Sự liên kết trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh (như các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, các ngân hàng, trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính) kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại quốc gia hoặc địa phương đó (Trịnh Đức Chiều, 2018).

Hệ sinh thái khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ một tập hợp hay cộng đồng (community) bao gồm những thực thể cộng sinh, chia sẻ bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Những chức năng cơ bản của hệ sinh thái khởi nghiệp thường được đề cập là chức năng khởi nghiệp (DNKN, cộng đồng khởi nghiệp), chức năng hỗ trợ (Chính phủ, vườn ươm khởi nghiệp, mạng lưới các nhà khởi nghiệp, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các trường đại học, các chuyên gia cố vấn) và chức năng đầu tư (các quỹ /công ty đầu tư mạo hiểm, các nguồn tài trợ dưới dạng cho vay hay trợ cấp, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh...). Nhìn chung, các hệ sinh thái khởi nghiệp được xác định bởi mạng lưới tương tác giữa con người, tổ chức và môi trường của họ. Cộng đồng khởi nghiệp là nơi những người kinh doanh có thể cùng chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hay nguồn vốn, cùng hợp tác để có thể tạo ra những sản phẩm mới, có giá trị để cung cấp cho xã hội.

Do đó nếu có sự kết nối bền vững và hợp tác cùng phát triển giữa các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DNKN nói chung và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho khởi nghiệp nói riêng.

1.2.5. Chính sách của Nhà nƣớc

Từ kinh nghiệm của các quốc gia có phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ và thành công cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu đối với DNKN là tinh thần kinh doanh, đổi mới, sáng tạo của chính các thủ lĩnh quốc gia, của bộ máy Nhà nước với ý chí phụng sự quốc gia. Chính phủ không chỉ đóng vai trò là cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật mà còn đóng vai trò đầu mối trong việc thực thi những chính sách, pháp luật đó thông qua những chương trình cụ thể, trong đó, việc cam kết về tài chính là sự thể hiện cao nhất tinh thần trách nhiệm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp này. (Trần Lương Sơn, 2018).

Để hỗ trợ cho sự phát triển của DNKN thì Nhà nước và các chính sách là thành tố không thể thiếu. Các chính sách đúng đắn không chỉ góp phần phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động khởi nghiệp và kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong nước, mà còn phải hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp liên kết và mở rộng nhanh chóng ra thị trường thế giới. Vai trò của Nhà nước không chỉ là cơ quan hỗ trợ, đồng hành, chăm lo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường để có nhiều DNKN ra đời mà Nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, chính sách thúc đẩy, kết nối với cộng đồng quốc tế. Đây là xu hướng chung của thế giới và nhiều quốc gia đã có những chính sách, chương trình hỗ trợ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy vốn, trí thức, công nghệ được liên tục và hiệu quả.

Xét hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các DNKN, các nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và Nhà nước. Trong hệ sinh thái này, Nhà nước, hơn ai hết, lại là nhân tố có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, với hai vai trò quan trọng là xây dựng chính sách, tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ tài chính cho DNKN. Một số hình thức hỗ trợ của Nhà nước có thể kể đến như: (i) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (ii) Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng; (iii) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; (iv) Hỗ trợ về thuế; (v) Hình thành, vận hành các quỹ phát triển khoa học công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay, góp vốn, đầu tư… vào DNKN.

Để phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển khu vực DNKN, trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính phù hợp để tham gia cùng khu vực tư nhân đầu tư vào DNKN.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ BÀI HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore, một nền kinh tế đặc biệt năng động ở khu vực Đông Nam Á, đã có rất nhiều các chương trình, hoạt động nhằm thu hút nhân tài, thúc đẩy sáng tạo ở cả Singpore lẫn thế giới. Những nỗ lực này của Singapore đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng đưa đất nước này trở thành một trong những mảnh đất hấp dẫn nhất cho khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Điểm đặc biệt của các chương trình hỗ trợ DNKN ở Singapore là chúng không chỉ tạo ra động lực để khuyến khích giới trẻ ở Singapore khởi nghiệp mà còn thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, trên toàn thế giới tới Singapore để khởi nghiệp. Phần lớn các chương trình đều tập trung vào việc hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính phủ cho các DNKN được lựa chọn. Tác giả trích lại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) (2017)về tổng hợp một số chương trình hỗ trợ vốn cho DNKN đáng chú ý của Chính phủ Singapore trong thời gian qua như:

- Chương trình Cộng đồng Hành động Khởi nghiệp (Action Community for Entrepreneurship, viết tắt là ACE): Đây là chương trình do Bộ Công Thương Singapore thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp ở Singapore. Chương trình này tài trợ cho người mang quốc tịch Singapore hay thường trú nhân lần đầu tiên khởi nghiệp và có ý tưởng mang tính sáng tạo. Tiêu chí lựa chọn

là phải có sự độc đáo trong ý tưởng kinh doanh, tính khả thi của mô hình kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo, và giá trị thị trường tiềm năng, cứ mỗi 3 đô la Singapore vốn đầu tư thu hút được thì doanh nghiệp sẽ nhận được đầu tư từ quỹ là 7 đô la Singapore (tối đa là 50.000 đô la Singapore tương đương khoảng 850 triệu đồng). Năm 2014, ACE được tái cấu trúc lại để trở thành một chương trình phi chính phủ, phi lợi nhuận nhưng có sự hỗ trợ của Chính phủ, hoạt động với sự liên kết cùng Chương trình SPRING SEEDS.

- SPRING SEEDS (The SPRING Startup Enterprise Development Scheme): Đây là Chương trình cung cấp đầu tư dưới dạng góp vốn, mua cổ phần cho các DNKN Singapore có sản phẩm hoặc ý tưởng sáng tạo. Các DNKN được nhận hỗ trợ từ Chương trình này sẽ nhận được khoản đầu tư từ SPRING SEEDS bằng với khoản đầu tư mà DNKN kêu gọi được từ một bên thứ ba, với tổng giá trị khoản đầu tư không vượt quá 2 triệu đô la Singapore.

- Quỹ đầu tư giai đoạn sơ khởi (the Early Stage Venture Fund): Quỹ này được thành lập năm 2008, được quản lý bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF). Quỹ này phối hợp với các nhà đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào công ty công nghệ cao ở giai đoạn sơ khởi có trụ sở tại Singapore theo tỷ lệ 1:1. Trong vòng 05 năm, nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua lại phần vốn đầu tư của NRF. Công ty được đầu tư sẽ phải hoàn trả lại vốn và lãi cho NRF.

- Chương trình thương mại hóa cho doanh nghiệp công nghệ (Technology Enterprise Commercialization Scheme, viết tắt là TECS): Đây là quỹ hỗ trợ để thương mại hóa các ý tưởng của các công ty công nghệ đăng ký thành lập tại Singapore không quá 05 năm, đang theo đuổi các giải pháp công nghệ mang tính đột phá, dựa trên giao thức mạng (Internet Protocol) và có khả năng thương mại hóa. TECS hỗ trợ ở hai dạng, về ý tưởng là 200.000 đô la Singapore và về giá trị là 500.000 đô la Singapore.

- Chương trình đào tạo tư vấn i.JAM (IDM Jump Starts and Mentors): Đây là Chương trình được thực hiện bởi Cơ quan phát triển thông tin đại chúng của

Singapore nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo trong các lĩnh vực thông tin đại chúng công nghệ số. i.JAM hỗ trợ DNKN có các ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ độc nhất thông qua chương trình tài trợ nhỏ với mạng lưới các vườn ươm được lựa chọn tham gia Chương trình.

- Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực ưu tiên (The Sector Specific Accelerator Programme - SSA): Chương trình này là một phần của Kế hoạch Nghiên cứu, Khởi nghiệp và Sáng tạo năm 2015 của Singapore nhằm cung cấp hỗ trợ cho các DNKN trong lĩnh vực y tế và công nghệ sạch. Nguồn tiền thực hiện Chương trình này lên tới 70 triệu đô la Singapore, đặt tại SPRING SEEDS Capital. Bốn tổ chức hỗ trợ DNKN (accelerators) của Singapore được lựa chọn để tham gia Chương trình này, cung cấp đầu tư cho DNKN theo tỷ lệ 1:1.

- Chương trình Vườn ươm công nghệ (Technology Incubation Scheme, viết tắt là TIS): Chương trình này được quản lý bởi NFIE thuộc Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF). Theo Chương trình này, NRF sẽ cùng đầu tư với một Vườn ươm công nghệ được lựa chọn tham gia Chương trình (hiện có 14 Vườn ươm như vậy) cho các DNKN được Vườn ươm đó khuyến nghị với mức đầu tư lên tới 85% tổng đầu tư, tối đa là 500.000 đô la Singapore.

Các kết quả từ các Chương trình này được đánh giá là rất khả quan. Theo Báo cáo về Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2017 của Startup Genome- tổ chức chuyên nghiên cứu về DNKN có trụ sở tại Mỹ thì Singapore đã trở thành quốc gia số 1 thế giới về thu hút DNKN nhân tài, còn trong tổng thể thì đứng thứ 12 trong số các thành phố khởi nghiệp đứng đầu thế giới. Phân tích tại báo cáo này cho biết kết quả này của Singpare là nhờ vào các biện pháp hỗ trợ sáng tạo rất hiệu quả mà Chính phủ nước này dành cho các DNKN công nghệ. Cũng theo báo cáo này, khoảng 1.600- 2.400 DNKN của Singapore về công nghệ đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Chính phủ để hoạt động.

Như vậy, có thể thấy sự đa dạng về hình thức và nội dung hỗ trợ của Chính phủ Singapore dành cho DNKN. Nhìn chung các hỗ trợ này được thiết kế và hoạt động có

trọng tâm rõ ràng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ, mang tính sáng tạo, thúc đẩy cải thiện năng suất.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc đã chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức với trọng tâm là khuyến khích các DNKN đổi mới sáng tạo. Từ năm 2013, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã triển khai “Kế hoạch ba năm đổi mới kinh tế” hướng tới xây dựng một nền kinh tế tri thức, chú trọng và khuyến khích phát triển các DNKN sáng tạo. Theo đó, hàng năm Chính phủ Hàn Quốc cam kết chi ngân sách 2,91 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Tác giả tổng hợp lại của Trần Thị Vân Anh (2016) về một số chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong việc hỗ trợ cho các DNKN, chủ yếu tập trung vào hai đối tượng chính là DNKN và các nhà đầu vào DNKN, cụ thể như sau:

Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp

Ở Hàn Quốc, các DNKN phần lớn là DNNVV, việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh rất khó khăn do những quy định ngặt nghèo về tài sản thế chấp. Việc huy động vốn trên các sàn như KOSDAQ (dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các công ty công nghệ cao) hay sàn KOSPI (dành cho các công ty đại chúng lớn nhất, các nhà đầu tư lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất tại Hàn Quốc) cũng không khả thi do các doanh nghiệp này không đáp ứng được các điều kiện niêm yết trên sàn. Vì vậy, để hỗ trợ các DNKN tiếp cận nguồn vốn từ thị trường, cũng như tạo cơ chế thoái vốn dễ dàng hơn cho nhà đầu tư, tháng 7/2013, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Sàn Giao dịch chứng khoán Korea New Exchange (viết tắt là KONEX). Về bản chất, sàn KONEX cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng, nhưng được thành lập riêng cho các DNKN và các DNNVV với điều kiện niêm yết, năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá chặt chẽ.

Bảng 1.2 cho thấy DNKN khi đăng ký trên Sàn KONEX cần đáp không quá nhiều yêu cầu như trên sàn chứng khoán thông thường như không phải đáp ứng tiêu

chuẩn kế toán như lập báo cáo tài chính quý, báo cáo định kỳ 6 tháng, hay những quy định về công bố thông tin…

Bảng 1.2. Các yêu cầu về công khai thông tin trên sàn KONEX

Hình thức thông tin công bố

Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thông thƣờng DNNVV niêm yết trên sàn KONEX Yêu cầu công bố công khai thông tin

Báo cáo tài chính quý Có Miễn Báo cáo tổng hợp định kỳ

hàng năm (bao gồm báo cáo đã kiểm toán)

Có Có

Báo cáo định kỳ 6 tháng Có Miễn Các thông tin bắt buộc phải

công bố Khoảng 70 loại thông tin

Một số thông tin cơ bản như gian lận hay biển thủ

Nguồn: Trần Thị Vân Anh (2016)

Mặc dù các quy định đối với công ty niêm yết được nới lỏng hơn nhưng để bảo vệ nhà đầu tư cũng như giảm thiểu các giao dịch không lành mạnh, Chính phủ Hàn Quốc có những quy định riêng đối với hoạt động của sàn KONEX như: Giới hạn đối tượng được phép đầu tư trực tiếp bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp (quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư là các định chế), nhà đầu tư nhỏ lẻ có số tiền đặt cọc tối thiểu là 300 triệu won và thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật Dịch vụ đầu tư tài chính và thị trường vốn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ được phép đầu tư tối đa 30 triệu won/năm, gián tiếp qua các quỹ.

Chính sách hỗ trợ đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp

Để hỗ trợ các DNKN huy động vốn cho giai đoạn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, song song với việc xây dựng Sàn Chứng khoán chuyên biệt KONEX, Chính phủ Hàn Quốc triển khai kế hoạch đầu tư 2,91 tỷ đô la Mỹ, trong đó phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư vào các DNKN thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân ở các giai đoạn khác nhau. Bên cạnh đó, từ năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc giảm bớt một số loại thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu

tư được miễn giảm thuế với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình từ các DNKN. Mặt khác, Chính phủ cũng thiết lập các quỹ đầu tư thiên thần nhà nước dành cho các DNKN với quy chế hoạt động đặc biệt, theo đó mặc dù sử dụng vốn của nhà nước nhưng nếu dự án đầu tư vào bị thất bại, những người đứng đầu quỹ cũng không bị truy cứu trách nhiệm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Hàn Quốc đã chuẩn bị cho các DNKN của mình một cơ chế dễ dàng huy động vốn ở mọi giai đoạn: Giai đoạn vốn mồi và phôi thai: DNKN có thể huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm được đồng đầu tư bởi Chính phủ, cho tới khi đạt quy mô đủ lớn thì hoạt động huy động vốn sẽ diễn ra tại Sàn KONEX. Cho đến khi đạt tới giai đoạn trưởng thành thì doanh nghiệp có thể chuyển sang huy động vốn tại Sàn chứng khoán KOSDAQ. Ngoài ra, các cơ chế hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)