Tác động của FIC đến khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 70)

Khủng hoảng kinh tế được kỳ vọng ảnh hưởng ảnh hưởng ngược chiều (-) lên khả năng thanh khoản . Trong những năm có ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp hơn so với những năm bình thường. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vodová (2012). Khủng hoảng kinh tế có tác động xấu lên môi trường kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và làm thiếu hụt dữ trự thanh khoản của các ngân hàng.

Kết quả mô hình cho thấy, khủng hoảng kinh tế có tác động ngược chiều lên khả năng thanh khoản. Điều này cho thấy rằng kết quả nghiên cứu phù hợp.

Các biến còn lại thuộc về nội tại ngân hàng như, SIZE (quy mô ngân hàng),NIM (thu nhập lãi cận biên), NPL (tỷ lệ nợ xấu) không có ý nghĩa thống kê. Tương tự biến vĩ mô như GDP (tỷ lệ tăng trưởng GDP), cũng không có ý nghĩa thống kê do P-value > 0.1.

Biến SIZE (quy mô ngân hàng) có tác động ngược chiều thỏa kỳ vọng về dấu. Biến thu nhập lãi cận biên (NIM) ngược kỳ vọng về dấu. Kết quả cho thấy thu nhập lãi cận biên có tác động cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản. Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) thì thỏa mãn kỳ vọng về dấu. Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với tỷ lệ thanh khoản, phù hợp với nghiên cứu của Munteanu (2012). Tuy nhiên các biến này đều không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Biến tỷ lệ tăng trưởng (GDP) ngược lại với kỳ vọng về dấu là cùng chiều với khả năng thanh khoản. Ngân hàng sẽ giữ nhiều thanh khoản trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi mà cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngược lại trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản để cho vay nhiều hơn. Vodová (2013), Moussa (2015), tìm thấy có mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và khả năng thanh khoản ngân hàng. Trong khi đó, Bunda và Desquilbet (2008), Singh và Sharmar (2016) lại tìm thấy mối tương quan âm.Tuy nhiên biến này cũng không có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 tác giả sử dụng số liệu của 20 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2017 để phân tích tác động của các yếu tố vi mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Mô hình Random effect là mô hình phù hợp hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu, thị phần ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động/Tổng tài sản, khủng hoảng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản. Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản. Mặc khác, kết quả hồi quy cũng cho thấy các biến về nội tại ngân hàng như quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ xấu và biến vĩ mô tỷ lệ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp FGLS được sử dụng để khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và tham khảo với các mô hình đã được sử dụng. Từ đó, là cơ sở cho các kiến nghị và giải pháp được đề cập ở chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nội dung chương 4 đã cho thấy được kết quả chính của mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động lên khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chương 5 tóm tắt lại các kết quả chính của đề tài. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cải thiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 70)