Mô tả biến và các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

3.2.1. Biến phụ thuộc:

Có rất nhiều chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng như trình bày cụ thể ở chương 2. Trên cơ sở những lý thuyết về thanh khoản ngân hàng đã phân tích và để thuận tiện cho việc lấy dữ liệu nghiên cứu trong bài nghiên cứu này tác giả lựa chọn Biến phụ thuộc đo lường khả năng thanh khoản ngân hàng được tính bằng công thức:

L1= Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản

Trong đó, Tài sản thanh khoản được tính gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác, chứng khoán kinh doanh có khả năng thanh khoản cao. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Tuy nhiên, giá trị cao của tỷ lệ này cũng có thể được hiểu là không hiệu quả. Tài sản thanh khoản với thu nhập thấp hơn làm xuất hiện chi phí cơ hội cao cho ngân hàng.

3.2.2. Biến độc lập:

Luận văn lựa chọn 10 biến độc lập. Trong đó có 7 biến độc lập thuộc về nội tại mỗi ngân hàng, bao gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ xấu, thị phần ngân hàng, hiệu quả hoạt động chi phí và 3 biến độc lập vĩ mô nền kinh tế: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng tài chính. Trong đó Biến khủng hoảng tài chính là biến giả, được xác định là có 2 tính chất: có khủng hoảng ở những năm 2008-

2009, không có khủng hoảng ở các năm khác.

3.2.2.1.Quy mô ngân hàng (SIZE)

Nhiều các nghiên cứu lấy biến quy mô ngân hàng, được thể hiện qua tổng tài sản ngân hàng, có tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Các tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Trên cơ sở đó biến quy mô được đưa vào mô hình nghiên cứu để lựa chọn đo lường là:

Quy mô ngân hàng (SIZE) = Ln (Tổng tài sản)

Xu hướng thứ nhất cho rằng những ngân hàng nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn từ thị trường, ngược lại những ngân hàng lớn thì khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn dựa vào mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Mặt khác, những ngân hàng nhỏ dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản do một yếu tố bất lợi từ thị trường như những tin đồn hay biến động lãi suất tiền gửi. Từ đó, những ngân hàng nhỏ thường duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao (Aspachs et al., 2005).

Trong một nghiên cứu của Giannotti, Gibilaro, và Mattarocci (2010) gồm 675 ngân hàng tại Ý cũng cho thấy rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp. Các tác giả cho rằng chiến lược này được duy trì dựa trên học thuyết cho rằng: các ngân hàng có quy mô lớn thì uy tín sẽ cao hơn, và như vậy ít bị rủi ro thanh khoản (Giannotti et al.,2010).

Trong một nghiên cứu khác của Nguyen M, Skully M, & Pere S.. (2012) trên 47.684 mẫu ngân hàng tại 133 quốc gia khác nhau, cho thấy rằng: các ngân hàng lớn thông qua tỷ lệ vốn hóa và chi phí hoạt động thấp sẽ ít chịu rủi ro thanh khoản hơn. Hay như nghiên cứu Vodová (2011) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp hơn, điều này phù hợp với lý thuyết “too big to fail”, điều mà các ngân hàng lớn có vẻ như ít có động cơ để duy trì nhiều tài sản thanh khoản, do họ luôn được chính phủ và ngân hàng trung ương can thiệp khi thiếu hụt thanh khoản.

Xu hướng thứ hai lại cho rằng, những ngân hàng có quy mô lớn thường duy trì tỷ lệ thanh khoản cao. Điều này có nghĩa việc đối với những ngân hàng lớn, lượng tiền gửi luôn dồi dào, họ nắm trong tay nhiều trái phiếu chính phủ và các

loại giấy tờ có giá thanh khoản cao khác. Thêm vào đó, những ngân hàng này luôn duy trì một lượng dự trữ thanh khoản lớn tại ngân hàng trung ương và dễ dàng tiếp cận sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương trong vai trò người cho vay cuối cùng (Berger & Bouwman, 2006; Rauch et al., 2009).

Akhtar và cộng sự (2011) đã tìm ra mối tương quan dương, trong khi Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2012), Moussa (2015), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa biến số này và khả năng thanh khoản. Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.2.Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (CAP)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2013) cho thấy tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có tương quan dương với khả năng thanh khoản.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, các ngân hàng luôn có sẵn trong tay lượng dự trữ thanh khoản cao, nhờ đó tỷ lệ thanh khoản luôn được duy trì ổn định.

Như vậy, luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H2: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.3.Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

ROA đo lường mức sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng tài sản hay suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) thể hiện hiệu suất quản lý tài sản của ngân hàng. Bài nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi ngân hàng là ROA để xem xét ảnh hưởng lên khả năng thanh khoản của ngân hàng. ROA được tính như sau:

ROA = Hiệu quả sử dụng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ngân hàng bình quân

Với Tổng tài sản ngân hàng bình quân= (Tổng tài sản năm t + Tổng tài sản năm t-1)/2. Lợi nhuận và thanh khoản luôn là vấn đề được các ngân hàng quan tâm.Thông thường về nguyên lý, khi lợi nhuận tăng thì đồng nghĩa các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tăng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Cụ thể, trong nghiên cứu của Valla & Saes-Escorbiac (2006) đã chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản. Những ngân hàng sở hữu lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận lớn sẽ có được một tỷ lệ thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trưởng lợi nhuận lớn, thông thường các ngân hàng sẽ phải chấp nhận những khoản đầu tư mạo hiểm, hoặc những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm.

Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản với khả năng sinh lợi ngân hàng (như nghiên cứu của Bonfim và Kim ( 2011); Bunda và Desquibet ( 2003); Bryant (1980); Diamond và Dybvig (1983). Và trong nghiên cứu này cũng kỳ vọng khả năng sinh lợi ngân hàng ROA sẽ có tác động cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng. Điều này phù hợp với thực tiễn Việt Nam khi các ngân hàng lớn có lợi nhuận cao sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ mất thanh khoản thấp hơn. Akhtar và cộng sự (2011), Singh và cộng sự (2016) đều tìm thấy có mối quan hệ đồng biến của chỉ số này với khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H3: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.4.Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và đeo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

NIM = Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi /Tổng tài sản

Thu nhập từ lãi và Chi phí trả lãi được thu thập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên kích thích ngân hàng để tập trung hơn

vào hoạt động cho vay và kết quả là, giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản, làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng (Vodová, 2013).

Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.5.Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Nợ xấu là nguyên nhân khiến ngân hàng mất vốn và ảnh hưởng đến dòng tiền. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 02, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng định nghĩa: Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Biến nợ xấu được ước lượng như sau:

NPL=Nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng

Với nợ xấu thu thập từ Thuyết minh báo cáo tài chính là tổng của Nợ nhóm 3, Nhóm 4, Nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng tín dụng. Munteanu (2012), Choon và cộng sự (2013) cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu làm suy giảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.6.Thị phần ngân hàng (TATSA)

Roman và Sargu (2015) tìm thấy thị phần ngân hàng về tài sản có mối tương quan âm giữa thị phần tài sản với chỉ báo thanh khoản là Nợ vay/Tổng tài sản. Nghĩa là một ngân hàng có thị phần tài sản so với Tổng tài sản các ngân hàng càng lớn thì khả năng thanh khoản càng cao. Biến này được đưa vào mô hình để xem xét độ ảnh hưởng về thị phần tài sản của ngân hàng đối với khả năng thanh khoản của

ngân hàng đó.

Thị phần ngân hàng =

Tổng tài sản ngân hàng i năm t/Tổng tài sản toàn ngành năm t. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H6: Thị phần ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.7.Hiệu quả chi phí hoạt động (CEA)

Chi phí hoạt động là các chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động ngân hàng. Biến hiệu quả hoạt động được ước lượng như sau:

Hiệu quả về chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động/Tổng Tài sản.

Moussa (2015) tìm thấy có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê cao giữa tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng Tài sản và khả năng thanh khoản ngân hàng.

Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H7: Hiệu quả chi phí hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.8.Tăng trưởng GDP (GDP)

Ngân hàng sẽ giữ nhiều thanh khoản trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi mà cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngược lại trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản để cho vay nhiều hơn. Vodová (2013), Moussa (2015), tìm thấy có mối tương quan dương, trong khi Bunda và Desquilbet (2008), Singh và Sharmar (2016) lại tìm thấy mối tương quan âm. Trong bài luận văn , tác giả kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP là khả năng thanh khoản. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H8: Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.9.Tỷ lệ lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát thường được đo lường qua tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát ổn định là cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng giảm phát cao cũng gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Vodová (2012),

Chagwiza (2014), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng thanh khoản ngân hàng. Từ đó, bài luận văn đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H9: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2.10.Khủng hoảng tài chính (FIC)

Vodová (2012) tìm thấy mối tương quan nghịch giữa cuộc khủng hoảng tài chính và thanh khoản ngân hàng. Khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến môi trường kinh doanh của các ngân hàng xấu đi, suy giảm trả năng trả nợ của khách hàng vay và làm sự suy giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Trong bài được sử dụng biến giả khủng hoảng tài chính cho các năm 2008-2009, và không có khủng hoảng ở những năm khác. Trong bài luận văn, tác giả kỳ vọng có mối tương quan nghịch giữa khả năng thanh khoản và khủng hoảng tài chính. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H10: Khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bảng 3.1 tổng hợp các mô tả về biến phụ thuộc, biến độc lập, kỳ vọng dấu và nguồn dữ liệu thu thập để thu thập các biến này.

Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc, biến độc lập và kỳ vọng dấu ST

T BIẾN TÊN BIẾN

HIỆU CÁCH ĐO LƯỜNG KỲ VỌNG DẤU NGUỒN DỮ LIỆU Biến phụ thuộc 1 Khả năng thanh khoản LIQ =Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

Báo cáo tài chính

Biến độc lập

1 Quy mô ngân Hàng

SIZE Logarit Tổng tài sản

- Báo cáo tài chính

2

Tỷ lệ vốn chủ sở

hữu/Tổng tài sản CAP

=Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

+

Báo cáo tài chính

3

Tỷ suất sinh lợi

trên Tài sản ROA

=Thu nhập ròng/Tổng tài sản bình quân

+

Báo cáo tài chính 4 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM =(Thu nhập từ Lãi -Chi phí trả Lãi) /Tổng tài sản -

Báo cáo tài chính

5 Tỷ lệ nợ xấu NPL =Tỳ lệ nợ

xấu/Tổng nợ

- Báo cáo tài chính 6 Thị phần ngân hàng TATSA Tổng tài sản ngân hàng i năm t/Tổng tài sản toàn ngành năm t +

Báo cáo tài chính

7

Hiệu quả chi phí

hoạt động CEA

Chi phí họat động/Tổng tài sản

-

Báo cáo tài chính

8 Tăng trưởng GDP GDP - IMF

9 Tỷ lệ lạm phát INF + IMF

10 Khủng hoảng tài

chính (Biến giả) Ficyes

(1 ở năm 2008-2009, 0 ở các thời kỳ khác) - Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, hồi quy bằng phần mềm Stata 13.0 để kiểm định các giả thuyết vừa nêu. Theo đó, mô hình hồi quy với biến khả năng thanh khoảnlà biến phụ thuộc và 10 biến độc lập.

Tiếp theo, để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường được sử dụng là hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) hoặc sử dụng lệnh

Corr để xem xét mức độ tương quan giữa các cặp biến độc lập, có cần thiết phải loại các biến bị đa cộng tuyến hay không.

Sau đó dữ liệu bảng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được sử dụng kết hợp với các phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất tổng quát (Pooled OLS); hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong ba phương pháp trên, các kiểm định được sử dụng là: kiểm định F-test và kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier (Breush & Pagan, 1979). Kiểm định F-test để chọn lựa giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM. Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier để biết được nên chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình REM. Để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, sử dụng kiểm định Hausman.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)