Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 57)

4.3.1.Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau. Hệ số tương quan lớn hơn 0,8 thể hiện mối tương quan chặt chẽ nên nghiên cứu sẽ xem xét kỹ hơn về vấn đề đa cộng tuyến của các cặp biến này thông qua việc kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai VIF. Theo Gujarati (2003) một cách để xử lý vấn đề đa cộng tuyến là loại bỏ dần các biến có hệ số VIF ở mức cao. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến như sau:

Bảng 4.3: Kiểm định đa cộng tuyến

Biến VIF 1/VIF

SIZE 5.35 0.18 TATSA 3.57 0.27 NIM 3.38 0.29 CEA 2.90 0.34 CAP 2.59 0.38 FIC 2.38 0.41 ROA 1.83 0.54 INF 1.73 0.57 GDP 1.43 0.69 NPL 1.28 0.77 Mean VIF 2.64

Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm STATA

VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

4.3.2.Kiểm định phương sai thay đổi

Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS không thiên lệch và không hiệu quả, các kiểm định số hồi quy không còn đáng tin cậy. Kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định Breusch- Pagan / Cook-Weisberg thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4: Kiểm định phương sai thay đổi

Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg

Chi-Square 81.04 Prob Chi-Square 0.000

Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm STATA

Kết quả Prob.Chi-Square < 0.05 nên ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0, có hiện tượng phương sai thay đổi.

4.3.3.Kiểm định tự tương quan

Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS không thiên lệch nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui không còn đáng tin cậy. Kiểm định tự tương quan bằng Kiểm định Wooldridge test cho được kết quả sau:

Bảng 4.5: Kiểm định tự tương quan

Kiểm định Wooldridge test

Thống kê F 10.808 Prob Chi-Square 0.0039

Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm STATA

Kết quả Prob.Chi-Square < 0.05 nên ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0, có hiện tượng tự tương quan.

Tổng hợp các kết quả kiểm định trên cho thấy mô hình OLS có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, không có hiện tượng đa cộng tuyến.

4.4.Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết hồi quy

Do dữ liệu của nghiên cứu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng (panel data) nên cần tiến hành kiểm định để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất với mô hình nghiên cứu. Các mô hình thường được sử dụng trong phân tích hồi quy dữ liệu bảng là mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 57)