Kết quả ước lượng theo FGLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 75)

Vì mô hình bị phương sai thay đổi và tự tương quan nên phương pháp hồi quy phù hợp là FGLS, kết quả hồi quy ở bảng 4.13 đã được khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan:

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy FGLS

Biến quan sát Hệ số hồi quy P> |z| Sai số chuẩn

LGR -0.0029*** 0.001 0.000896 NPL 0.0787*** 0.000 0.0135712 SIZE 0.0004** 0.021 0.0001916 LTA 0.0044*** 0.002 0.0014501 PROFIT 0.2970*** 0.000 0.0215051 TYPE 0.0012* 0.093 0.0006973 DEPORATE -0.0004*** 0.000 0.0000577 GDPGR 0.0007** 0.035 0.0003249 Hằng số -0.0183*** 0.005 0.0064865 Số quan sát 253 Prob > chi2 0.000

Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu qua phần mềm STATA

Sau khi ước lượng khắc phục các khuyết tật của mô hình, luận văn tìm thấy được các tác động của biến độc lập lên LLP cụ thể như sau:

Tăng trưởng tín dụng (LGR) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) ở mức ý nghĩa 1% (p-value=0.001 < 1%), phù hợp với giả thuyết nghiên cứu (H1c) và tình hình thực trạng từ phân tích thực tế. Điều này có thể giải thích được là khi tăng trưởng tín dụng tăng lên tức là tổng dư nợ cho vay tăng, làm tăng tài sản, tuy nhiên, chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo, nợ xấu không tăng hoặc giảm đi do công tác thu hồi nợ xấu tốt, làm cho chi phi dự phòng rủi ro tín dụng giảm, LLP giảm. Nghiên cứu trước đây của Cavallo và Majnoni (2002), Laeven và ctg (2003) đã cho kết quả nghiên cứu tương tự.

Ở cùng mức ý nghĩa này, nợ xấu (NPL) và hệ số rủi ro tín dụng (LTA) và tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng (PROFIT) có mối tương quan thuận chiều với dự phòng rủi ro tín dụng, khi các yếu tố này tăng lên (hoặc giảm đi) thì dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng lên (hoặc giảm đi) theo hệ số hồi quy tương ứng, phù hợp với

giả thuyết nghiên cứu và phản ánh rõ nét hơn những biểu hiện của thực trạng đã nghiên cứu. Khi nợ xấu tăng lên mà tỉ lệ tài sản đảm bảo được khấu trừ ko đủ thì dự phòng phải trích sẽ tăng theo và tỷ lệ phải trích cho các tài sản có của các nhóm nợ này là khá lớn (Abdullah và ctg 2015). Ở gốc độ nhà quản trị ngân hàng, khi lợi nhuận trước thuế và dự phòng dự kiến thấp, chi phí dự phòng RRTD được cố ý điều chỉnh giảm để làm nhẹ bớt tác động bất lợi của các yếu tố khác lên kết quả lợi nhuận (Ahmed và ctg 1999), kết quả này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của Levetis và ctg (2011) khi tìm ra mối liên hệ cùng chiều giữa LLP và lợi nhuận trước thuế và dự phòng. Bên cạnh đó, hệ số LTA được coi là một biện pháp sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng, LTA càng cao thì rủi ro về tín dụng của các nhà quản lý ngân hàng càng lớn (theo Floro 2010), thể hiện qua số dự phòng phải trích sẽ lớn. Được sử dụng như một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ rủi ro cũng như độ an toàn để thu hút dòng tiền vào, do vậy, để giảm thiểu LTA, các ngân hàng sẽ thực hiện tăng vốn, tăng tài sản và có thể thông qua việc giảm dự phòng phải trích.

Bảng 4.13 cũng cho thấy, quy mô của ngân hàng có mối tương quan dương với dự phòng rủi ro ở mức ý nghĩa 5%. Quy mô của ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản, khi các ngân hàng tăng lên về tổng tài sản thì dư nợ của hoạt động tín dụng cũng tăng lên, trước mắt sẽ làm tăng dự phòng chung tăng khả năng phát sinh nợ xấu, từ đó làm tăng các khoản dự phòng cụ thể cần phải trích lập (theo Ashour 2011) và chiều ngược lại sẽ sảy ra khi giảm quy mô của ngân hàng.

Ở mức ý nghĩa 10%, loại hình ngân hàng có tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng, đối với mỗi loại hình ngân hàng khác nhau, các chính sách, quy định trong hoạt động tín dụng cũng khác nhau dẫn đến quy mô cho vay khác nhau, cụ thể qua số liệu thực tế là các NHTM có vốn nhà nước có dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn các NHTM cổ phần (Bảng 4.4).

Đối với các biến kiểm soát, luận văn cũng tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa lãi suất với LLP ở mức ý nghĩa 1%, điều này khác với giả thuyết nghiên cứu là LLP và lãi suất có mối quan hệ thuận chiều. Tuy nhiên, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Chen và ctg (2010) và thực trạng biểu hiện qua số liệu phân tích ở

mục 4.1.3. Có thể giải thích được là do khi lãi suất giảm do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư, khuyến khích tiêu dùng cá nhân, thì việc sử dụng vốn vay sẽ nhiều hơn, dư nợ vay tăng lên, các khoản trích dự phòng rủi ro cho vay cũng tăng theo.

Ở mức ý nghĩa 5%, tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan thuận chiều với LLP. Khi nền kinh tế phát triển, các ngân hàng sẵn sàng mở rộng hoạt động tín dụng, tăng trưởng về dư nợ nên dự phòng chung cũng tăng cao và khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cá thể gặp khó khăn, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và dự phòng chung cho tín dụng cũng sẽ giảm theo (Taktak và ctg 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)