đoạn 2008-2017
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng đi vay không thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó, tất cả các khoản cho vay của ngân hàng đều phải được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro hằng năm theo đúng quy định.
Bảng 4.1 Dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng chi phí DPRR TD (tỷ đồng) 15,873 10,778 16,520 26,884 29,894 30,768 36,745 47,261 56,062 74,959 Tổng tài sản (tỷ đồng) 1,588,520 2,149,809 2,965,158 3,512,791 3,705,199 4,132,051 4,719,884 5,496,393 6,479,669 7,726,783 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 926,834 1,297,056 1,703,294 1,933,311 2,171,206 2,483,165 2,823,883 3,494,833 4,234,092 5,061,402 LLPtb (%) 1.00 0.50 0.56 0.77 0.81 0.74 0.78 0.86 0.87 0.97
Nguồn: Dữ liệu BCTN của 26 NHTM.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và ngành Ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Có thể thấy, dư nợ tín dụng năm 2017 đã tăng lên gấp 5.5 lần so với năm 2008, tương ứng với sự phát triển và mở rộng của hoạt động tín dụng, chi phí dự phòng rủi ro có xu hướng tăng lên qua các năm. Đến cuối giai đoạn, tổng chi phí dự phòng đạt 74,959 tỷ đồng năm 2017, gấp 4.72 lần so với năm 2008.
Hình 4.1 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trung bình của các NHTM VN được nghiên cứu.
Nguồn: BCTN của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng giảm vào năm 2009 ở mức 0.5%, nguyên nhân chính là do tăng trưởng tín dụng có sự gia tăng về dư nợ cho vay nhưng chi phí trích dự phòng thì giảm xuống, điều này có thể giải thích do việc dùng dự phòng để xử lý các khoản nợ xấu đã được sử dụng. Sau đó tỷ lệ này nhìn chung có xu hướng tăng, cho thấy có một sự gia tăng tương ứng giữa việc trích lập dự phòng rủi ro và sự phát triển tín dụng theo thời gian.