Thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 56)

Giai đoạn 2008-2017, mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt thay đổi theo thời gian phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế, cụ thể như sau:

Năm 2008, ngân hàng nhà nước đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giải quyết tình trạng lạm phát do những năm trước để lại và chuyển sang nới lỏng năm 2009, sau đó quay lại thắt chặt, thận trọng cho đến đầu năm 2011. Có thể thấy trong thời buổi khủng hoảng kinh tế bao trùm, ngân hàng nhà nước đã phải liên tục thay đổi chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với các mục tiêu đề ra.

Giai đoạn 2011-2015, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng 2008. Nền kinh tế trong nước vẫn tiếp tục bộc lộ những bất ổn, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường bất động sản “đóng băng” khiến ngân hàng nhà nước phải mở ra các gói cứu trợ, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động… khiến nhiều tổ chức tín dụng cũng như doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Trong tình thế khó khăn đó, ngân hàng nhà nước đã có sự đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, nới lỏng, dẫn dắt thị trường. Cụ thể là, thực hiện công bố định hướng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm dần mặt bằng lãi suất, từ lãi suất huy động đến cho vay, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cả các tổ chức tín dụng. Nhờ đó, nguồn vốn trong nền kinh tế được lưu thông, tạo tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là những mắt xích kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế ttrong giai đoạn này.

Từ năm 2016, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đi vào ổn định và phát triển. Theo đó, ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, nới lỏng thận trọng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát ở mức 4%/năm, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ qua đó góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 4.2: Lãi suất tiền gửi trung bình hằng năm

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Lãi suẩt

(%) 12.73 7.91 11.19 13.99 10.50 6.69 4.92 4.68 4.80 4.78

Nguồn: Số liệu công bố bởi World Bank

Hình 4.4: Mối liên hệ giữa lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm

Nguồn: World Bank, BCTN của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả

Dựa vào biểu đồ biểu diễn mỗi quan hệ trên, có thể thấy được lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ rất mật thiết và cùng chiều với nhau thể hiện rõ nét ở phần đầu giai đoạn. Khi lãi suất tăng dự phòng rủi ro tín dụng tăng và ngược lại (theo Floro 2010). Từ năm 2013 trở đi, lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mối quan hệ ngược chiều nhau, khi lãi suất giảm đi thì dự phòng rủi ro tăng lên, điều này có thể lý giải được là do ở mỗi giai đoạn khác nhau, dựa vào biến động của lãi suất mà các cá nhân hay doanh nghiệp có những phản ứng khác nhau về việc tăng cường hay giảm bớt nợ vay cũng như việc đảm bảo về chất lượng nợ. Do đó sự thay đổi về dự phòng rủi ro tín dụng cũng khác nhau ở mỗi mốc thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)