TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2018
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước. Với mục tiêu trở thành “quốc gia khởi nghiệp”, Chính phủ đã đi tiên phong bằng cam kết mạnh mẽ: “Quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính và kiến tạo, hành động và phục vụ người dân và doanh nghiệp” (Mạnh Hùng, 2016) và Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu hưởng ứng, cam kết đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp. Những cam kết đó dù thực sự không mới và dường như đấy đều là nhiệm vụ bắt buộc của mọi cơ quan hành chính trung ương ở mọi giai đoạn lịch sử nhưng rất phù hợp và cần thiết đối với bối cảnh đất nước hiện nay; tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng của các thành phần kinh tế và tầng lớp nhân dân để hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, tạo niềm tin thị trường mạnh mẽ hơn; tạo động lực khởi sự kinh doanh, khuyến khích sáng tạo…
Thứ hai, tuy vẫn chưa hoàn thiện nhưng khung pháp luật và chính sách về DNKN đã dần hình thành. Từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã có những động thái tích cực nhằm thảo luận và xây dựng khung pháp lý và các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho DNKN cất cánh. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” là một trong những cố gắng rất đáng ghi nhận.
Thứ ba, môi trường kinh tế- xã hội của Việt Nam ổn định là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để đầu tư. Trong bối cảnh thế giới phức tạp, khó lường (như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, hay các vấn đề liên quan đến tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ…) thì sự ổn định kinh tế vĩ mô và những cơ hội mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP,
EVFTA…) đang là lý do thu hút các nhà đầu tư thế giới đến Việt Nam, trong đó có đầu tư vào DNKN.
Thứ tƣ, các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp về vốn, trí thức, công nghệ... ở cả trong và ngoài nước là rất lớn, cần có những giải pháp phù hợp và kịp thời để động viên, khuyến khích thu hút nguồn lực này đầu tư cho sự phát triển của DNKN.
2.3.2. Những hạn chế tồn tại
Trƣớc hết, môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. So với các nước trong khu vực, môi trường khởi nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào DNKN Việt Nam chỉ đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Theo Tech in Asia (Hội nghị khởi nghiệp công nghệ châu Á), năm 2017, khu vực Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào khởi nghiệp, tăng gấp 3 lần so với năm 2016, nhưng số vốn đầu tư mà Việt Nam thu hút được chỉ là 291 triệu đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ chưa đến 5%.
Hai là, DNKN chưa huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong nước. Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động khởi nghiệp ở nước ta không phải là thiếu (từ dân cư, kiều hối, hệ thống ngân hàng, hỗ trợ của Chính phủ,...) tuy nhiên do có những yếu tố về chủ quan cũng như khách quan đã làm cho DNKN gặp khó khăn khi huy động các nguồn vốn này dẫn đến các DNKN này phải tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài. Theo quy định của nhà đầu tư, đa phần đều yêu cầu phải lập công ty tại nơi có trụ sở của quỹ đầu tư hỗ trợ. Đây là một sự mất mát lớn của đất nước, bởi khi những dự án khởi nghiệp này thành công, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ba là, các kênh huy động vốn cho DNKN phát triển chưa đầy đủ, thiếu đa dạng. Điều này dẫn đến việc các DNKN vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tự có, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè thường bị hạn chế về quy mô hay vốn tín dụng ngân hàng- kênh huy động vốn hoạt động theo nguyên tắc không chấp nhận rủi ro cao, đòi hỏi tài sản đảm bảo và nhiều điều kiện khác mà các DNKN khó đáp ứng.
Bốn là, Việt Nam chưa hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp đồng bộ, nhất quán, hoạt động có hiệu quả. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các chương trình riêng lẻ với các mục tiêu, tiêu chí rất khác nhau; thiếu hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành phần tham gia hệ sinh thái (bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các nhà đầu tư, các cố vấn, các nhà tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ, kênh huy động vốn…). Điều này dẫn đến tình trạng DNKN gặp trở ngại khi tiếp cận sự hỗ trợ từ các thành phần khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Năm là, môi trường pháp lý cho khởi nghiệp vẫn còn tồn tại những điểm nghẽn, cản trở sự chuyển động tích cực của khu vực tư nhân trong hoạt động khởi nghiệp. Thủ tục hành chính rườm rà, thiếu minh bạch, thái độ của công chức chưa đúng mực, thiếu khách quan, đang khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí cả chính thức lẫn không chính thức, phải đầu tư nguồn lực và thời gian để phát triển các mối quan hệ cá nhân với các cơ quan quản lý nhà nước, thay vì sử dụng các nguồn lực đó để phát triển sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại
2.3.3.1. Thông tin về khởi nghiệp chưa đầy đủ và minh bạch
Ở góc độ doanh nghiệp: Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiếp cận thông tin
của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNKN nói riêng đang trở nên cấp thiết, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù chủ trương, chính sách hỗ trợ DNKN liên tục được nhà nước ban hành nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được sự hỗ trợ đó là do sự hạn chế ở khâu hỗ trợ thông tin, đưa chính sách đến với doanh nghiệp, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng được một phần, trong đó không ít trường hợp thiếu sự chủ động, không đầy đủ khi cung cấp, nhất là các thông tin liên quan đến chính sách hỗ trợ như tư vấn pháp lý, các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, các khóa bồi dưỡng kỹ năng, các hoạt động tiếp xúc với nhà đầu tư, chương trình hỗ trợ tín dụng…
Ở góc độ nhà đầu tư, ngân hàng: các nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng thiếu thông tin về năng lực của doanh nghiệp, lịch sử tín dụng và tiềm năng của dự án khởi nghiệp; thông tin về tài chính và sổ sách kế toán của DNKN chưa đảm bảo sự chính xác, minh bạch...
Ở góc độ người nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách: hiện tại trong
nước chưa có những thống kê đầy đủ, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu chính thức về DNKN, nhất là thiếu sự giám sát, đánh giá đối với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là từ các nguồn của cơ quan nhà nước. Hiện tại, các số liệu, dữ liệu về DNKN vẫn còn nhập nhằng với DNNVV, doanh nghiệp mới thành lập; đặc biệt chưa có các nguồn số liệu chính thức về DNKN được thống kê từ cơ quan chuyên môn trong nước mà chỉ dựa vào các số liệu không chính thức của các tổ chức nước ngoài.
2.3.3.2. Năng lực nội tại của doanh nghiệp còn yếu
Các DNKN đặc biệt là các sáng lập viên, nhân sự chủ chốt đều chủ yếu xuất phát từ các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, khoa học khi chuyển sang vai trò doanh nhân khởi nghiệp họ sẽ phải kinh qua nhiều hoạt động “phi nghiên cứu” để xây dựng doanh nghiệp. Các hoạt động đó là: xây dựng ý tưởng kinh doanh; tìm kiếm thị trường và thiết kế phương án sản xuất; hoàn thiện công nghệ và sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như chiếm lĩnh thị trường, các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh… Các hoạt động này về cơ bản khá xa lạ đối với hoạt động nghiên cứu thuần túy nên phần lớn các nhà khởi nghiệp đều rất chật vật để triển khai ý tưởng kinh doanh và kết quả nghiên cứu trên thương trường.
Với xuất phát điểm như vậy nên phần lớn các DNKN còn hạn chế ở năng lực nội tại, hoạt động kém hiệu quả, trong đó nổi cộm là các vấn đề như: (1) Năng lực quản trị doanh nghiệp yếu, năng lực cạnh tranh thấp; (2) Năng lực tài chính yếu, nhiều khi không minh bạch giữa tài chính chủ sở hữu, cá nhân và doanh nghiệp; khả năng quản lý dòng tiền còn hạn chế; chưa thể xây dựng các kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh dài hạn; (4) Thiếu chiến lược kinh doanh; lĩnh vực hoạt
động và mô hình kinh doanh của DNKN quá mới cũng làm cho nhà đầu tư, ngân hàng không có đủ thông tin dữ liệu để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án/dự án khởi nghiệp; (4) Dự án/phương án kinh doanh chưa chú trọng tính thực tiễn, thiếu khả thi; thị trường đầu ra còn chưa ổn định hoặc không có lợi thế đàm phán với đối tác do quy mô nhỏ, ...; (5) Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về tài chính, về cơ chế, chính sách, sản phẩm, dịch vụ của các định chế tài chính, hạn chế tiếp cận các chương trình bảo lãnh, hỗ trợ của các Hiệp hội, Chính phủ; (6) Doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm.
2.3.3.3. Sự liên kết trong hệ sinh thái khởi nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang ở giai đoạn phong trào, khuyến khích chứ chưa thật sự được tổ chức bài bản và đi vào trọng tâm. Hiện tại, hoạt động hỗ trợ DNKN của Thành phố Hồ Chí Minh đều thông qua các cơ sở ươm tạo, nhưng hầu hết vườn ươm khối nhà nước chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi của cộng đồng khởi nghiệp. Lý do là vốn đầu tư ban đầu cũng như hàng năm đều eo hẹp; nguồn nhân lực quản trị vườn ươm chủ yếu là các nhà chuyên môn có tư duy thị trường hạn chế; chính sách “chật chội” với hoạt động đầu tư mạo hiểm, thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài rối rắm,….
Mặc khác, hệ sinh thái khởi nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh còn ở mức sơ khai và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Khởi nghiệp không thể tách khỏi hệ sinh thái, đó là tổng hòa của các yếu tố như chính sách, sự hỗ trợ và thị trường... Bất kỳ DNKN nào cũng thật sự cần có vai trò của nhà đầu tư, nhà cố vấn, nhà khoa học. Tuy nhiên, các yếu tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là chưa kết nối chặt chẽ ở sự liên kết giữa DNKN và nhà đầu tư, giữa DNKN và các doanh nghiệp lớn hiện hữu, giữa DNKN và các trường đại học, viện nghiên cứu; thiếu kết nối giữa hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước với nước ngoài và hội nhập quốc tế.
2.3.3.4. Hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách cho hoạt động khởi nghiệp thiếu tính đồng bộ và hệ thống, vẫn còn tồn tại sự xung đột
Chính sách và thủ tục hành chính ở Việt Nam cũng là điều DNKN cảm thấy lo lắng và do dự khi khởi sự kinh doanh. Chẳng hạn, để nhận được vốn đầu tư, các DNKN phải mất nhiều tháng đến cả năm do thủ tục hành chính còn rườm rà, trong khi ở Singapore, Thái Lan, Indonesia, thủ tục cấp phép chỉ mất một tuần. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài sau một thời gian chuyển tiền vào Việt Nam để đầu tư muốn thoái vốn và chuyển tiền ra nước ngoài thì không hề đơn giản, phải qua rất nhiều thủ tục, quy trình và nhiều khi những quy định này không rõ ràng, theo pháp luật hiện hành thì dòng tiền này phải được quản lý thật chặt để tránh những trường hợp rửa tiền và vô hình trung điều đó gây ra những khó khăn cho nhà đầu tư. Chính các thủ tục pháp lý rườm rà khiến các DNKN Việt Nam bị hụt hơi khi phải dồn công sức chạy giấy tờ, nên không còn thời gian chuyên tâm phát triển sản phẩm khiến cơ hội chiếm lĩnh thị trường qua đi, dẫn đến nhà đầu tư không còn muốn đầu tư vào DNKN. Cơ chế hiện nay không cho phép Nhà nước tham gia đầu tư cho DNKN kể cả thông qua hình thức hợp tác công-tư mặc dù Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018, trong đó có quy định việc “sử dụng ngân sách địa phương đầu tư vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo”. Nguyên nhân là do đặc điểm của khởi nghiệp là nhiều rủi ro, phần lớn các dự án gặp thất bại, nhưng theo quy định hiện hành cơ quan nào quản lý các dự án thất bại sẽ bị coi là vi phạm luật ngân sách nhà nước, phải đối diện với bộ luật hình sự.
Chính sách thuế chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các DNKN và nhà đầu tư. Nhà nước chưa có quy định chính sách thuế phân biệt đối với nhà đầu tư vào DNKN khi chuyển nhượng vốn. Chính sách thuế hiện quy định đánh thuế đối với từng lần chuyển nhượng vốn, từng lần chuyển nhượng chứng khoán đối với việc đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào sau đó chuyển nhượng vốn. Việc đầu tư vào DNKN có độ rủi ro cao, chính sách thuế chưa cho phép nhà đầu tư thực hiện biện
pháp bù trừ lỗ. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào DNKN.
Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cũng chưa đủ sức khuyến khích, hỗ trợ thị trường khởi nghiệp Việt Nam. Không khó để nhận ra điểm yếu này khi so sánh chính sách hỗ trợ, các thủ tục pháp lý liên quan đến DNKN và quỹ đầu tư tại Việt Nam với các nước như Hàn Quốc, Singapore hay Israel. Theo đó, Chính phủ của các nước này thường xuyên ban hành các chính sách trợ vốn cũng như triển khai các quỹ đầu tư mạo hiểm cho DNKN. Trong khi đó, DNKN nước ta gần như không nhận được những ưu đãi cụ thể; tất cả ưu đãi dành cho DNKN vẫn nằm trên giấy hoặc đang bàn thảo.
2.3.4. Đánh giá sự ảnh hƣởng của nhân tố đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Do những hạn chế chủ quan của bản thân tác giả cũng như khách quan về dữ liệu nghiên cứu mà luận văn chỉ mới dừng lại ở những nghiên cứu định tính, chưa thực hiện nghiên cứu định lượng để đo lường, kiểm định lại tác động của các nhân tố đến khả năng huy động vốn của DNKN. Nhưng từ những thực trạng đã phân tích ở các phần trên, tác giả nhận định các nhân tố đã đề xuất ở Mục 1.2 có ảnh hưởng cụ thể như sau:
- Hoạt động huy động vốn của DNKN tại Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp không ít khó khăn là do ảnh hưởng bất lợi từ những hạn chế của các nhân tố như:
thông tin về khởi nghiệp còn thiếu và chưa minh bạch; năng lực nội tại của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém; sự liên kết trong hệ sinh thái khởi nghiệp thiếu chặt chẽ, phối hợp chưa hiệu quả và chính sách của Nhà nước chưa hoàn thiện và thông thoáng...Riêng đối với nhân tố các yếu tố của nền kinh tế, tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này trung dung (do có những yếu tố hỗ trợ và những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến khả năng huy động vốn của DNKN);
- Về mức độ ảnh hưởng tuy chưa lượng hóa được nhưng thông qua thực trạng tác giả xác định nhân tố năng lực nội tại của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn và tác