NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012-2018
2.2.1. Kênh huy động từ vốn tự có, hỗ trợ của gia đình và ngƣời thân
Nguồn vốn trong nước
Một số doanh nghiệp lớn cũng như các ngân hàng đã và đang chú ý đến thị trường khởi nghiệp đầy tiềm năng trong nước. Số lượng tập đoàn lớn có lợi nhuận hàng năm trên 1.000 tỷ đồng năm 2017 lên tới hơn 30 tập đoàn, cùng với rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng khác. Song mới chỉ có một số ít công ty, tập đoàn lớn thực hiện đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp, điển hình có: FPT Ventures, Viettel Venture, Quỹ sáng tạo CMC,...Đặc biệt Tập đoàn Vingroup thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức đầu tư 300 triệu đô la Mỹ, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ. Mặt khác theo thống kê không chính thức tổng nguồn tiền dữ trữ trong dân chỉ riêng về vàng có thể lên tới hơn 20 tỷ đô la Mỹ. Qua đó cho thấy nguồn vốn trong nước vẫn còn rất lớn và nhiều tiềm năng,
nếu có phương thức huy động phù hợp sẽ trở thành nguồn vốn quan trọng cho hoạt động khởi nghiệp.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ trí thức kiều bào, du học sinh
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2018) cho thấy “Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới, thứ hai trong ASEAN (chỉ sau Philippines) về mặt tiếp nhận kiều hối - chiếm 2,5% tổng lượng kiều hối toàn cầu năm 2017. Hàng năm, lượng kiều hối về Việt Nam vào khoảng 6-8% tổng GDP trong cả giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác (bình quân 1- 2% GDP), tương đương với lượng FDI và cao gấp 4 lần so với lượng ODA vào Việt Nam”.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng kiều hối năm 2018 đổ về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 50% tổng lượng kiều hối đổ về Việt Nam. Theo Thạch Bình (2018), trong vòng 3 năm gần đây, tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự xuất hiện của hàng trăm mô hình khởi nghiệp do các Việt kiều trẻ tuổi khởi xướng và đầu tư. Có thể kể ra những doanh nghiệp tiêu biểu và đã khá thành công trên thị trường như: Công ty Pops Worldwide chuyên về phân phối và quản lý nội dung âm nhạc của Esther Nguyễn (Việt kiều Mỹ); mô hình hỗ trợ du lịch trực tuyến Christinas của Thu Nguyễn (Việt kiều Mỹ); ứng dụng WisePass của Lam Tran (Việt kiều Pháp) hay mô hình khởi nghiệp với thương hiệu nệm foam chất lượng cao của cặp vợ chồng Trang Đặng và Vinh Nguyễn (Việt kiều Australia)…
Theo những thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 70 - 72%, khoảng 22% đổ vào lĩnh vực bất động sản và số còn lại là hỗ trợ người thân. Thừa nhận những chuyển dịch tích cực này nhưng Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cho rằng, hầu hết các dự án khởi nghiệp của Việt kiều trẻ hiện nay đều vấp phải những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư. Đa số Việt kiều trẻ sinh ra và lớn lên ở môi trường nước ngoài nên khá e ngại các
thủ tục hành chính phức tạp và phải tốn nhiều chi phí không chính thức mới được phê duyệt. Đơn vị này thống kê, trong số 3.000 dự án đầu tư của Việt kiều (tính đến cuối năm 2017) thì chỉ có khoảng 2/3 dự án đi vào hoạt động hiệu quả. Số còn lại gặp vướng mắc trong thủ tục đăng ký, phải chờ đợi, xét duyệt nên các nhà đầu tư tỏ ra khá lo ngại và cân nhắc trong việc rót vốn.
Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (2018) dẫn ra nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện tại có khoảng 13% các kỹ sư châu Á ở thung lũng Silicon là người Việt Nam và số kỹ sư châu Á chiếm 11% tổng số kỹ sư tại Thung lũng Silicon. Mặc dù con số đó chưa phải là nhiều so với số lượng kỹ sư của Trung Quốc và Ấn Độ nhưng điều này có thể có tác động trở lại rất lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Nhiều dẫn chứng về những Việt kiều đã khởi nghiệp thành công ở thung lũng Silicon cho thấy nếu được tương tác với bên ngoài nhiều hơn, khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung hoàn toàn có cơ hội thu nhận được những nguồn tài chính cũng như tri thức quý giá từ chính những người Việt Nam ở nước ngoài.
2.2.2. Kênh tín dụng ngân hàng
Hiện nay, Việt Nam cũng chưa có chính sách tín dụng cụ thể cũng như số liệu thống kê đầy đủ về thực trang tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dành riêng cho DNKN. Vì vậy, khi đánh giá về kênh huy động này, tác giả dựa vào thực trạng của các DNNVV, nhưng là các doanh nghiệp tiên phong trong những lĩnh vực, ngành nghề mới có sự khác biệt so với doanh nghiệp thương mại, sản xuất truyền thống. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư, trong đó chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng. Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, tính đến ngày 01/01/2017, Thành phố Hồ Chí Minh có 171.655 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm 97,8%. Ngân hàng Thế giới (2017) cho biết tại Việt Nam thì tiếp cận tài chính được coi là một trở ngại hàng đầu đối với việc kinh doanh. Cũng theo báo cáo này có tới 24,7% doanh nghiệp Việt Nam
năm 2015 cho rằng tiếp cận tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không phát triển được, thiếu vốn, các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hoạt động tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có đối tượng DNKN vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm như:
Việc tiếp cận tín dụng của các DNKN còn hạn chế
Theo số liệu điều tra về DNNVV vào cuối năm 2017 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế-Luật thực hiện điều tra đối với 67 DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong các kênh huy động vốn thì tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là khó khăn hơn cả. Mức độ khó cho việc vay vốn từ nguồn này được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất, đạt 2.7 điểm trong thang điểm từ 1 đến 5. Huy động vốn từ bạn bè và người thân dễ hơn với điểm đánh giá trung bình là 3. Dễ hơn cả là vay vốn từ người chuyên cho vay, thường là các khoản vay nóng, điểm trung bình là 3.2 (xem Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Mức độ dễ tiếp cận các nguồn vốn theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính thuộc Đại học Kinh tế-Luật
STT Nguồn vốn Mức độ dễ tiếp cận
1 Ngân hàng 2,7
2 Bạn bè, người thân 3,0 3 Tín dụng thương mại 3,0 4 Người chuyên cho vay 3,2
Ghi chú: Mức độ dễ tiếp cận được đánh giá theo thang đo từ 1- rất khó đến 5- rất dễ.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế-Luật (2017)
Bảng 2.4 được tổng hợp từ nghiên cứu trên chỉ ra các rào cản khi tiếp cận vốn của DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh đó là chi phí lãi vay, các chi phí không chính thức, điều hiện cho vay của ngân hàng và tài sản đảm bảo…
Bảng 2.4. Các rào cản vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
thuộc Đại học Kinh tế-Luật
STT Các rào cản vay vốn Mức độ quan trọng
1 Thủ tục hành chính phức tạp 2,5 2 Điều kiện cho vay của ngân hàng khó 2,4 3 Lãi suất vay của ngân hàng cao 1,9 4 Chi phí vay vốn không chính thức quá lớn 2,2 5 Hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp không
đầy đủ
2,6
6 Doanh nghiệp thiếu năng lực xây dựng dự án khả thi 2,9 7 Doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp để vay vốn 2,4
Ghi chú: Mức độ quan trọng được đánh giá theo thang đo 1- rất đồng ý đến 5- rất không đồng ý.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế-Luật (2017)
Về chi phí lãi vay và các chi phí không chính thức: Trước hết, về lãi suất, tổng
hợp các cuộc điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong giai đoạn 2013-2015 cho thấy, DNNVV phải vay vốn ngân hàng với chi phí “đắt đỏ” hơn, với mức cao hơn các doanh nghiệp lớn là khoảng 1-2%/năm. Về chi phí không chính thức, theo điều tra của VCCI năm 2015, việc doanh nghiệp phải chi các chi phí không chính thức như “bồi dưỡng” cán bộ ngân hàng còn phổ biến với tỷ lệ 64% doanh nghiệp siêu nhỏ, 56% doanh nghiệp nhỏ và 49% doanh nghiệp vừa trả lời phải chi trả chi phí này, trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp lớn chỉ là 30%.
Về điều hiện cho vay của ngân hàng: nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cùng một bộ tiêu chí thẩm định, cùng bộ tiêu chí xếp hạng rủi ro cho mọi doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn mà chưa xét đến đặc thù riêng của các DNNVV. Những tiêu chí ấy là rào cản lớn cho các DNNVV. Ví dụ:
- Các tiêu chí sàng lọc khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gồm: (1) doanh nghiệp phải hoạt động từ hai năm trở lên, (2) không có nợ nhóm II, (3) doanh thu trên báo cáo tối thiểu 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VPBank còn hạn chế số vốn cho vay bằng 10 phần trăm doanh thu, tổng dư nợ khống chế ở mức 5 tỷ đồng, báo cáo phải có xác nhận của cơ quan thuế và có thể yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc không.
- Tiêu chí sàng lọc khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam gồm: (1) doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ hai năm trở lên, (2) doanh thu thuần từ 20 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra, ngân hàng còn hạn chế số vốn cho vay bằng 10 phần trăm doanh thu, tổng dư nợ khống chế ở mức 4 tỷ đồng và có thể yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc không.
- Tiêu chí sàng lọc khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) gồm: (1) doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ hai năm trở lên, (2) phải có báo cáo tài chính ít nhất hai năm. ACB có thể yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc không.
Với cơ chế sàng lọc này, các DNNVV trong đó có DNKN gặp nhiều bất lợi, mức đáp ứng thấp so với các doanh nghiệp lớn.
Về tài sản đảm bảo: Kết quả phỏng vấn trực tiếp từ cuộc điều tra trên cho thấy
đa số các DNNVV đã khẳng định để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường phải thế chấp một nguồn tài sản có giá trị, gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với giá trị khoản vay và đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thành công của hồ sơ vay vốn.
Hoạt động bảo lãnh tín dụng không hiệu quả
Các tiêu thức để được hưởng chính sách bảo lãnh tín dụng (BLTD) cũng là một trở ngại trong việc vay vốn của các DNKN. Luật Hỗ trợ DNNVV đã đưa ra vấn đề về Quỹ BLTD DNNVV, trong đó quy định rõ: Quỹ BLTD DNNVV là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Đồng thời, việc BLTD cho DNNVV dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp này. Với quy định nêu trên, nhiều DNKN sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm do các DNKN hầu hết đều mới kinh doanh và thường không có tài sản đảm hoặc nếu có thì chỉ là những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, khó xác định được giá trị, vì vậy, không đủ điều kiện để được bảo lãnh vay vốn. Quỹ BLTD được thành lập và hoạt động gần 10 năm, nhưng hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp, chưa thật sự là chỗ dựa cho các DNNVV khi thiếu vốn kinh doanh. Những số liệu ở Bảng 2.5 sẽ cho thấy rõ về tính hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua:
Bảng 2.5. Hoạt động bảo lãnh tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008- 2014
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số BLTD phát sinh hàng năm (tỷ đồng) 6,08 201,29 250,06 210,58 92,63 98,3 8,33 Doanh số BLTD bình quân một DNNVV (tỷ đồng) 3,36 5,71 6,12 6,51 6,73 5,94 4,10
Số dư BLTD cuối năm (tỷ đồng)
Số dư BLTD/vốn điều lệ của Quỹ BLTD (lần) 0,22 1,02 1,53 1,69 1,89 1,51 1,04 Số DNNVV được BLTD 3 35 49 51 55 59 59 Số chi nhánh tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ BLTD TPHCM 2 11 12 10 10 11 10
Nguồn: Võ Đức Toàn, Huỳnh Thị Anh Thy và Nguyễn Minh Tài (2016) (dẫn lại từ Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2015))
Tính đến hết năm 2014, Quỹ BLTD Thành phố Hồ Chí Minh chỉ phối hợp bảo lãnh được 59 doanh nghiệp. Về lũy kế doanh số BLTD mặc dù có tăng từ năm 2008 đến năm 2014 nhưng giá trị không đáng kể, chỉ đạt 871,27 tỷ đồng và đến nay con số này không thay đổi nhiều. Về số lượng chi nhánh của các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ BLTD Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ dừng lại ở con số 10 chi nhánh, một số tổ chức tín dụng vẫn thờ ơ, thậm chí không quan tâm. Bảng 2.5 còn cho thấy doanh số BLTD bình quân tính trên một DNNVV có xu hướng giảm, năm cao nhất là năm 2012 (6,73 tỳ đồng/doanh nghiệp), năm thấp nhất là năm 2008 (3,36 tỷ đồng/doanh nghiệp), năm gần nhất có số liệu thống kê là năm 2014 với 4,1 tỷ đồng/doanh nghiệp. Điều 17, Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ cho phép Quỹ BLTD được bảo lãnh với tổng mức bảo lãnh không vượt quá 5 lần vốn điều lệ của quỹ, tuy nhiên theo bảng 2.5 cho thấy tổng mức bảo lãnh năm 2014 chỉ bằng 1,04 lần vốn điều lệ của Quỹ BLTD Thành phố Hồ Chí Minh. Qua phân tích trên cho thấy, tình hình hoạt động BLTD trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang đi xuống nghiêm trọng và hiện nay là dừng chân tại chỗ, không thể phát triển được.
Chương trình ưu đãi về lãi suất cho vay chưa được thiết kế phù hợp với
Đã có nhiều chương trình, chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với các DNNVV, trong đó cũng đã hướng tới các tiêu chuẩn của DNKN. Tuy nhiên, các chương trình, chính sách này vẫn còn nhiều điều kiện ràng buộc, chưa xem xét đầy đủ đến tính đặc thù của DNKN là thời gian từ lúc thành lập đến lúc vay ngắn, chưa được xếp hạng tín dụng ổn định và các hồ sơ chưa đảm bảo một số tiêu chí theo yêu cầu. Một số chính sách, chương trình hỗ trợ lãi suất có thể áp dụng cho DNKN như:
STT Chính sách, chƣơng trình hỗ trợ lãi suất Đơn vị ban hành Nội dung 1 Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013
Quốc hội Doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức mạnh của sản phẩm, hàng hóa được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay