xác tín. Chẳng hạn, so sánh hai
- Tôi thề với anh rằng tôi sẽ không nói chuyện này với Minh. (1) - Tôi thề với anh rằng tôi đã không nói chuyện này với Minh. (2)
Nhờ từ sẽ và từ đã trong vị ngữ của S2 mà hai biểu thức ngôn ngữ thề dẫn trên được xếp vào hai kiểu: thề ước kết (1) và thề xác tín (2).
c) Số lượt sử dụng
Tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, biểu biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo đầy đủ thành tố được dùng trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX không nhiều. Trong số 265 lượt sử dụng chúng tôi đã thống kê được, chỉ có 52 trường hợp biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo đầy đủ thành tố, chiếm xấp xỉ 19,62% (52/265).
Nếu tính trong số kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức trùng biểu thức ngữ vi thì kiểu biểu thức ngữ vi có cấu trúc đầy đủ chỉ có 11 trường hợp, chiếm chiếm xấp xỉ 0,41% tổng số biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê (11/265).
d) Ví dụ về biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo đầy đủ 4 thành tố
Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về kiểu biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo đầy đủ thành tố trong tư liệu điều tra của chúng tôi:
Ví dụ (33): Vậy là ta cứ kiện! Thằng Chánh này xin thề với cả làng là nếu thằng Chánh này không kiện nổi cái thằng cha dâm ác đó thì thằng Chánh này đem mẹ nó triện đồng mà lên trả quan trên.
[73; tr. 180] Có thể phân tích mô hình khái quát của biểu thức ngữ vi thề trong ví dụ vừa dẫn như sau:
+ Sp1: Thằng Chánh này (ngôi 1, tự xưng) + ĐTNV: thề
+ Kết từ với+ Sp2: với cả làng này
+ là
+ S2: Mệnh đề S2 là“nếu thằng Chánh này không kiện nổi cái thằng cha dâm ác đó thì thằng Chánh này đem mẹ nó triện đồng mà lên trả quan trên”. Đây là một mệnh đề phức thể hiện nội dung của hành động thề.
Tương tự, biểu thức ngữ vi thề trong ví dụ (34) dưới đây cũng là một kiểu có cấu tạo đầy đủ yếu tố:
Ví dụ (34): Tao thề có thổ thần hai vai, tao mà nuốt trộm một hột cơm của nhà chúng mày thì trời chu đất diệt.
[89, tr. 148] Các thành tố trong biểu thức ngữ vi thề trong ví dụ vừa dẫn có thể phân tích như sau:
+ Sp1: Tao
+ ĐTNV: thề
+ Có X:có thổ thần hai vai
+ S2: tao mà nuốt trộm một hột cơm của nhà chúng mày thì trời chu đất diệt
Khác với ví dụ (33), trong cấu trúc của biểu thức ngữ vi trong ví dụ (34) không sử dụng từ “là” hay “rằng” mà chỉ dùng dấu phảy thay thế. Tuy vậy, ta vẫn coi đây là mô hình biểu thức thề có cấu tạo đầy đủ như đã nói ở trên vì hai từ này không có tính chất bắt buộc, có thể bỏ đi vẫn không ảnh hưởng đến cấu trúc và ngữ nghĩa của hành động thề.
Một ví dụ khác, ví dụ (35): Má thề trước vong linh bố con rằng con mang trong mình dòng máu của bố con chứ không phải của người đàn ông nào khác.
[78, tr.429] Trong ví dụ vừa dẫn, biểu thức ngữ vi thề cũng có mô hình cấu trúc đầy đủ. Các yếu tố trong cấu trúc được diễn giải như sau:
+ Sp1: Má
+ ĐTNV: thề
+ trước X (ĐTTN): trước vong linh bố con
+ rằng
+ S2: Con mang trong mình ... nào khác
Các biểu thức ngữ vi thề trong ba ví dụ vừa dẫn (ví dụ 33,34,35) giống nhau ở chỗ chúng đều có đủ 4 yếu tố cơ bản: từ ngữ chỉ người nói (Sp1), động từ ngữ vi (Vp), từ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận (với Sp2/có X, trước X) và mệnh đề S2. Tuy nhiên, chúng cũng có những chi tiết khác nhau, chẳng hạn: trước từ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận ở ví dụ (33) sử dụng từ với, ở ví dụ (34) sử dụng từ có và ở ví dụ (35) sử dụng từ
trước. Trước mệnh đề S2, ở ví dụ (33) có từ là, ở ví dụ (35) có từ rằng, còn ở ví dụ (34) không sử dụng hai từ này.
Có thể dùng bảng để phân tích các yếu tố cấu tạo biểu thức ngữ vi thề trong ví dụ 33, 34 và 35 bằng bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Bảng xác định các thành tố cấu tạo biểu thức ngữ vi thề trong một số ví dụ
VD Sp1 ĐTNV thề Với Sp2/(có) X, (trước) X S2
33 Thằng Chánh (xin) thề (với) cả làng thằng Chánh...trên
34 Tao thề (Có) thổ thần hai vai tao...đất diệt
35 Má thề (trước) vong linh bố con con...nào khác
2.2.2.2. Biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo không đầy đủ thành tố
Đây là kiểu biểu thức ngữ vi thề khuyết một hay hơn một trong bốn thành tố bắt buộc tạo nên biểu thức ngữ vi thề.
a) Số lượt sử dụng và tỉ lệ phần trăm
Tư liệu của chúng tôi cho thấy, trong số 265 biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê thì biểu thức ngữ vi thề khuyết thành tố chiếm đa số: 213 trường hợp, chiếm xấp xỉ 80,37% (213/265).
Dễ dàng nhận thấy biểu thức ngữ vi thề khuyết thành tố khá đa dạng. Căn cứ vào thành tố bị khuyết, có thể chia biểu thức ngữ vi thề thành hai kiểu nhỏ: kiểu chỉ khuyết 1 thành tố và kiểu khuyết từ hai thành tố trở lên.
Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, loại thứ hai có số lượt dùng nhiều hơn kiểu thứ nhất.
Số liệu và tỉ lệ phần trăm của hai kiểu biểu thức ngữ vi thề vừa nói sẽ được trình bày chi tiết ở mục sau (mục b).
Có thể hình dung số lượt dùng và tỉ lệ phần trăm của hai kiểu này bằng bảng tổng kết 2.3 dưới đây: Bảng 2.3. Bảng tổng kết biểu thức ngữ vi thề không đủ thành tố Kiểu loại BTNV Số lượng/ % Số lượng Tỉ lệ % %/ 213 %/265 Kiểu BTNV vắng 1 yếu tố 85 39,90 32,07
Kiểu BTNV vắng hơn 1 yếu tố 128 60,09 48,30
b) Miêu tả các tiểu loại biểu thức ngữ vi thề không đầy đủ thành tố
Không có một mô hình khái quát chung, cố định cho kiểu biểu thức ngữ vi thề
có cấu tạo không đầy đủ thành tố bởi chúng có rất nhiều tiểu loại.
Kết quả phân tích các biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê cho thấy, kiểu biểu thức ngữ vi thề có cấu tạo không đầy đủ thành tố chiếm đa số như đã nói ở trên và có thể chia chúng thành 2 kiểu: (i) Kiểu biểu thức ngữ vi thề chỉ vắng 1 thành tố, và (ii) Kiểu biểu thức ngữ vi thề vắng từ 2 thành tố trở lên.
(i) Kiểu biểu thức ngữ vi thề khuyết một thành tố
Như đã nói trong bảng tổng kết, kiểu biểu thức ngữ vi thề vắng 1 thành tố trong tư liệu khảo sát của chúng tôi có 85 trường hợp. Đây là kiểu biểu thức ngữ vi chỉ có 3 thành tố. Thành tố bị vắng mặt là 1 trong 4 yếu tố, cụ thể, đó có thể là: vắng Sp1 (người nói ra biểu thức ngôn ngữ thề), vắng Sp2 (đối tượng tiếp biểu thức ngôn ngữ thề) và vắng S2. Chúng tôi không thấy biểu thức ngữ vi thề nào trong ngữ liệu điều tra chỉ vắng động từ ngữ vi thề (mặc dù về lí thuyết có thể có). Do đó, biểu thức ngữ vi thề đang bàn ở đây cũng được chia thành 3 dạng nhỏ (thứ tự theo tần số sử dụng từ cao xuống thấp):
- Dạng 1: Biểu thức ngữ vi thề khuyết thành tố Sp2 và thành tố X Công thức khái quát của dạng biểu thức ngữ vi thề khuyết Sp2 là:
S1 = Sp1 + ĐTNV + (rằng/là) + S2
Đây là kiểu biểu thức ngữ vi thề khuyết thành tố chỉ đối tượng tiếp nhận hay đối tượng chứng kiến hành động thề do Sp1 nói ra. Đối tượng tiếp nhận của hành động thề là người ở ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều. Đối tượng chứng kiến hành động thề thường là lực lượng siêu nhiên..., như trời phật, vong linh...
Biểu thức ngữ vi thề kiểu khuyết Sp2 hay Xsử dụng nhiều nhất trong số biểu thức ngôn ngữ thề không đầy đủ các thành tố. Theo tư liệu của chúng tôi, có 31 trường hợp biểu thức ngữ vi thề khuyết từ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận và chứng kiến hành động thề, chiếm xấp xỉ 36,47% số biểu thức ngữ vi khuyết 1 yếu tố (31/85). Nếu tính theo tổng số biểu thức ngữ vi thề đã thống kê (265) thì loại biểu thức ngữ vi thề khuyết thành tố Sp2 và thành tố X chiếm xấp xỉ 11,69% (31/265).
Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (36): a) Pha quả quyết nói: - Tôi thề rằng tôi sẽ chống đến cùng.
[67, tr. 389] b) Tôi thề rằng từ thuở cha mẹ đẻ đến giờ tôi có biết cái xóm cô đầu nó ở chỗ nào thì tôi chết.
[67, tr. 87] c) Tôi thề tôi sẽ chẳng bao giờ rời con tôi nữa đâu.
[62, tr.50] d) Em không ngại, ta thề sẽ không quên lời hẹn ước cùng em đêm qua đâu.
[70, tr. 82] e) Tôi sẽ làm theo ý chí của tôi và tôi xin thề không làm lỡ việc của các ông.
[63, tr. 42] f) Vâng, vâng... chính thế. Tôi thề rằng tôi rất trung thành với họ.
[61, tr. 762] Tất cả bộ phận in nghiêng trong các ví dụ vừa dẫn đều là biểu thức ngữ vi thề khuyết yếu tố Sp2 (yếu tố chỉ đối tượng tiếp nhận hành động nói của Sp1). Căn cứ vào chu cảnh ngôn ngữ, có thể khôi phục yếu tố bị tỉnh lược trong từng ví dụ như sau:
36a’: Pha quả quyết nói:
- Tôi thề với anh em (những người hàng xóm của Pha) rằng tôi sẽ chống đến cùng. 36b’: Tôi thề với mình (Liên) rằng từ thuở cha mẹ đẻ đến giờ tôi có biết cái xóm cô đầu nó ở chỗ nào thì tôi chết.
36c’: Tôi thề với mình (cô Đào), tôi chẳng rời con tôi nữa đâu.
36d’: Em không ngại, ta thề với em (là) sẽ không quên lời hẹn ước cùng em đêm qua đâu.
36e’: Tôi sẽ làm theo ý chí của tôi và tôi xin thề với các ông rằng sẽ không làm lỡ việc của các ông.
36f: Vâng, vâng... chính thế. Tôi thề với anh (đại tá Xuân) rằng tôi rất trung thành với họ.
Bộ phận in đậm trong các ví dụ giả định nói trên là thành tố bị khuyết (Sp2) đã được khôi phục nhờ ngữ cảnh. Do đó, trong tác phẩm mặc dù chúng bị tỉnh lược nhưng người đọc vẫn hiểu được thành tố bị khuyết này là gì và dễ dàng khôi phục chúng.
- Dạng 2: Biểu thức ngữ vi thề khuyết thành tố Sp1 (người nói) Công thức khái quát của dạng biểu thức ngữ vi thề khuyết Sp1 là:
S1 = ĐTNV + với Sp2/ có X/ trước X + (rằng/là) + S2
Đây là kiểu có tần số sử dụng cao thứ hai trong số biểu thức ngữ vi thề khuyết 1 thành tố: 29 trường hợp, chiếm xấp xỉ 34,11% số biểu tức ngữ vi khuyết 1 yếu tố