Khả năng sinh lợi có thể được đo lường bằng nhiều chỉ số như ROI (tỷ lệ hoàn vốn), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) hoặc ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Theo quan điểm của tác giả, chỉ số ROE thích hợp hơn trong việc phân tích ảnh hưởng của khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đến giá cổ phiếu vì chỉ số này cho thấy mức độ sinh lời của đồng vốn mà các nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ số này được tính toán dựa trên công thức:
ROE = Lãi ròng/ Vốn ch sở hữu (2.12)
Những nhà đầu tư thường dựa trên cơ sở phán đoán về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp để quyết định đầu tư. Thông qua việc phân tích và so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường để lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sinh lời phù hợp nhất. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp tăng là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.
Hơn nữa, trong mô hình định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp tăng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, có thể làm tăng dòng tiền ròng của doanh nghiệp, do vậy làm tăng làm giá trị
nội tại của cổ phiếu. Trong điều kiện thị trường cân bằng, tức giá trị nội tại bằng với giá trị thị trường, thì sự gia tăng giá trị nội tại của cổ phiếu sẽ làm kéo dài khoảng cách giữa giá trị nội tại và giá trị thị trường, do vậy cũng là cơ sở để giá trị thị trường gia tăng. Ở mô hình định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi hệ số khả năng sinh lời. Sự gia tăng hệ số khả năng sinh lời giúp gia tăng giá trị nội tại của cổ phiếu, vì thế làm cơ sở gia tăng giá trị thị trường.