Chức năng trong cặp thoại của các biểu thức ngôn ngữ thề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 89 - 94)

XX về phương diện hình thức

3.1.3. Chức năng trong cặp thoại của các biểu thức ngôn ngữ thề

Cũng như các hành động ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ nói chung, hành động thề và biểu thức ngôn ngữ thề nói riêng đều có khả năng đảm nhiệm một trong hai chức năng trong cặp thoại: chức năng dẫn nhập hay chức năng hồi đáp. Hoặc cũng có một số trường hợp, biểu thức ngữ vi thề vừa giữ chức năng dẫn nhập, vừa giữ chức năng hồi đáp.

3.1.3.1. Biểu thức ngôn ngữ thề đảm nhiệm chức năng dẫn nhập a) Số lượt sử dụng

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, số lượng của biểu thức ngôn ngữ thề giữ chức năng dẫn nhập trong một cặp thoại có số lượng không nhiều. Trong tổng số 265 lượt dùng BTNN thề thì BTNN thề đảm nhiệm chức năng dẫn nhập có 86 trường hợp, chiếm xấp xỉ 32,45% (86/265).

b) Các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập xét trong mối quan hệ với hành vi hồi đáp

Xét trong mối quan hệ với hành vi hồi đáp, các biểu thức ngôn ngữ thề mà chúng tôi khảo sát được có thể chia thành một số kiểu nhỏ. Dưới đây là một số trường hợp:

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động phủ nhận

Đây là kiểu BTNN thề dẫn nhập được hồi đáp bằng hành động phủ nhận (trực tiếp hay gián tiếp). Ví dụ:

Ví dụ 63: - Em thề... em thề có mẹ em còn sống, ở thôn Linh, xóm Cót, nhà em gần bờ sông...Nếu em ăn cắp giỏ cá... em chết không nhắm mắt, không nhìn thấy mẹ.

- Chết à? Mày chết thì còn biết gì nữa hả thằng khốn? ...

[90, tr. 294] Phần in nghiêng là hành động hồi đáp cho biểu thức thề “Em thề..mẹ”. Hành động hồi đáp là hành động mỉa mai, phủ nhận của Sp2 trước lời thề của Sp1.

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động bác bỏ

Đây là kiểu BTNN thề được hồi đáp bằng hành động bác bỏ của Sp2. Dưới đây là một ví dụ:

Ví dụ 64: - ... Anh thề sẽ chu toàn danh tiết cho Nguyệt. Đến ngày khai hoa, anh sẽ đưa Nguyệt sang nhà thương Bắc Ninh.

“Này, đừng nỏ mồm” là hành động bác bỏ của nhân vật Nguyệt trước lời thề của nhân vật Phong “Anh thề... Bắc Ninh”.

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động mỉa mai của Sp2

Đây là BTNN thề dẫn nhập được hồi đáp hành động mỉa mai. Hành động mỉa mai được dùng khi người nghe không tin tưởng nội dung mệnh đề xác tín mà người nói đưa ra. Ví dụ:

Ví dụ 65: - Thì ai mà chẳng khổ? Các anh bảo: tôi sung sướng gì? Tôi thề với các anh: thật có lúc tôi tôi muốn đi làm phu hồ hay đi bán cháo như mẹ tôi ngày trước.

- Thế thì có khó gì đâu? Có điều... cô sợ vôi ăn chân hay nắng ăn da,

rồi nó đen đi thì chết. [90, tr. 546]

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động giải thích

Trước biểu thức ngôn ngữ thề mà Sp1 đưa ra, Sp2 hồi đáp bằng một hành động giải thích. Ví dụ:

Ví dụ 66: - Qua thề với từ rày đến chết qua chẳng rời nữa đâu mà em sợ. Cô Đào cười đáp:

- Tại tôi thấy hai đứa nhỏ tôi thương, nên tôi chịu cứu mình đó.

[62, tr.39]

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động hoài nghi

Đây là kiểu biểu thức ngôn ngữ thề của Sp1 được hồi đáp lại bằng hành động biểu thị sự hoài nghi của Sp2. Ví dụ:

Ví dụ 67: - ...Ta thề sẽ không quên lời hẹn ước cùng em đêm qua đâu. Ta sẽ đón em về kinh sư.

- (...). Bệ hạ ơi! Biết có được như lời hay không? Hay là năm tháng đổi thay... Chắc đâu lúc đó bệ hạ còn nhận ra thiếp là ai nữa. [70, tr. 82]

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động khuyên

Đây là kiểu biểu thức ngôn ngữ thề do Sp1 nói ra được Sp2 hồi đáp bằng hành động khuyên. Ví dụ:

Ví dụ 68: (...). Nếu anh ngờ tôi loan chung phương chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thề này này.

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động ra lệnh

Đây là kiểu biểu thức ngôn ngữ thề của Sp1 được Sp2 bằng hành động ra lệnh. Ví dụ:

Ví dụ 69: - Lạy quan lớn. Quan lớn tha cho con. (...). Con thề rằng con không làm bậy nữa. (...).

- (...) Lôi nó đi! [67, tr. 98]

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động hỏi

Đây là biểu thức ngôn ngữ thề do Sp1 nói ra và được Sp2 hồi đáp bằng hành động hỏi. Ví dụ:

Ví dụ 70: - Xin nguyện hết lòng giúp đỡ, bênh vực anh em, giữ kín công việc của anh em, nếu sai lời sẽ bị trời tru đất diệt.

- Có đáng không? [68, tr. 13]

- Biểu thức ngôn ngữ thề dẫn nhập cho hành động đồng ý

Đây là biểu thức ngôn ngữ thề của Sp1 được Sp2 hồi đáp bằng hành động đồng ý. Ví dụ:

Ví dụ 71: - Em xin thề với chị, em là người tốt. (...).

- Thôi được, mày bảo là người tốt, tao đồng ý cho mày làm quen...

[86, tr. 313] Tóm lại, các ví dụ vừa dẫn cho thấy xét trong mối quan hệ với các hành động hồi đáp, biểu thức ngôn ngữ thề khá đa dạng: chúng có thể là các biểu tức dẫn nhập cho các hành động, như: phủ nhận, bác bác bỏ, mỉa mai, giải thích, hoài nghi, khuyên,...

3.1.3.2. Biểu thức ngôn ngữ thề đảm nhiệm chức năng hồi đáp

Theo tư liệu thống thống kê của chúng tôi, phần lớn các biểu thức ngôn ngữ thề mà chúng tôi khảo sát được từ các tác phẩm văn xuôi đã chọn làm ngữ liệu điều tra đều giữ chức năng hồi đáp. Có 167 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thềđảm nhiệm là một tham hồi đáp trong một cặp thoại, chiếm xấp xỉ 63,01% (167/265).

Biểu thức ngôn ngữ thề có thể ở đây có thể được Sp1 dùng để hồi đáp cho một số hành động ở lời dẫn nhập, như: hỏi, đề nghị, yêu cầu, khẳng định, van xin, biểu cảm, khuyên,... Dưới đây là một số kiểu biểu thức ngôn ngữ thề đảm nhiệm chức năng hồi đáp trong cặp thoại.

- Biểu thức ngôn ngữ thề hồi đáp cho hành động ở lời dẫn nhập hỏi.

Đây là những biểu thức ngôn ngữ thề giữ chức năng hồi đáp trong cặp thoại mà tham thoại dẫn nhập có đích ở lời hỏi (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ:

Ví dụ 72: - Mình nói dối em thì sao?

- Anh nói dối thì anh chết ngay lập tức. [69, tr. 122] Biểu thức ngôn ngữ thề “Anh nói dối... lập tức” của nhân vật Minh giữ chức năng hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập “Mình nói dối em thì sao?” của vợ.

- Biểu thức ngôn ngữ thề hồi đáp cho hành động ở lời dẫn nhập yêu cầu, đề nghị

Biểu thức ngôn ngữ thề ở đây được Sp1 dùng để hồi đáp lại hành động yêu cầu, đề nghị của tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại. Ví dụ:

Ví dụ 73: a) - Lần sau con đừng nói như thế nữa. Nếu lộ ra sẽ chết cả họ. - Sao mà nhát gan thế! ... Con thề phải giết hết chúng mới thôi.

[63, tr.25] b) - Nếu anh mệt thì nghỉ.

- Không, tôi sẽ đi. Tôi xin thề sống chết trong trận này.

[83, tr. 191] - Biểu thức ngôn ngữ thề hồi đáp cho hành động ở lời dẫn nhập van xin, biểu cảm

Đây là cặp thoại có tham thoại dẫn nhập là hành động ở lời van xin, biểu cảm còn tham thoại hồi đáp là lời thề. Ví dụ:

Ví dụ 74: - (...). Tôi van ông! Đời nào con Mịch lại ăn ở với tôi như thế được! - Tôi xin đem danh dự tôi ra mà thề. [73, tr. 379] “Tôi xin đem danh dự tôi ra mà thề” là lời thề của nhân vật Tua Anh hồi đáp lại tham thoại dẫn nhập “Tôi van ông... như thế được”. Tham thoại dẫn nhập có đích ở lời van xin, biểu cảm.

- Biểu thức ngôn ngữ thề hồi đáp cho hành động ở lời dẫn nhập khuyên

Đây là một cặp thoại mà tham thoại dẫn nhập có đích ở lời khuyên, còn tham thoại hồi đáp là lời thề (biểu thức ngôn ngữ thề). Ví dụ:

Ví dụ 75: - Bận sau bà cứ ăn cho no, đừng phải làm thế.

- Tôi thề, tôi thề có quỉ thần hai vai, tôi không... [89, tr. 291] “Bận sau... làm thế” là hành động khuyên của đứa con trai với mẹ. Hành động này đảm nhiệm chức năng là tham thoại dẫn nhập, còn lời thề “Tôi thề...tôi không...” là tham thoại hồi đáp trong cặp thoại.

- Biểu thức ngôn ngữ thề hồi đáp cho hành động ở lời dẫn nhập khẳng định

Đây là cặp thoại có tham thoại dẫn nhập là hành động khẳng định, còn tham thoại hồi đáp là lời thề (biểu thức ngôn ngữ thề). Ví dụ:

Ví dụ 76: - Anh nói dối! Tôi biết anh là anh nói dối mà...!

- ..., tôi đã tìm được một bà, xin thề với ông như thế... [72, tr. 64] “Anh nói dối...” là tham thoại dẫn nhập. Hành động ở lời dẫn nhập là hành động khẳng định của nhân vật ông chủ người Pháp; còn tham thoại hồi đáp là lời thề củanhân vật cậu ký H.

- Biểu thức ngôn ngữ thề hồi đáp cho hành động ở lời dẫn nhập biểu cảm

Đây là cặp thoại có tham thoại dẫn nhập là hành động biểu cảm; còn tham thoại hồi đáp là biểu thức ngôn ngữ thề của nhân vật cùng tham gia hội thoại. Ví dụ:

Ví dụ 77: - Không biết xấu. (...). Phải xử tử chúng mày, quân khốn nạn!

- (...). Em xin liều sống chết với thằng Tây. Em thề sống chết với thủ đô.

[83, tr. 124] Tóm lại, biểu thức ngôn ngữ thề đảm nhận chức năng hồi đáp trong một cặp thoại khá đa dạng, xét trong mối quan hệ với tham thoại dẫn nhập. Biểu thức ngôn ngữ thề giữ vai trò hồi đáp chiếm số lượng nhiều nhất như đã nói. Chúng có thể hồi đáp cho nhiều hành động ở lời khác nhau do tham thoại dẫn nhập đảm nhiệm.

3.1.3.3. Biểu thức ngôn ngữ thề vừa đảm nhiệm chức năng hồi đáp, vừa đảm nhiệm chức năng dẫn nhập

Biểu thức ngôn ngữ thề vừa đóng vai trò là tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập đứng trước, vừa đảm nhiệm là một tham thoại dẫn nhập cho tham thoại hồi đáp đứng sau trong tư liệu thống kê của chúng tôi chỉ có 12 trường hợp, chiếm xấp xỉ 4,52%.

Dưới đây là một trường hợp tiêu biểu:

Ví dụ 78: - Đã là chiến hữu, phải trung thực. Khổ bỏ mẹ rồi, có tí cá bồi dưỡng ông ấy ôm sạch. Phải đánh cho chừa cái thói ăn cắp đi. - Một thằng hùa theo.

- Em thề... em thề có mẹ em còn sống, ở thôn Linh, xóm Cót, nhà em gần bờ sông... Nếu em ăn cắp giỏ cá,...em chết không nhắm mắt, không nhìn thấy mẹ...

- Chết à? Mày chết rồi thì còn biết cái gì nữa hả thằng khốn? (...).

Biểu thức ngôn ngữ thề “Em thề...thấy mẹ” là tham thoại hồi đáp cho các hành động bộc lộ quan điểm, thái độ ở tham thoại dẫn nhập “Đã là... chừa thói ăn cắp đi”. Biểu thức ngôn ngữ thề này cũng đồng thời là tham thoại dẫn nhập cho tham thoại hồi đáp “Chết à...thằng khốn”.

Như đã phân tích, xét về chức năng trong một cặp thoại, biểu thức ngôn ngữ thề có thể là tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp hoặc vừa là tham thoại hồi đáp, vừa là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại. Số lượng sử dụng của các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề này không giống nhau. Bảng tổng kết 3.3 cho ta hình dung về các biểu thức ngôn ngữ thề đã được phân loại theo tiêu chí này.

Bảng 3.3: Bảng tổng kết các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét theo chức năng trong cặp thoại

Số lượng/tỉ lệ %

Các kiểu BTNN thề Số lượng Tỉ lệ %

BTNN thề là tham thoại dẫn nhập 86 32,45

BTNN thề là tham thoại hồi đáp 167 63,01

BTNN thề vừa là tham thoại DN, vừa là tham thoại HĐ 12 4,52

Tổng kết 265 99,99

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)