Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng TMCP sài gòn TP HCM (Trang 39)

- Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các câu hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Bên cạnh đó giúp ngƣời phân tích loại bỏ các biến quan sát chƣa phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn các thang đo trong khi có độ tin cậy Cronbach’ alpha từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis).

Phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp có ít biến quan sát hơn để chúng có ý nghĩa hơn, đồng thời vẫn đảm bảo chứa đầy đủ thông tin của tập ban đầu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). EFA đƣợc xem là thích hợp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Kaiser - Meyer - Olkin (KMO): Là chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Nếu 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

+ Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test): Là đại lƣợng thống kê dùng để xem xét giả thuyết H0. Nếu mức ý nghĩa Sig. <0.05 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0, đồng nghĩa với việc các biến có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

+ Tổng phƣơng sai trích (% cumulative variance): cho biết các nhân tố giải thích đƣợc bao nhiêu phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Tiêu chuẩn của tổng phƣơng sai trích phải đạt từ 50% trở lên.

+ Điểm dừng (Eigenvalue): đại diện cho một phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố. Những nhân tố Eigenvalue > 1 sẽ đƣợc chấp nhận.

+ Hệ số tải nhân tố (factor loading): đây là chỉ tiêu biểu thị tƣơng quan giữa các biến với nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số này phải lớn hơn 0.5 mới đƣợc chấp nhận (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), nếu không sẽ bị loại khỏi mô hình. Hệ số tải nhân tố mang dấu (-) thì sẽ đƣợc

lấy trị tuyệt đối. Thực hiện EFA nhiều lần cho đến khi xác định đƣợc các biến có hệ số tải nhân tố >0.5. Từ đó xác định đƣợc các nhân tố mới, đặt tên lại cho các nhân tố này.

- Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định các giả thuyết.

Thông qua phân tích hồi quy tuyến tính này xác định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến mô hình nghiên cứu.

+ Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phƣơng sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Nếu Sig F < 0.05, bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0. Có nghĩa là các biến trong mô hình có thể giải thích đƣợc sự thay đổi của biến phụ thuộc, do đó mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể dùng đƣợc.

+ Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa β (Unstandardized coefficients) xác định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình. Cần quan tâm đến dấu của các hệ số này để xem có thể hiện đúng nhƣ giả thuyết kỳ vọng. Trên cơ sở đó xác định mô hình hồi quy.

+ Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance Inflation Factor) dùng để kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến. Nếu VIF > 10 thì có hiện tƣợng đa cộng tuyến (là trạng thái các biến độc lập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau). Ngƣợc lại VIF < 10 thì không có hiện tƣợng đa cộng tuyến.

+ Hệ số Beta chuẩn hóa (Standardized coefficients) xác định tầm quan trọng các biến trong mô hình. Hệ số này càng cao bao nhiêu thì nhân tố đó có tác động mạnh đến biến phụ thuộc bấy nhiêu.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã đƣa ra phƣơng pháp, quy trình nghiên cứu cho đề tài. Đồng thời, trình bày cách thiết kế bảng khảo sát bằng xây dựng thang đo Likert cho 22 biến quan sát. Xác định đƣợc số mẫu cần khảo sát cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành khảo sát. Trình bày cách thức xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22: Đánh giá độ tin cậy

thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định phƣơng sai Anova. Dựa vào bảng khảo sát đã xây dựng đƣợc ở chƣơng 3, chƣơng tiếp theo sẽ tiến hành xử lý dữ liệu thu thập đƣợc bằng phần mềm SPSS, và đi sâu vào phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, khảo sát đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp thuận tiện,. Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 300 bảng. Tổng số bảng khảo sát thu về là 250 bảng khảo sát.

Sau khi kiểm tra, có 29 bảng khảo sát không hợp lệ (chủ yếu là do điền thông tin không đầy đủ). Nhƣ vậy tổng số bảng khảo sát hợp lệ đƣợc đƣa vào phân tích là 221 bảng có câu trả lời hoàn chỉnh.

Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu bao gồm các nội dung thống kê số lƣợng nhân viên của SCB HCM phân bố theo: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, chức vụ đƣợc tổng kết trong bảng 4.1 dƣới đây.

Bảng 4.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cá nhân Số lƣợng Tỷ lệ

1. Phân bố theo giới tính

Nam 117 53%

Nữ 104 47%

2. Phân bố theo thâm niên làm việc

Dƣới 1 năm 27 12%

1-3 năm 51 23%

3-5 năm 70 32%

Trên 5 năm 73 33%

3. Phân bố theo độ tuổi

18 – 25 49 22%

25 – 35 132 60%

35 – 45 40 18%

Trên 45 0 0%

4. Phân bố theo tình trạng hôn nhân

Độc thân 109 49%

Có gia đình 112 50%

5. Phân bố theo trình độ học vấn

Trên đại học 52 23%

Đại học & Cao đẳng 169 77%

Trung cấp và sơ cấp 0 0%

6. Phân bố theo chức vụ

Nhân viên 210 95%

Trƣởng/ phó phòng 9 4%

GĐ/ Phó GĐ 2 1%

Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra

Phân bố theo giới tính

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 221 mẫu khảo sát đƣợc điều tra, số lƣợng nhân viên là nam giới là 117 ngƣời tƣơng ứng với 53%, số lƣợng nhân viên là nữ giới chiếm 104 nhân viên tƣơng ứng với 47%. Kết quả này cho thấy quá trình thu thập thông tin phân bố chênh lệch không nhiều về cả 2 giới tính.

Phân bố theo thâm niên làm việc

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 221 mẫu khảo sát đƣợc điều tra có 12% nhân viên dƣới 1 năm thâm niên tức 27 phiếu, 23% nhân viên từ 1 – 3 năm tức 51 phiếu, 32% nhân viên từ 3 – 5 năm tức 70 phiếu và có 33% nhân viên có trên 5 năm thâm niên tức 73 phiếu.

Phân bố theo độ tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên đƣợc khảo sát có độ tuổi khá trẻ với 49 phiếu từ 18 – 25, 132 phiếu từ 25 – 35 tuổi, chỉ có 40 phiếu từ 35 – 45 tuổi và không có ngƣời nào trên 45 tuổi trong mẫu nghiên cứu.

Phân bố theo tình trạng hôn nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác nhau quá lớn giữa tình trạng gia đình của các nhân viên, khi số nhân viên còn đang độc thân chiếm 49% tức 109 phiếu còn số nhân viên có gia đình chiếm 51% tức 112 phiếu.

Phân bố theo trình độ học vấn

Kết quả khảo sát cho thấy có 23% nhân viên đạt trình độ trên đại học tức 52 phiếu, và 77% còn lại thuộc cấp Đại học & Cao đẳng tức 169 phiếu.

Phân bố theo chức vụ

Qua quá trình điều tra, kết quả có đƣợc cho thấy trong tổng số 221 phiếu hợp lệ, số lƣợng chức vụ nhân viên là 210 tƣơng ứng với 95%. Có 9 ngƣời thuộc chức vụ trƣởng hoặc phó phòng tƣơng ứng với 4%. Có 2 ngƣời giữ chức vụ giám đốc/ phó giám đốc tƣơng ứng 1%.

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 3, trƣớc khi đƣa vào phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha của phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy các thang đo thành phần trong mô hình nghiên cứu.

Sau khi đƣa các thang đo xử lý SPSS, kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả xử lý đƣợc nhƣ sau:

4.2.1.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”

Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc, yếu tố “Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” đƣợc đo lƣờng thông qua 04 thang đo chính, bao gồm: thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế”, thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp”, thang đo “Nhận thức trách nhiệm đạo đức”, và thang đo “Nhận thức trách nhiệm từ thiện”. Phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo này với hệ số Cronbach’s alpha.

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế”

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế” đƣợc trình bày ở Bảng 4.2 dƣới đây.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế” Cronbach's Alpha 0.789 Số lƣợng biến 6 Biến quan sát Tỉ lệ trung bình Tỉ lệ biến thiên Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach's alpha nếu bỏ biến KT1 15.97 8.033 .613 .742 KT2 16.43 10.185 .508 .765 KT3 15.83 8.006 .830 .679 KT4 15.77 10.206 .419 .784 KT5 15.43 10.195 .460 .773 KT6 15.58 10.203 .425 .779

Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra

KT6 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.789 (lớn hơn 0.6). Hệ số tƣơng quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế” đều dao động từ mức 0.419 đến 0,830 (lớn hơn 0.3).

Nhƣ vậy, thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bƣớc tiếp theo.

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp”

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp” đƣợc trình bày ở Bảng 4.3 dƣới đây.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp” Cronbach's Alpha 0.843 Số lƣợng biến 6 Biến quan sát Tỉ lệ trung bình Tỉ lệ biến thiên Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach's alpha nếu bỏ biến LP1 10.93 3.306 .627 .823 LP2 10.20 3.614 .639 .820 LP3 9.57 2.875 .677 .810 LP4 9.20 3.131 .807 .748 LP5 9.43 2.862 .614 .774 LP6 9.65 2.976 .695 .785

Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp” gồm 06 biến quan sát từ LP1 đến LP6 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.843 (lớn hơn 0.6). Hệ số tƣơng quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp” đều dao động từ mức 0.614 đến 0,807 (lớn

hơn 0.3).

Nhƣ vậy, thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bƣớc tiếp theo.

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức”

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức” đƣợc trình bày ở Bảng 4.4 dƣới đây.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức” Cronbach's Alpha 0.879 Số lƣợng biến 8 Biến quan sát Tỉ lệ trung bình Tỉ lệ biến thiên Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach's alpha nếu bỏ biến DD1 5.90 1.679 .937 .684 DD2 6.27 1.582 .747 .816 DD3 7.83 2.006 .708 .860 DD4 6.43 2.116 .764 .758 DD5 7.10 2.162 .720 .783 DD6 6.47 1.982 .775 .773 DD7 6.38 2.300 .764 .758 DD8 6.71 2.125 .785 .776

Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức” gồm 08 biến quan sát từ DD1 đến DD8 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.879 (lớn hơn 0.6). Hệ số tƣơng quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức” đều dao động từ mức 0.708 đến 0,937 (lớn hơn 0.3).

Nhƣ vậy, thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bƣớc tiếp theo.

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm về từ thiện”

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Nhận thức trách nhiệm về từ thiện” đƣợc trình bày ở Bảng 4.5 dƣới đây.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm về từ thiện” Cronbach's Alpha 0.912 Số lƣợng biến 6 Biến quan sát Tỉ lệ trung bình Tỉ lệ biến thiên Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach's alpha nếu bỏ biến TT1 15.00 7.931 .759 .895 TT2 15.10 7.403 .811 .884 TT3 14.90 7.814 .788 .889 TT4 14.97 7.757 .713 .906 TT5 15.10 7.817 .813 .885 TT6 14.93 7.946 .711 .893

Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra

Thang đo “Nhận thức trách nhiệm về từ thiện” gồm 06 biến quan sát từ TT1 đến TT6 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.912 (lớn hơn 0.6). Hệ số tƣơng quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Sự hài lòng công việc” đều dao động từ mức 0.711 đến 0,813 (lớn hơn 0.3).

Nhƣ vậy, thang đo “Nhận thức trách nhiệm về từ thiện” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bƣớc tiếp theo.

4.2.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lòng trung thành của nhân viên”

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Lòng trung thành của nhân viên” đƣợc trình bày ở Bảng 4.6 dƣới đây.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Lòng trung thành của nhân viên”

Cronbach's Alpha 0.722 Số lƣợng biến 4 Biến quan sát Tỉ lệ trung bình Tỉ lệ biến thiên Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach's alpha nếu bỏ biến LY1 9.43 2.116 .604 .609 LY2 9.10 2.162 .414 .674 LY3 9.47 1.982 .495 .675 LY4 9.10 2.300 .576 .636

Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra

Thang đo “Lòng trung thành của nhân viên” gồm 04 biến quan sát từ LY1 đến LY4 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.722 (lớn hơn 0.6). Hệ số tƣơng quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Lòng trung thành của nhân viên” đều dao động từ mức 0.414 đến 0,604 (lớn hơn 0.3).

Nhƣ vậy, thang đo “Lòng trung thành của nhân viên” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bƣớc tiếp theo.

Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của các thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả nhận thấy các thang đo dùng để đo lƣờng các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đều là những thang đo tốt (độ tin cậy của tất cả các thang đo đều lớn hơn 0.6) và các biến quan sát đều đủ điều kiện sử dụng cho bƣớc phân tích nhân tố khám phá EFA (Hệ số tƣơng quan biến - tổng của các biến quan sát đều lớn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng TMCP sài gòn TP HCM (Trang 39)