Đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 76)

Khuyến khích mở rộng quy mô các ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc tiến hành xử lý các NHTMCP yếu kém, khuyến khích ngân hàng quy mô vừa và nhỏ sáp nhập được thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy nỗ lực trong của toàn ngành trong thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD thông qua việc triển khai cơ cấu một số ngân hàng yếu kém để giúp các ngân hàng mở rộng quy mô cũng như hoạt động hiệu quả hơn, góp phần cải thiện năng lực quản trị thanh khoản.

Với những biện pháp thực hiện và nỗ lực của toàn ngành trong thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD thông qua việc triển khai cơ cấu một số ngân hàng yếu kém thì đến cuối năm 2012, về cơ bản NHNN đã kiểm soát được tình hình của các NHTMCP yếu kém thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Khuyến khích sáp nhập là cách để Việt Nam tiến gần hơn khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực, tăng khả năng thu hút lượng tiền trong dân cư đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế.

Rủi ro của các NHTMCP yếu kém đã sớm được kiềm chế, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính tiền tệ và định hướng kinh tế - xã hội. Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý bằng các giải pháp thích hợp, giúp thị trường tiền tệ dần đi vào

ổn định. Việc thúc đẩy tiến trình diễn ra nhanh hơn trong tương lai như khuyến khích ngân hàng quy mô vừa và nhỏ sáp nhập để mở rộng quy mô cũng như hoạt động hiệu quả hơn, góp phần cải thiện năng lực quản trị thanh khoản. Tuy nhiên giải pháp này cũng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng, trong tầm kiểm soát của NHNN, với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đối với lạm phát

Hoạt động của nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề lạm phát. Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các mặt hoạt động trong nền kinh tế. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay nợ. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng có thể là giảm khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế của khách hàng dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu. Hơn nữa, khi xem xét đến lãi suất cho vay, lạm phát có thể làm giảm khả năng trả nợ của người vay bởi vì người cho vay sẽ điều chỉnh lãi suất để duy trì thu nhập thực tế hoặc đơn giản là để vượt qua sự gia tăng trong lãi suất chính sách là kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát. Theo bài nghiên cứu thì lạm phát tăng làm tăng khả năng thanh khoản. Các ngân hàng dự trữ thanh khoản nhiều hơn để đối phó với tình trạng gia tăng lạm phát của nền kinh tế trước nguy cơ suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, Chính phủ cần thực thi chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một cách hợp lý, giúp lạm phát ở mức vừa phải, góp phần ổn định nền kinh tế thị trường; mặt khác giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 76)