Thông tin về hoạt động khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Bản chất của khái niệm DNKN theo mô hình của quốc tế là việc kết hợp giữa ý tưởng kinh doanh mới có ứng dụng khoa học công nghệ và việc đầu tư biến ý tưởng

kinh doanh mới đó thành hiện thực. Từ việc có ý tưởng kinh doanh mới, đến chuyện biến ý tưởng kinh doanh đó thành hiện thực là một khoảng cách khá xa, phải có sự quyết đoán, chấp nhận độ rủi ro nhất định. Nếu chưa đánh giá đầy đủ tính khả thi của ý tưởng mà vội vàng khởi nghiệp, đầu tư vào thì có thể sẽ gặp thất bại.

Một nghiên cứu của Rammer, Christian and Bettina Müller (2012) đã chỉ ra rằng các bất lợi này của các DNKN xuất phát từ sự bất cân xứng về thông tin và các ảnh hưởng ngoại lai, vốn là đặc trưng của các dự án kinh doanh hình thành từ các ý tưởng mới, sáng tạo về công nghệ hay kinh doanh. Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf, 1984) chỉ ra mối quan tâm về việc bất cân xứng thông tin sẽ ảnh hưởng lên quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp. Cụ thể, trong giao dịch đầu tư, các nhà đầu tư thường có ít thông tin về triển vọng thị trường và các rủi ro của sản phẩm liên quan, về năng lực của người sáng lập của DNKN so với các dự án kinh doanh thông thường. Những hạn chế ở khả năng ghi chép sổ sách kế toán, trình bày kế hoạch kinh doanh, bố trí ngân sách cũng như minh bạch hóa tình hình tài chính cũng là những điểm yếu làm các nhà đầu tư thiếu thông tin để đưa ra quyết định đầu tư vào DNKN. Điều này dẫn tới việc các nhà đầu tư thường không muốn đầu tư vào các DNKN, hoặc đầu tư ít hơn vào các DNKN để hạn chế các rủi ro phát sinh từ những yếu tố không lường trước được do thiếu thông tin. Cũng với lý do tương tự, DNKN cũng rất khó khăn để tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng do bản thân các tổ chức này không có đủ thông tin đáng kể về lịch sử tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ và uy tín tài chính của các DNKN, thiếu thông tin để thẩm định dự án/ phương án kinh doanh khởi nghiệp do thuộc các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khá mới mẻ.

Về cơ bản, việc khó tiếp cận vốn của DNKN chính là một khó khăn thường thấy ở các nền kinh tế đang phát triển. Khó khăn này khởi phát từ vấn đề thông tin bất đối xứng và càng trở nên trầm trọng hơn đối với DNKN vì những hạn chế năng lực của các doanh nghiệp này cùng với tác động tiêu cực của sự thiếu hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường.

1.2.2. Năng lực nội tại của doanh nghiệp

Hoàng La Phương Hiền và Trương Tấn Quân (2017) sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định độ tin cậy thang đo Chronbach alpha để phân tích vai trò của năng lực kinh doanh đối với kết quả kinh doanh của DNVVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chứng minh sự phù hợp của quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (RBV) khi cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân chính là một trong những nguồn lực khan hiếm, vô giá góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến yếu tố tính đột phá, sáng tạo của DNKN mà họ còn quan tâm đến sự khả thi của ý tưởng kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó đòi hỏi ở DNKN phải có năng lực quản trị và điều hành. Bên cạnh đó, giai đoạn sau khi nhận được sự đồng ý đầu tư, tài trợ của nhà đầu tư, DNKN phải chứng minh được năng lực hoạt động để được giải ngân vốn đầu tư (các nhà đầu tư thường đặt ra các mốc phát triển về quy mô, doanh thu, lợi nhuận.... để rót vốn theo tiến độ khi DNKN đạt được các mốc cam kết này) đồng thời để khẳng định với các nhà đầu tư ở những vòng gọi vốn tiếp theo. Tuy nhiên phần lớn các DNKN tỏ ra nóng vội muốn gặt hái kết quả nhanh, chưa đi vào chiều sâu và phát triển bền vững nên gặp phải nhiều những hạn chế như:

Một là, các nhà sáng lập DNKN lại chưa tập trung đến tính thực tiễn của mô hình kinh doanh, còn chú trọng quá nhiều đến ý tưởng nên việc kêu gọi vốn thành công còn chiếm tỷ lệ thấp;

Hai là, sự bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực trong DNKN. Phần lớn nhân sự chủ chốt của DNKN là những người xuất phát từ các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, ít được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và về pháp luật trong kinh doanh... Điều này ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp.

Ba là, trình độ quản lý tài chính của các DNKN còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không chứng minh được đầu vào ổn định, đầu ra bền vững, mang lại nguồn thu đảm bảo khả năng trả nợ. Kế hoạch kinh doanh còn mang tính tự phát, thời vụ chứ chưa có tính chiến lược và thiếu các phương án dự phòng rủi ro.

Bốn là, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh của DNKN còn hạn chế. Các doanh nghiệp này còn chưa tiếp cận được hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư cũng như tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng đòi hỏi các DNKN cần phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực kinh doanh, cách tiếp cận thị trường, quảng bá hình ảnh... để tận dụng được các cơ hội kinh doanh.

1.2.3. Các yếu tố của nền kinh tế

Là một chủ thể trong nền kinh tế, mọi hoạt động của DNKN, đặc biệt là hoạt động huy động vốn, gắn bó chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của các nhân tố trong nền kinh tế như: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp;(2) Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn;(3) Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ...;(4) Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp;(5) Lãi suất là nhân tố đầu tiên mà mọi doanh nghiệp không chỉ riêng DNKN phải cân nhắc khi lựa chọn nguồn vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp; (6)Thu nhập dân cư cũng là một nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp vì thu nhập của dân cư cao đồng nghĩa với khả năng tích lũy cao, lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế dồi dào; điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn qua

các kênh gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), nhà đầu tư thiên thần. Ngoài ra, khả năng huy động vốn của DNKN còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác như: thị trường, cạnh tranh, tỷ giá...

1.2.4. Sự liên kết trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh (như các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, các ngân hàng, trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính) kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại quốc gia hoặc địa phương đó (Trịnh Đức Chiều, 2018).

Hệ sinh thái khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ một tập hợp hay cộng đồng (community) bao gồm những thực thể cộng sinh, chia sẻ bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Những chức năng cơ bản của hệ sinh thái khởi nghiệp thường được đề cập là chức năng khởi nghiệp (DNKN, cộng đồng khởi nghiệp), chức năng hỗ trợ (Chính phủ, vườn ươm khởi nghiệp, mạng lưới các nhà khởi nghiệp, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các trường đại học, các chuyên gia cố vấn) và chức năng đầu tư (các quỹ /công ty đầu tư mạo hiểm, các nguồn tài trợ dưới dạng cho vay hay trợ cấp, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh...). Nhìn chung, các hệ sinh thái khởi nghiệp được xác định bởi mạng lưới tương tác giữa con người, tổ chức và môi trường của họ. Cộng đồng khởi nghiệp là nơi những người kinh doanh có thể cùng chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hay nguồn vốn, cùng hợp tác để có thể tạo ra những sản phẩm mới, có giá trị để cung cấp cho xã hội.

Do đó nếu có sự kết nối bền vững và hợp tác cùng phát triển giữa các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DNKN nói chung và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho khởi nghiệp nói riêng.

1.2.5. Chính sách của Nhà nƣớc

Từ kinh nghiệm của các quốc gia có phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ và thành công cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu đối với DNKN là tinh thần kinh doanh, đổi mới, sáng tạo của chính các thủ lĩnh quốc gia, của bộ máy Nhà nước với ý chí phụng sự quốc gia. Chính phủ không chỉ đóng vai trò là cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật mà còn đóng vai trò đầu mối trong việc thực thi những chính sách, pháp luật đó thông qua những chương trình cụ thể, trong đó, việc cam kết về tài chính là sự thể hiện cao nhất tinh thần trách nhiệm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp này. (Trần Lương Sơn, 2018).

Để hỗ trợ cho sự phát triển của DNKN thì Nhà nước và các chính sách là thành tố không thể thiếu. Các chính sách đúng đắn không chỉ góp phần phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động khởi nghiệp và kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong nước, mà còn phải hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp liên kết và mở rộng nhanh chóng ra thị trường thế giới. Vai trò của Nhà nước không chỉ là cơ quan hỗ trợ, đồng hành, chăm lo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường để có nhiều DNKN ra đời mà Nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, chính sách thúc đẩy, kết nối với cộng đồng quốc tế. Đây là xu hướng chung của thế giới và nhiều quốc gia đã có những chính sách, chương trình hỗ trợ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy vốn, trí thức, công nghệ được liên tục và hiệu quả.

Xét hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các DNKN, các nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và Nhà nước. Trong hệ sinh thái này, Nhà nước, hơn ai hết, lại là nhân tố có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, với hai vai trò quan trọng là xây dựng chính sách, tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ tài chính cho DNKN. Một số hình thức hỗ trợ của Nhà nước có thể kể đến như: (i) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (ii) Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng; (iii) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; (iv) Hỗ trợ về thuế; (v) Hình thành, vận hành các quỹ phát triển khoa học công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay, góp vốn, đầu tư… vào DNKN.

Để phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển khu vực DNKN, trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính phù hợp để tham gia cùng khu vực tư nhân đầu tư vào DNKN.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ BÀI HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore, một nền kinh tế đặc biệt năng động ở khu vực Đông Nam Á, đã có rất nhiều các chương trình, hoạt động nhằm thu hút nhân tài, thúc đẩy sáng tạo ở cả Singpore lẫn thế giới. Những nỗ lực này của Singapore đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng đưa đất nước này trở thành một trong những mảnh đất hấp dẫn nhất cho khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Điểm đặc biệt của các chương trình hỗ trợ DNKN ở Singapore là chúng không chỉ tạo ra động lực để khuyến khích giới trẻ ở Singapore khởi nghiệp mà còn thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, trên toàn thế giới tới Singapore để khởi nghiệp. Phần lớn các chương trình đều tập trung vào việc hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính phủ cho các DNKN được lựa chọn. Tác giả trích lại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) (2017)về tổng hợp một số chương trình hỗ trợ vốn cho DNKN đáng chú ý của Chính phủ Singapore trong thời gian qua như:

- Chương trình Cộng đồng Hành động Khởi nghiệp (Action Community for Entrepreneurship, viết tắt là ACE): Đây là chương trình do Bộ Công Thương Singapore thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp ở Singapore. Chương trình này tài trợ cho người mang quốc tịch Singapore hay thường trú nhân lần đầu tiên khởi nghiệp và có ý tưởng mang tính sáng tạo. Tiêu chí lựa chọn

là phải có sự độc đáo trong ý tưởng kinh doanh, tính khả thi của mô hình kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo, và giá trị thị trường tiềm năng, cứ mỗi 3 đô la Singapore vốn đầu tư thu hút được thì doanh nghiệp sẽ nhận được đầu tư từ quỹ là 7 đô la Singapore (tối đa là 50.000 đô la Singapore tương đương khoảng 850 triệu đồng). Năm 2014, ACE được tái cấu trúc lại để trở thành một chương trình phi chính phủ, phi lợi nhuận nhưng có sự hỗ trợ của Chính phủ, hoạt động với sự liên kết cùng Chương trình SPRING SEEDS.

- SPRING SEEDS (The SPRING Startup Enterprise Development Scheme): Đây là Chương trình cung cấp đầu tư dưới dạng góp vốn, mua cổ phần cho các DNKN Singapore có sản phẩm hoặc ý tưởng sáng tạo. Các DNKN được nhận hỗ trợ từ Chương trình này sẽ nhận được khoản đầu tư từ SPRING SEEDS bằng với khoản đầu tư mà DNKN kêu gọi được từ một bên thứ ba, với tổng giá trị khoản đầu tư không vượt quá 2 triệu đô la Singapore.

- Quỹ đầu tư giai đoạn sơ khởi (the Early Stage Venture Fund): Quỹ này được thành lập năm 2008, được quản lý bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF). Quỹ này phối hợp với các nhà đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào công ty công nghệ cao ở giai đoạn sơ khởi có trụ sở tại Singapore theo tỷ lệ 1:1. Trong vòng 05 năm, nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua lại phần vốn đầu tư của NRF. Công ty được đầu tư sẽ phải hoàn trả lại vốn và lãi cho NRF.

- Chương trình thương mại hóa cho doanh nghiệp công nghệ (Technology Enterprise Commercialization Scheme, viết tắt là TECS): Đây là quỹ hỗ trợ để thương mại hóa các ý tưởng của các công ty công nghệ đăng ký thành lập tại Singapore không quá 05 năm, đang theo đuổi các giải pháp công nghệ mang tính đột phá, dựa trên giao thức mạng (Internet Protocol) và có khả năng thương mại hóa. TECS hỗ trợ ở hai dạng, về ý tưởng là 200.000 đô la Singapore và về giá trị là 500.000 đô la Singapore.

- Chương trình đào tạo tư vấn i.JAM (IDM Jump Starts and Mentors): Đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)