Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi các mô hình quốc gia khởi nghiệp của Singapore, Hàn Quốc, Israel và các quốc gia thành công khác để giúp nâng cao khả năng huy động vốn cho DNKN ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia sẽ gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng kinh nghiệm khởi nghiệp của các quốc gia khác vào thực tiễn. Vì vậy, Việt Nam cần ứng dụng một cách linh hoạt để phù hợp với các quy định của pháp luật, đặc điểm xã hội, văn hóa để tạo ra một hệ sinh thái tốt cho khởi nghiệp. Những bài học kinh nghiệm quốc tế có thể rút ra để góp phần nâng cao khả năng huy động vốn của DNKN tại Việt Nam là:
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có thể nghiên cứu chính sách tập trung vào các công cụ tài chính và các cơ chế cấp vốn của Singapore để xây dựng có trọng điểm các loại hình và giải pháp hỗ trợ DNKN tại Việt Nam một cách phù hợp với hoàn cảnh tài chính của mình. Song song đó, cần tạo ra cơ chế để các quỹ đầu tư mạo hiểm, khu vực kinh tế tư nhân cùng đồng hành với DNKN (và với Chính phủ) để giảm nhẹ gánh nặng tài chính và rủi ro cho các bên.
Thứ hai, Chính phủ cần tạo điều kiện môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo môi trường pháp lý hoàn thiện để xây dựng một thị trường vốn dành cho các DNKN và môi trường cho các nhà đầu tư. Ý tưởng xây dựng một thị trường chứng khoán chuyên dành cho các DNKN theo mô hình KONEX (Hàn Quốc) là ý tưởng hữu hiệu giúp các DNKN có thể tiếp cận được các nguồn vốn với những tiêu chuẩn ở mức thấp hơn, tách bạch với niêm yết, thị trường linh hoạt hơn, có lợi cho cả DNKN và nhà đầu tư.
Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng đến hoạt động kết nối khởi nghiệp toàn diện hơn, hội nhập toàn cầu. Việt Nam có thể xem Israel là bài học về sự kết hợp sức mạnh nội lực với dòng vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài để chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và học tập mô hình quản trị hiện đại cho DNKN nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Thứ tư, bản thân người làm công tác quản trị trong DNKN cần phải có sự chuẩn bị bài bản, kỹ càng và có hệ thống ngay từ khâu đầu tiên để nắm bắt được cơ hội huy động vốn do các nhà đầu tư chỉ đầu tư vào DNKN nếu họ thấy được tiềm năng phát triển.
Kết luận chƣơng 1
Với ý nghĩa là khung lý thuyết cho luận văn, chương 1 tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất, trình bày tổng quan về DNKN, vai trò của DNKN đối với nền kinh tế và các hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp này.
- Thứ hai, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNKN bao gồm: thông tin khởi nghiệp, năng lực nội tại của DNKN, chính sách của Chính phủ, các yếu tố của nền kinh tế và sự liên kết trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
- Thứ ba, từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tác giả đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề huy động vốn cho DNKN.
Từ nền tảng lý thuyết trên, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng huy động vốn của các DNKN tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2018 theo từng nội dung trong hoạt động huy động vốn của DNKN ở chương 2 và đề ra những giải pháp hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu bài học kinh nghiệm được đúc kết trong thời gian qua ở chương 3 của luận văn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012-2018 2.1.1. Các điều kiện kinh tế-xã hội cho hoạt động khởi nghiệp
Tiếp đà phát triển của nền kinh tế trong năm 2017, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
Riêng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018, tỷ trọng quy mô kinh tế Thành phố chiếm 23,97% so với quy mô kinh tế cả nước, cao hơn năm 2017 (23,41%) và năm 2016 (23,45%) và cao nhất từ trước đến nay; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% (cùng kỳ tăng 8,25%). Tình hình kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định trong những năm gần đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và DNKN nói riêng.
Vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo không gian và cơ hội, ý tưởng, mô hình kinh doanh mới cho những nhà khởi nghiệp tiềm năng. Các chuyển dịch chuỗi giá trị và mạng sản xuất hướng vào những khu vực kinh tế năng động như Việt Nam, đang tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (2017) đã đề cập các số liệu: “Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ năm ở châu Á-Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Việt Nam cũng là nước kết nối di động cao với khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Dự báo đến năm 2020, Việt
Nam sẽ là quốc gia trong nhóm đứng đầu khu vực về số người sử dụng điện thoại di động”. Đây vừa là một nền tảng quan trọng vừa là cơ hội lớn cho các DNKN và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Tuy DNKN không nhất thiết phải thuộc lĩnh vực này nhưng ở Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới, phần lớn DNKN đổi mới sáng tạo là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và có ứng dụng công nghệ mới, vì trong các lĩnh vực này dễ có mô hình kinh doanh “có tiềm năng tăng trưởng nhanh” về quy mô người dùng, khách hàng hoặc doanh thu, lợi nhuận.
2.1.2. Biến động về số lƣợng doanh nghiệp đăng ký hoạt động
Xét trong phạm vị cả nước
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 với những điều khoản thông thoáng hơn liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tạo động lực mới cho làn sóng thành lập doanh nghiệp những năm tiếp theo.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong giai đoạn 2012-2018, đã có 684.659 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đáng chú ý trong giai đoạn 2014-2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng mạnh với trung bình một năm có 107.566 doanh nghiệp thành lập. Tuy nhiên, với số liệu thống kê về số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể có được từ năm 2012 đến năm 2018 cho thấy con số này ngày càng có xu hướng tăng lên. Mức cao nhất là 106.965 doanh nghiệp trong năm 2018, trong đó có 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và 16.314 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (xem Hình 2.1).
Hình 2.1. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập và ngừng hoạt động trong cả nƣớc giai đoạn 2012-2018
Nguồn: Tác giử xử lý số liệu từ báo cáo hàng năm của Tổng Cục Thống kê
Xét trong phạm vi cả nước có thể thấy mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt cho thấy sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn 2012-2018, mặt khác cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu, kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn. Theo thống kê của tạp chí Echelon, Singapore – một trong những tạp chí trực tuyến lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, Việt Nam có khoảng 3.000 DNKN vào năm 2018. Con số này tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính vào năm 2015 (khoảng
69.874 76.955 74.842 94.754 110.100 126.859 131.275 54.261 60.737 67.823 80.858 73.145 72.666 106.965 78% 79% 91% 85% 66% 57% 81% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 doanh nghiệp
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập Số doanh nghiệp ngừng hoạt động
Tỷ lệ số doanh nghiệp đăng ký thành lập/ số doanh nghiệp ngừng hoạt động
1.800 doanh nghiệp). Tuy nhiên nếu so sánh số lượng DNKN năm 2018 theo thống kê này với số lượng doanh nghiệp đăng ký mới năm 2018 là (131.275 doanh nghiệp) thì số lượng DNKN chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ là 2,3%.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm tích cực hơn so với cả nước. Điển hình là chỉ tiêu số doanh nghiệp thành lập mới của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2018 luôn chiếm trên 32% so với số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của chỉ tiêu này giai đoạn 2014-2018 là 15,5% (xem Hình 2.2).
Hình 2.2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập và ngừng hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2018
Một chỉ tiêu tích cực khác là số doanh nghiệp ngừng hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm rõ rệt trong giai đoạn 2014-2018, cụ thể từ 22.423 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2014 giảm còn 9.950 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2018. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngừng hoạt động của cả nước có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 67.823 doanh nghiệp trong năm 2014 lên 106.965 doanh nghiệp trong năm 2018. Xét về số tương đối, tỷ lệ giữa số doanh nghiệp ngừng hoạt động/số doanh nghiệp thành lập mới ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh từ con số kỷ lục 94% (năm 2014) xuống chỉ còn 24% (năm 2018). Tỷ lệ này tính chung cả nước năm 2018 là 81%.
Sự chêch lệch lớn cùng xu hướng biến động ngược chiều nhau ở các chỉ tiêu trên cho ta thấy tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự thuận lợi và chuyển biến tích cực hơn so với cả nước. Thực trạng này cho thấy phần nào tác động của các chính sách và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
2.1.3. Chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam
Dựa theo Báo cáo GEM (viết tắt của Global Entrepreneurship Monitor là Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu) năm 2017/18 được thực hiện từ khảo sát 54 nền kinh tế, VCCI đã xây dựng Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018. Theo báo cáo này, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2017 tiếp tục có xu hướng cải thiện về điểm số ở những chỉ số đứng đầu ở những năm trước, tuy nhiên lại giảm đi ở những chỉ số đứng sau. Thứ tự xếp hạng của các chỉ số cơ bản vẫn được duy trì khi mà cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố được đánh giá cao nhất trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, đạt 4,19 điểm (trên thang điểm từ 1 đến 5). Hai yếu tố tiếp theo được các chuyên gia đánh giá cao là sự Năng động của thị trường nội địa (4,15 điểm) và Văn hóa và chuẩn mực xã hội (3,62 điểm). Nếu những năm trước đây thường chỉ có ba chỉ số này trong số 12 chỉ số là đạt trên mức trung bình (mức 3 điểm), thì năm 2017 đã có thêm chỉ số về các Quy định của Chính phủ (3,02). Tám chỉ số còn lại được các
chuyên gia đánh giá dưới mức trung bình, trong đó ở ba vị trí cuối cùng lần lượt là: Chuyển giao công nghệ (2,19 điểm), Chương trình hỗ trợ của Chính phủ (2,09 điểm) và đặc biệt là Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông (1,83 điểm) (xem Hình 2.3).
Đơn vị: Thang điểm từ 1 đến 5
Hình 2.3. Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013-2017
Nguồn: VCCI (2018)
Khi so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam với 54 nước khác trên thế giới cùng tham gia vào nghiên cứu GEM trong năm 2017, thứ tự của các điều kiện kinh doanh lại có những khác biệt. Bảng 2.1 cho thấy hai chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là: Năng động của thị trường nội địa (5/54), Văn hóa và chuẩn mực xã hội (6/54). Đây cũng chính là hai chỉ số của Việt Nam được xếp hạng cao nhất trong năm 2014 và năm 2015. Ba chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thứ hạng thấp nhất của Việt Nam năm 2017 là: Tài chính cho kinh doanh (39/54), Giáo dục kinh doanh
sau phổ thông (40/54) và Chương trình hỗ trợ Chính phủ (43/54). Trong đó, chỉ số mà tác giả muốn đề cập liên quan đến nội dung nghiên cứu luận văn lần này là Tài chính cho kinh doanh là chỉ số đạt khá thấp. Trong giai đoạn 2013-2017, chỉ số này luôn thấp hơn mức trung bình (mức 3 điểm) và thuộc nhóm các chỉ số mà Việt Nam cần phải cải thiện. Chỉ số Tài chính cho kinh doanh trong bộ 12 chỉ số của GEM giai đoạn 2013-2017 phần nào phản ánh thực trạng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc xây dựng cơ chế tài chính cho DNKN ở trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.1. Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017
Điều kiện kinh doanh
Năm 2017 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Điểm Thứ hạng/54 Điểm Thứ hạng/62 Điểm Thứ hạng/73 Điểm Thứ hạng/69 Năng động của thị trường nội địa
4,15 5 3,59 11 3,71 6 3,5 15
Văn hóa và chuẩn mực xã hội 3,62 6 3,23 14 3,13 17 3,1 20 Cơ sở hạ tầng 4,19 10 4,07 17 3,75 39 3,58 43 Độ mở của thị trường nội địa 2,79 12 2,51 28 2,43 52 2,66 32 Chính sách của Chính phủ 2,4 13 2,78 15 2,93 20 2,89 20 Quy định của Chính phủ 3,02 25 2,62 25 2,46 32 2,77 13 Chuyển giao công nghệ 2,19 34 2,33 30 2,3 40 2,54 20 Giáo dục kinh doanh
bậc phổ thông
1,83 34 1,57 47 1,83 51 1,97 46 Dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh
2,82 36 2,93 42 2,93 41 2,89 45 Tài chính cho kinh
doanh
2,27 39 2,12 50 2,37 44 2,4 42
Giáo dục kinh doanh sau phổ thông 2,61 40 2,53 47 2,64 58 2,64 50 Chương trình hỗ trợ Chính phủ 2,09 43 2,14 50 2,35 54 2,5 38 Nguồn: VCCI (2018)
2.1.4. Khung pháp luật và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Ở cấp Trung ương
“Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi như lúc này”. Đó là thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc-người đứng đầu Chính phủ khẳng định về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ DNKN phát triển, trong đó, môi trường pháp lý đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành bại của DNKN. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung và DNKN nói riêng điển hình như:
(i) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/06/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
(ii) Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát