Đối với ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 75)

Tăng trưởng quy mô ngân hàng và cân đối thanh khoản

Quy mô ngân hàng có quan hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản. Do đó cho thấy lợi thế về quy mô ngân hàng khi các ngân hàng có quy mô tài sản lớn có thể đeo đuổi mục tiêu sinh lời và giảm đầu tư vào tài sản thanh khoản. Với các ngân hàng có quy mô tài sản lớn và uy tín trên thị trường như BID, VCB hay NHTMCP Công thương cũng như khả năng tiếp cận dòng vốn vay từ NHNN và các TCTD khác của các NHTM này còn rất dồi dào, vì vậy, không nhất thiết phải dự trữ thanh khoản thứ cấp với khối lượng lớn vì khả năng sinh lời của những tài sản đó thấp. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự phụ thuộc của các ngân hàng này vào thị trường liên ngân hàng và các nguồn vốn khác. Trong tình hình lãi suất thị trường liên ngân hàng cao sẽ tác động làm ngân hàng phải huy động chi phí cao để đáp ứng thanh khoản kịp thời. Điều này gây chi phí vốn cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại khi chú trọng về tăng trưởng quy mô ngân hàng cũng cần phải chú trọng về việc cân đối khả năng thanh khoản. Sự phụ thuộc vào lãi suất thị trường liên ngân hàng của các ngân hàng có dự trữ ít thanh khoản đòi hỏi phải có sự theo dõi thường xuyên có cơ chế dự báo kịp thời diễn biến thị trường vốn.

Tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu

Các ngân hàng có thể tăng vốn chủ sở hữu của mình bằng nhiều cách: tăng vốn từ nguồn nội bộ từ lợi nhuận không chia, tăng vốn từ nguồn bên ngoài như phát hành cổ phiếu thường, phát hành cổ phiếu ưu đãi, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu, vốn chủ sở hữu gia tăng

lại nghịch biến với tỷ lệ thanh khoản. Điều này phù hợp với thực tế của Việt Nam. Những ngân hàng nhỏ thường chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đáp ứng những yêu cầu thanh khoản từ ngân hàng nhà nước, và đối phó với những biến động thị trường. Những ngân hàng nhỏ, với mạng lưới giao dịch ít, thời gian thành lập sau và uy tín chưa cao, khó thu hút được lượng tiền gửi dồi dào. Do đó, nhóm những ngân hàng nhỏ này sẽ duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao hơn. Ngược lại, những ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp sẽ dễ đối phó với những diễn biến thanh khoản từ thị trường, đồng thời nhóm ngân hàng này có lợi thế hơn từ những ưu đãi của ngân hàng nhà nước.

Tăng cường hiệu quả sinh lời ngân hàng

Để tăng hiệu quả sinh lời thì phải tăng lợi nhuận ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu sinh lời từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động có nhiều rủi ro. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần phải đa dạng hóa thu nhập về các hoạt động phi tín dụng như phát triển các dịch vụ phi tín dụng vừa có điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa thu hút khách hàng đến với ngân hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp. Để tăng tỉ lệ dịch vụ phi tín dụng, về phía các ngân hàng cần:

Nâng cao chất lượng và tính tiện ích của dịch vụ theo hướng: (i) Đối với dịch vụ truyền thống: đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng truyền thống, tạo nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, mà còn phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng của dịch vụ truyền thống để thu hút các khách hàng tiềm năng. (ii) Đối với các dịch vụ hiện đại, cần thực hiện chiến lược Marketing sâu rộng, có chính sách khuyến khích khách hàng (chính sách phí, khuyễn mãi…) sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng không dùng tiền mặt qua thẻ ATM, các dịch vụ ngân hàng qua mạng như dịch vụ ngân hàng điện tử qua internet hoặc ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động...Để phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng ngày càng hiện đại thì bản thân các ngân hàng phải ngày càng đổi mới, đầu tư mới về công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại để ngày càng nâng cao về

tiện ích chất lượng dịch vụ của các sản phẩm.

Đối với hoạt động tín dụng cần phải kiểm soát chất lượng tín dụng để giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận bằng các phương pháp:

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong ngân hàng đúng với thực tế phát triển của kinh tế Việt Nam và đánh giá đúng năng lực kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân. Việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp và cá nhân khi tới vay ngân hàng cần phải có một bộ phận thực hiện một cách độc lập và khách quan, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, chính xác.

Việc định giá và xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng cũng cần phải có một bộ phận xử lý độc lập và chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp các ngân hàng khách quan và định giá tài sản chính xác hơn khi thẩm định giá trị tài sản so với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngoài ra bộ phận này cũng sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nguồn vốn của mình khi cần xử lý tài sản giúp ngân hàng có thể xoay vòng chu kỳ cho vay và thanh toán mới, không bị ứ đọng vốn trong các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của mình.

Tăng cường hiệu quả về mặt chi phí hoạt động

Việc kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động giúp ngân hàng làm giảm chi phí trong hệ thống quản lý của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng năng lực cạnh tranh của mình trong xu hướng hội nhập. Trong cơ cấu chi phí hoạt động thì bao gồm các chi phí: Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; chi phí cho nhân viên; chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý công vụ; chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng và các chi phí dự phòng khác. Trong đó chi lương và phụ cấp thuộc khoản chi chi phí cho nhân viên thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 33 ngân hàng trong nước do Công ty kiểm toán KPMG thực hiện, quỹ lương đều chiếm hơn nửa tổng chi phí hoạt động trong năm 2012. Theo đánh giá của KPMG, giảm chi cho nhân viên là xu hướng hiện nay các ngân hàng trên toàn cầu, trung bình ở một số nước, tỷ trọng

chi cho nguồn nhân lực chiếm khoảng 40% chi phí hoạt động. các ngân hàng trong nước đang chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động khi kinh tế dần hồi phục, khách hàng của họ mở rộng vay tín dụng hơn. Ngoài ra, sức ép tăng thị phần từ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam rất gắt gao nên để cạnh tranh, các ngân hàng nội địa buộc phải tìm cách tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, dẫn đến tăng số nhân viên. Trên thực tế, các ngân hàng của thế giới đang tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ kết hợp với kỹ thuật như Internet Banking, Mobile Banking và những sản phẩm không đòi hỏi sự phát triển về mạng lưới chi nhánh nhằm tiết kiệm về chi phí hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 75)