Kiểm soát, giảm thiểu nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 80)

Với mối tương quan thuận chiều, nợ xấu cao là nguyên nhân làm tăng dự phòng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Dưới đây là một số giải pháp khuyến nghị:

Chấp hành đúng quy trình, quy định về cấp tín dụng

Hiện nay, chính phủ và ngân hàng nhà nước đã quy định rất chặt chẽ về hoạt động cấp tín dụng ngân hàng, đồng thời, mỗi tổ chức tín dụng ban hành quy trình, quy định riêng cho nội bộ ngân hàng dựa trên văn bản pháp luật của nhà nước và

quy định của NHNN. Do vậy, chấp hành đúng quy trình, quy định sẽ đảm bảo được chặt chẽ hoạt động cho vay từ khâu đánh giá khách hàng, thu thập hồ sơ, chứng từ cho đến việc xác định mức cho vay, kỳ hạn trả nợ và mục đích sử dụng vốn. Thận trọng trong định hạng tín dụng, kiểm tra sau cho vay, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuân thủ quy định về thẩm quyền phê duyệt, cấp phê duyệt cần độc lập ra quyết định dựa trên thẩm định thực tế và đánh giá khách hàng, tránh qua loa, quá tin tưởng vào cấp dưới, đảm bảo công tác phê duyệt tín dụng được khách quan, chính xác.

Duy trì và tăng cường thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, thủ tục cho vay trước và sau khi cấp tín dụng.

Nâng cao vai trò thẩm định rủi ro độc lập, kiểm tra điều kiện, hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân, đảm bảo tính chặt chẽ, rà soát các sai sót, thiếu minh bạch trong chứng từ, yêu cầu hoàn thiện, giải trình trước khi phát vay cho khách hàng và chú trọng công tác hậu kiểm.

Kiểm tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất đến các chi nhánh, địa bàn kinh doanh để giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay, phát hiện sớm những lỗ hỏng còn tồn tại và có những biện pháp bổ sung sửa chữa kịp lúc.

Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi vay

Cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra định kỳ, theo dõi nhắc nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ. Đánh giá thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng, nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, phân loại nhóm nợ khách hàng theo quy định, cảnh báo sớm khả năng chuyển nợ xấu để thấy rõ được tình hình chất lượng nợ vay và kịp thời có những biện pháp quản lý nợ đúng đắn. Xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng quá hạn do nguyên nhân khách quan, có nguồn thu đảm bảo và phương án trả nợ khả thi nhằm giảm áp lực trả nợ, hỗ trợ khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh và trả nợ vay của ngân hàng.

Nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên, đặc biệt là đội ngủ tín dụng và cán bộ quản lý

Chất lượng nợ vay phụ thuộc vào khả năng cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng, vì vậy việc thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi cho vay là hết sức quan trọng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế tốt, định giá đúng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay. Thường xuyên tổ chức đào tạo, trao đổi nghiệp vụ, giải đáp thắc mắc về quy trình, quy định để nâng cao năng lực cán bộ đồng thời cập nhật kiến thức, kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong quy định ngân hàng và tình hình kinh tế, xã hội nói chung. Bên cạnh đó, rủi ro trong cho vay còn phát sinh từ trong chính đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, một cá nhân lơ là, lười nhát hoặc vì lợi ích bản thân mà phớt lờ đánh giá khách hàng, hồ sơ không trung thực sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng, cán bộ lãnh đạo cần phải quan tâm sâu sát, rèn luyện tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp trong sạch, vững vàng cho cán bộ nhân viên, chú trọng đến chế độ quản lý, đãi ngộ để tạo động lực làm việc, tránh những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến rủi ro đáng tiếc xảy ra trong hoạt động tín dụng nói riêng và kinh doanh ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 80)