1.1.2.1. Tầm quan trọng của việc huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
Vốn là hoạt động vật chất quan trọng cho hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào, là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn nổi lên như một vấn đề cấp bách, đặc biệt là đối với DNKN.
Nguồn cung vốn cho các DNKN phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển trong chu trình kinh doanh của các doanh nghiệp này, cụ thể gồm 5 giai đoạn như sau: giai đoạn thử nghiệm - khởi nghiệp - mở rộng - tái cấp vốn – bán một phần doanh nghiệp (Cvijanovie và Sruk, 2008). Trong giai đoạn đầu (giai đoạn thử nghiệm - khởi nghiệp), vốn thường từ chủ sở hữu, bạn bè hay gia đình, khoản vay hay từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay doanh nghiệp phi tài chính. Giai đoạn mở rộng (mở rộng - tái cấp vốn) vốn do các quỹ mạo hiểm và quỹ cho vay, giai đoạn mua lại (bán một phần doanh nghiệp) thì vốn cổ phần tư nhân đóng vai trò quan trọng.
Nguồn vốn là một yếu tố hàng đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Do đó đối với DNKN, vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định sự thành bại của hoạt động khởi nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị của DNKN là làm thế nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.
1.1.2.2. Các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Để luôn đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì các DNKN phải tìm cách tiếp cận các nguốn vốn trong nền kinh tế. Tác giả chia các nguồn vốn mà DNKN có thể sử dụng gồm các kênh huy động vốn truyền thống của doanh nghiệp nói chung (vốn góp chủ sở hữu, tín dụng ngân hàng, các quỹ hỗ trợ của Chính phủ, tín dụng thương mại từ đối tác kinh doanh,…) và các kênh huy động vốn đặc thù của DNKN (huy động từ nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm doanh nghiệp, gọi vốn cộng đồng).
Nguồn vốn từ chủ sở hữu, gia đình và bạn bè
Trong giai đoạn mới thành lập, nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các DNKN thường là vốn chủ sở hữu và từ những người thân quen. Do tại thời điểm mới thành lập, DNKN thường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và lợi nhuận thấp. Vì thế việc tiếp cận các nguồn vốn khác trọng thời điểm này là gần như không thể, đặc biệt là nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Kênh huy động vốn từ người thân và bạn bè của chủ doanh nghiệp thường rất hạn chế về mặt quy mô và thời gian cho vay. Có thể thấy kênh huy động vốn này chỉ có thể là tạm thời và không phải là kênh huy động lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ chủ sở hữu và người thân thì thường rất hạn chế về số lượng, ưu điểm của nguồn vốn này là không có nhiều thủ tục hành chính, tốc độ giải ngân nhanh, có thể sử dụng cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn. Nguồn vốn này an toàn hơn so với các nguồn vốn khác trong nền kinh tế.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng luôn là kênh cung cấp vốn quan trong đối với tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trên thực tế, ngân hàng thương mại là chủ thể đi vay và cho vay trong nền kinh tế với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho bản thân họ. Các ngân hàng thương mại khi cho vay thường xét đến các yếu tố như: độ rủi ro của phương án vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, sự minh bạch của tình hình tài chính, tài sản thế chấp, khẩu vị rủi ro của ngân hàng… Nếu các yếu tố này không đạt được thì các ngân hàng thương mại thực sự rất khó có thể đưa ra
các phương án cho vay khả thi. Một hạn chế nữa của kênh dẫn vốn này là lãi suất cho vay biến động bất thường trong một số giai đoạn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNKN. Trong thời gian qua, hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng đối với hoạt động khởi nghiệp đã giảm xuống do không tìm được tiếng nói chung giữa ngân hàng thương mại và DNKN.
Nguồn vốn tín dụng thương mại từ đối tác
Trong thế kỷ XXI, các doanh nghiệp đều hoạt động trên một chuỗi giá trị gia tăng, mối quan hệ cộng sinh giữa họ sẽ đảm bảo cho sự tồn tại. Khi các DNKN là các vệ tinh của các doanh nghiệp lớn, họ sẽ nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các doanh nghiệp lớn. Tiếp theo, đối với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, khi thấy các doanh nghiệp lớn đảm bảo tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của các DNKN, thì việc mua trả chậm hay trả gối đầu cho các đơn đặt nguyên liệu đầu vào sẽ được chấp nhận dễ dàng. Tuy nhiên, quy trình này chỉ diễn ra trong một số ngành kinh doanh và điều kiện để thực hiện là uy tín của các DNKN khi tham gia vào chuỗi giá trị.
Nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần
Theo Phan Hoàng Lan và Từ Minh Hiệu (2017), nhà đầu tư thiên thần là những người giàu có đầu tư cho DNKN trong giai đoạn ban đầu lập nghiệp để đổi lại bằng vốn sở hữu hoặc khoản vay có thể chuyển đổi. Đây thường là những người đã từng làm doanh nhân, nhà quản lý, nhiều người đã về hưu và họ thường không chỉ đầu tư vì mục đích lợi nhuận mà còn mong muốn được truyền đạt lại kinh nghiệm của mình để phát triển thế hệ doanh nhân kế cận, đồng thời cập nhật về các xu hướng mới trên thị trường.
Mỗi giai đoạn phát triển của DNKN lại gắn với một nhu cầu tài chính khác nhau và sẽ được các tổ chức, cá nhân khác nhau đầu tư. Nếu các quỹ đầu tư mạo hiểm hầu hết chỉ đầu tư vào DNKN trong giai đoạn mà doanh nghiệp đã chứng minh được thị trường phù hợp và tăng trưởng thì nhà đầu tư thiên thần lại là đối tượng duy nhất các DNKN có thể tìm đến khi họ đang ở những khởi sự ban đầu, nơi mà họ phải
tìm hiểu thị trường, làm sản phẩm mẫu và lặp đi lặp lại các cuộc thử nghiệm, tốn kém công sức và tiền của. Giai đoạn này rủi ro cao đến mức hầu hết các DNKN không thể vượt qua. Có thể nói, vai trò của các nhà đầu tư thiên thần ở giai đoạn khởi sự kinh doanh là vô cùng quan trọng. Họ không chỉ cung cấp cho DNKN nguồn vốn cần có, mà còn cung cấp các kinh nghiệm kinh doanh của mình, giới thiệu DNKN cho mạng lưới những người quen biết, nguồn lực của mình trong giới kinh doanh để DNKN có thể sống sót và phát triển qua giai đoạn khó khăn nhất này. Về mặt mức độ đầu tư, các khoản đầu tư thiên thần thường ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm
Theo Deakins và Freel (2003), vốn đầu tư mạo hiểm là hình thức đầu tư cho các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng tăng trưởng cao nhằm mục tiêu tạo ra mức sinh lời lớn do mức rủi ro tăng thêm và tính thanh khoản kém của khoản đầu tư. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tiến hành tuyển chọn khá kỹ khi quyết định đầu tư và có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển các công nghệ sáng tạo và có tiềm năng phát triển, có mô hình kinh doanh ổn định. Họ mong muốn thoái vốn sau một thời gian nhất định và chủ yếu đầu tư vào giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo Trịnh Thị Phan Lan (2018), nguồn vốn mạo hiểm rất quan trọng với DNKN dựa trên 5 yếu tố sau đây:
Nguồn tài chính quan trọng: Vốn đầu tư mạo hiểm cung cấp nguồn vốn lớn cho DNKN để mở rộng kinh doanh. Bởi vì họ không thể thông qua các khoản vay ngân hàng hoặc các phương pháp khác do thiếu thông tin tài chính minh bạch.
Khả năng chuyên môn hóa về quản lý: Trước khi cung ứng vốn vào một dự án của doanh nghiệp, một nhà đầu tư mạo hiểm đã dành nhiều thời gian và năng lực nghiên cứu khả năng thành công của dự án. Các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường, đánh giá rủi/ro lợi nhuận và tăng cường bổ sung vào công tác quản lý.
Kế hoạch kinh doanh: Quá trình trình tham gia vốn mạo hiểm cũng đảm bảo rằng chủ doanh nghiệp có suy nghĩ đúng đắn và kế hoạch của họ được xây dựng cụ thể với kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị đầy đủ rõ ràng.
Dịch vụ giá trị gia tăng: Nhà đầu tư mạo hiểm cung cấp tư vấn nhân sự, là chuyên gia trong việc tuyển dụng nhân viên tốt nhất cho DNKN.
Không có nghĩa vụ trả nợ: Nếu như các khoản vay ngân hàng yêu cầu DNKN nghĩa vụ hoàn trả nợ thì các nhà đầu tư mạo hiểm gánh rủi ro trên vai của họ bởi vì họ tin vào sự thành công trong tương lai của DNKN.
Vườn ươm doanh nghiệp
Là hình thức tài trợ giai đoạn đầu của dự án khởi nghiệp và thường là các khoản đầu tư giá trị nhỏ để hỗ trợ việc triển khai các ý tưởng khởi nghiệp. Tài trợ ươm mầm có hai loại: ươm mầm và tiền ươm mầm. Tài trợ tiền ươm mầm thường liên quan đến hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất mô hình thử nghiệm hoặc lập kế hoạch liên quan đến các hoạt động nghiên cứu thị trường. Tài trợ ươm mầm thường được sử dụng cho giai đoạn đầu của giai đoạn khởi nghiệp (Deakins và Freel, 2003).
Trong giai đoạn ươm mầm, DNKN nhận được từ vườn ươm doanh nghiệp các nhóm hỗ trợ quan trọng như: (1) giảm các chi phí hoạt động, trong đó có chi phí về vốn, (2) hỗ trợ và đa dạng hoá các nguồn lực hỗ trợ về tài chính, thông tin, công nghệ và quản lý, (3) làm cầu nối giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tham gia vào các thị trường mới và (4) giảm rủi ro, sai sót bằng việc chia sẻ các kinh nghiệm và hợp tác với các doanh nghiệp trong vườn ươm thông qua việc chia sẻ các nguồn lực phát triển.
Gọi vốn cộng đồng
Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là khái niệm lần đầu xuất hiện trên thế giới vào những năm 90, nhưng mãi đến giai đoạn 2005-2009, khái niệm này mới được quan tâm một cách rộng rãi. Gọi vốn cộng đồng là một phương thức huy động vốn mới nhằm tăng khả năng thực hiện các dự án khác nhau, thường là các ý tưởng kinh
doanh mới, ở giai đoạn đầu triển khai dự án kinh doanh của các DNKN, dựa trên nguồn lực từ một nhóm người sẵn sàng tài trợ cho những dự án này, với việc chuyển một khoản tiền nhỏ qua một kênh huy động dựa trên nền tảng internet. Động cơ của các nhà đầu tư có thể khác nhau, như hoạt động thiện nguyện hay vì lợi ích kinh tế như ưu đãi về sản phẩm, hoặc thậm chí là cổ phần, cố phiếu trong tương lai. Gọi vốn cộng đồng được chia thành bốn nhóm chính là: ủng hộ dự án từ thiện; nhận quà tri ân; góp vốn cho vay và góp vốn cổ phần.
Theo Smith và cộng sự (2011) ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau DNKN có nhu cầu về vốn và mô hình huy động vốn khác nhau (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Các hình thức huy động vốn tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp
Hình thức tài trợ Giai đoạn nghiên cứu và phát triển Giai đoạn khởi nghiệp Giai đoạn đầu tăng trƣởng Giai đoạn tăng trƣởng Tự tài trợ Tài trợ từ gia đình, bạn bè Gọi vốn cộng đồng
Nhà đầu tư thiên thần Vườn ươm doanh nghiệp Quỹ đầu tư mạo hiểm Tín dụng ngân hàng thương mại
Nguồn: Smith và cộng sự (2011)
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
1.2.1. Thông tin về hoạt động khởi nghiệp
Bản chất của khái niệm DNKN theo mô hình của quốc tế là việc kết hợp giữa ý tưởng kinh doanh mới có ứng dụng khoa học công nghệ và việc đầu tư biến ý tưởng
kinh doanh mới đó thành hiện thực. Từ việc có ý tưởng kinh doanh mới, đến chuyện biến ý tưởng kinh doanh đó thành hiện thực là một khoảng cách khá xa, phải có sự quyết đoán, chấp nhận độ rủi ro nhất định. Nếu chưa đánh giá đầy đủ tính khả thi của ý tưởng mà vội vàng khởi nghiệp, đầu tư vào thì có thể sẽ gặp thất bại.
Một nghiên cứu của Rammer, Christian and Bettina Müller (2012) đã chỉ ra rằng các bất lợi này của các DNKN xuất phát từ sự bất cân xứng về thông tin và các ảnh hưởng ngoại lai, vốn là đặc trưng của các dự án kinh doanh hình thành từ các ý tưởng mới, sáng tạo về công nghệ hay kinh doanh. Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf, 1984) chỉ ra mối quan tâm về việc bất cân xứng thông tin sẽ ảnh hưởng lên quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp. Cụ thể, trong giao dịch đầu tư, các nhà đầu tư thường có ít thông tin về triển vọng thị trường và các rủi ro của sản phẩm liên quan, về năng lực của người sáng lập của DNKN so với các dự án kinh doanh thông thường. Những hạn chế ở khả năng ghi chép sổ sách kế toán, trình bày kế hoạch kinh doanh, bố trí ngân sách cũng như minh bạch hóa tình hình tài chính cũng là những điểm yếu làm các nhà đầu tư thiếu thông tin để đưa ra quyết định đầu tư vào DNKN. Điều này dẫn tới việc các nhà đầu tư thường không muốn đầu tư vào các DNKN, hoặc đầu tư ít hơn vào các DNKN để hạn chế các rủi ro phát sinh từ những yếu tố không lường trước được do thiếu thông tin. Cũng với lý do tương tự, DNKN cũng rất khó khăn để tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng do bản thân các tổ chức này không có đủ thông tin đáng kể về lịch sử tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ và uy tín tài chính của các DNKN, thiếu thông tin để thẩm định dự án/ phương án kinh doanh khởi nghiệp do thuộc các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khá mới mẻ.
Về cơ bản, việc khó tiếp cận vốn của DNKN chính là một khó khăn thường thấy ở các nền kinh tế đang phát triển. Khó khăn này khởi phát từ vấn đề thông tin bất đối xứng và càng trở nên trầm trọng hơn đối với DNKN vì những hạn chế năng lực của các doanh nghiệp này cùng với tác động tiêu cực của sự thiếu hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường.
1.2.2. Năng lực nội tại của doanh nghiệp
Hoàng La Phương Hiền và Trương Tấn Quân (2017) sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định độ tin cậy thang đo Chronbach alpha để phân tích vai trò của năng lực kinh doanh đối với kết quả kinh doanh của DNVVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chứng minh sự phù hợp của quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (RBV) khi cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân chính là một trong những nguồn lực khan hiếm, vô giá góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến yếu tố tính đột phá, sáng tạo của DNKN mà họ còn quan tâm đến sự khả thi của ý tưởng kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó đòi hỏi ở DNKN phải có năng lực quản trị và điều hành. Bên cạnh đó, giai đoạn sau khi nhận được sự đồng ý đầu tư, tài trợ của nhà đầu tư, DNKN phải chứng minh được năng lực hoạt động để được giải ngân