Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 53)

Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 – 2009, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến thăng trầm. Giai đoạn năm 2008 – 2017, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6.03 %.

Hình 4.2: Tăng trưởng, lạm phát và tín dụng từ năm 2008-2017

Nguồn: http://cafebiz.vn

Tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn còn nhờ nhiều vào tín dụng ngân hàng nhưng giảm dần phụ thuộc. Nếu những năm 2008 – 2010, mức bơm tín dụng của ngân hàng vào nền kinh tế luôn trên 30% (năm 2009 là 37,7%) nhưng GDP tăng trưởng chưa tương xứng, chỉ ở mức 5,66 - 6,42%. Từ năm 2013 trở đi, mức "bơm" tín dụng đã chậm lại nhưng vẫn ở hai con số 13-18%, tăng trưởng GDP cũng tăng mạnh mẽ trở lại luôn trên mức 6,2% (trừ năm 2014 là 5,98%), đạt cao nhất trong giai đoạn 10 năm ở mức 6,81% cho năm 2017.

Tín dụng hỗ trợ tăng trưởng GDP nhưng cũng làm lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) rất cao 22,97% năm 2008, giảm dần nhưng tăng trở lại mức hai

con số 18,58% vào năm 2011 do tín dụng vẫn tăng mạnh năm 2009 (37,7%) và năm 2010 (27,6%). 1

Mức "bơm" tín dụng giảm mạnh từ năm 2011 còn 10,9% và 8,85% năm 2012 khiến lạm phát những năm sau đó lao dốc và về mức rất thấp 0,63% năm 2015 khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại giảm phát xuất hiện. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra khi lạm phát được kiểm soát dưới 4% cho đến năm 2017 nhờ tiền được "bơm" ở mức 14-18%.

Sau giai đoạn mấp mô giữa tăng trưởng tín dụng, tăng lạm phát và tăng GDP, các yếu tố này đã tăng trưởng hài hoà trở lại vào năm 2016, 2017 với mức GDP luôn tăng trên 6% và lạm phát dưới 4%.

Với việc bơm vốn nhiều vào nền kinh tế đã giúp GDP tăng trưởng, nhưng cũng khiến cho quy mô tín dụng luôn cao hơn quy mô GDP. Tỷ lệ tín dụng trên GDP ở mức 125% đạt được vào năm 2010 với quy mô GDP là 116 tỷ USD, năm 2011 là 124% với quy mô GDP là 135,5 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2017 quy mô tín dụng đã lên đến 130% GDP, tương ứng với quy mô GDP ở mức 223,9 tỷ USD.

1

Hình 4.3: Mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2017

Nguồn: BCTN của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả

Có thể thấy được rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng giảm và ngược lại thể hiện liên tục từ năm 2010 đến 2013. Tuy nhiên, mối tương quan này vẫn chưa được biểu hiện rõ nét trên cả giai đoạn nghiên cứu, khi giai đoạn năm 2008-2010, 2013-2015, hoặc 2015-2016 thì tốc độ tăng trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ thuận chiều. Như vậy, qua số liệu thu thập, có thể nhận thấy được tăng trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan với nhau nhưng thể kết luận chắc chắn được là tương quan thuận hay tương quan nghịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 53)