Để phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tương quan. Thông qua kết quả phân tích tương quan này giúp nhà nghiên cứu bước đầu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để nhìn nhận dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến trong trường hợp kết quả phân tích các biến độc
lập có mối tương quan cao. Do đó, đây là một cơ sở để tác giả tiến hành thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và điều chỉnh mô hình.
3.7.Phân tích hồi quy
Tác giả sử dụng phân tích hồi quy để đo lường mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này sẽ cho phép tác giả đưa ra những bằng chứng xác thực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả sử dụng số liệu của 20 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2017 để phân tích tác động của các yếu tố vi mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Mô hình Fixed effect là mô hình phù hợp hơn. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, khủng hoảng tài chính có mối quan hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản. Cách đo lường các biến số và dữ liệu nghiên cứu cũng được trình bày. Cuối cùng là nêu ra phương pháp nghiên cứu bao gồm cách xử lý số liệu, phương pháp ước lượng mô hình (FEM, REM) và trình tự các bước thực hiện hồi quy. Trong chương 4 tiếp theo sau đây, tác giả sẽ trình bày về các kết quả của nghiên cứu và các thảo luận, nhận xét nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 20 NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nội dung chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu đã được thu thập. Tiếp theo, chương 4 sẽ mô tả các số liệu, chạy mô hình, kiểm định các khuyết tật của mô hình để lựa chọn được một mô hình phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu. Từ đó, giải thích sự tác động của từng biến và mức độ của từng nhân tố.