Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của NHTM nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Nền kinh tế có ổn định, bền vững, thu nhập bình quân đầu người có cao, trình độ học vấn của dân cư có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của NHTM. Bởi khi đó tiết kiệm trong xã hội sẽ cao, khả năng tin tưởng vào hoạt động của ngành ngân hàng sẽ ngày càng được nâng lên. Một hệ quả tất yếu là làm cho các thành phần kinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng theo từng mục tiêu cụ thể. Và ngược lại, trong vùng kinh tế có tình hình xã hội bất ổn định,
tốc độ phát triển của kinh tế còn hạn chế, điều này làm cho tiết kiệm trong xã hội đạt mức thấp, thêm vào đó là tâm lý ưa dùng tiền mặt, chưa có thái độ quan tâm thật sự tới các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, dẫn tới việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn. Ngoài ra, chính sách huy động vốn của ngân hàng còn chịu tác động của những nhân tố khác như tỷ lệ lạm phát của đồng tiền, sự suy thoái của nền kinh tế. Các nhân tố này ít nhiều đều có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, có nhân tố ảnh hưởng rất mạnh, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
2.2.2.2. Môi trƣờng pháp luật
Tại mỗi quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động của NHTM trong đó có hoạt động huy động vốn đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của pháp luật, và sự điều hành giám sát quản lý từ phìa Ngân hàng Nhà nước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay Ngân hàng Nhà nước đề ra. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty do đó các chi nhánh ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTW ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay,…, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi dẫn tới sự thay đổi về quy mô và chất lượng hoạt động huy động vốn.
Đặc biệt, chính sách tiền tệ là phương thức mà NHTW sử dụng có tác động đến lượng cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, chỉ một sự thay đổi nhẹ trong chính sách tiền tệ đều sẽ gây ra những biến động lớn cho hoạt động của ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn mà chúng ta đang nói tới ở đây. Chẳng hạn như:
- Chính sách tiền tệ mở rộng: là việc NHTW cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế bằng những công cụ như: hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,… làm tăng tổng cầu, nhờ vậy quy mô nền kinh tế mở rộng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản suất dẫn tới tăng trưởng kinh tế, tạo ra được công ăn việc làm, giảm tỷ lệ
thất nghiệp, thu nhập của người dân gia tăng, kết quả là NHTM có thể gia tăng được nguồn vốn huy động với các biện pháp và chính sách hợp lý.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: là việc NHTW giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế bằng các công cụ như: nâng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,… từ đó thu hẹp tổng cẩu làm mức giá chung giảm xuống, kìm hãm sự phát triển kinh tế, kiềm hãm lạm phát,… Tuy nhiên, với chính sách này thì ngân hàng sẽ phải giảm mức lãi suất huy động, thu nhập của người dân cũng sẽ giảm, vì thế hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn này cũng sẽ gặp khó khăn.
2.2.2.3. Môi trƣờng cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Ngành ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Hiện nay, số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn. Ngoài ra, hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làm cho tính cạnh tranh của ngân hàng ngày càng cao. Các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ. Do đó, ngân hàng phải xây dựng được mức lãi suất như thế nào là hợp lý nhất, hấp dẫn nhất kết hợp với danh tiếng và uy tín để tăng được thị phần huy động vốn. Điều này rất khó khăn vì nếu lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì lãi suất cho vay cũng phải tăng lên để đảm bảo ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận, nếu lãi suất thấp hơn thì lại không thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, những năm gần đây, với bất ổn trong nền kinh tế, lạm phát gia tăng, sự lạm dụng yếu tố lãi suất để gia tăng vốn huy động của các ngân hàng cũng mang lại những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, vì thế NHTW đã tiến hành quy định mức lãi suất trần cho các NHTM, từ đó lãi suất không c n được sử dụng phổ biến trong cạnh tranh như trước nữa, thay vào đó là sự phát triển và mở rộng các tiện ích và
dịch vụ đa dạng để lôi kéo khách hàng là biện pháp cạnh tranh chủ yếu ngày nay tại các NHTM.
2.2.2.4. Ý thức tiết kiệm của khách hàng cá nhân
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Đây là lượng tiền nhàn rỗi có được do người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiêu yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, sự ổn định của nến kinh tế. Nếu nền kinh tế mất ổn định, giá trị đồng tiền luôn biến động thì người dân có xu hướng cất trữ vàng bạc, mua bất động sản,… là những tài sản có tính ổn định cao hơn. Bên cạnh đó, tiêu dùng và tiết kiệm là hai nhân tố đối lập nhau nên khi tiêu dùng tăng thì tiết kiệm giảm và ngược lại. Do vậy, khi tâm lý thích tiêu dùng của khách hàng tăng thì lượng tiền họ gửi vào ngân hàng sẽ giảm. Do đó, ngân hàng cần phải nắm bắt được yếu tố tâm lý của người dân để từ đó đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp.
2.2.2.5. Văn hóa xã hội – Tâm lý khách hàng
Ở một số nước phát triển, người dân đã tìm thấy được các tiện ích, sự an toàn trong việc thực hiện giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt, do đó họ mở tài khoản tại ngân hàng. Kết quả là ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn từ tài khoản tiền gửi thanh toán với chi phí sử dụng vốn thấp. Vì vậy, các NHTM cần tạo ra những tiện ích cho các dịch vụ ngân hàng và chính sách lãi suất hợp lý để dần thay đổi thói quen của người dân.
Ở Việt Nam, việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến trong dân chúng do thói quen sử dụng tiền mặt, tích lũy, cất trữ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn tiền gửi từ KHCN tại ngân hàng. Mặt khác, nhân tố tâm lý khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng có thể làm tăng hoặc giảm sút lượng tiền gửi từ khách hàng. Những biến động về kinh tế, chính trị
trong và ngoài nước đều tác động đến tâm lý người gửi tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ bị mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng.
Như vậy, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với KHCN giúp ngân hàng đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quy mô các khoản tiền gửi và sự biến động của chúng để đề ra các chính sách duy trì và phát triển nguồn vốn huy động tiền gửi từ KHCN một cách hợp lý.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Các ngân hàng lớn trên thế giới đã tận dụng rất tốt những thế mạnh về mạng lưới, công nghệ hiện đại để áp dụng vào việc phát triển các sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút khách hàng. Dựa trên việc xem xét, nghiên cứu những ưu điểm của các sản phẩm trên, các NHTM có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của từng ngân hàng trong nước. Để tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng lớn hiện nay triển khai nhiều sản phẩm huy động tiền gửi có lãi suất hấp dẫn, kết hợp với các ưu đãi như quà tặng, cơ hội trúng thưởng, tích lũy điểm thưởng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng các hình thức ưu đãi này khi phát triển sản phẩm giúp ngân hàng kết hợp đồng thời giữa việc thu hút nguồn vốn, phát triển sản phẩm thanh toán và gia tăng nhu cầu chi tiêu của khách hàng - cũng là biện pháp phát triển khôi phục kinh tế.
Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn trên thế giới cũng rất chú trọng đến việc cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ, uy tín và mạng lưới rộng khắp. Họ đã tận dụng ưu thế này để phát triển các sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng như giảm phí dịch vụ quốc tế cho khách hàng đã có gửi tiền tại ngân hàng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán tại các điểm giao dịch ở các quốc gia khác một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng. Hiện tại các ngân hàng
của Việt Nam chưa phát triển mạnh hệ thống giao dịch tại các quốc gia khác, nhưng đây cũng là một hướng phát triển dịch vụ nên được xem xét trong quá trình phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.
Kết luận chƣơng 2
Trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, hoạt động huy động vốn có vị trí cực kỳ quan trọng vì tạo ra nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như cấp tín dụng, thanh toán quốc tế và các hoạt động khác.
Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi và những yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi đối với KHCN tại NHTM. Việc tìm hiểu những yếu tố này làm tiền đề để thiết kế mô hình nghiên cứu và phân tích thực trạng tác động của các yếu tố đến huy động vốn tiền gửi đối với KHCN tại BIDV Gia Lai ở chương 3 và chương 4.
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Các nghiên cứu trƣớc đây
ThS Đường Thị Thanh Hải (Tạp chí tài chính số 5.2014), để nâng cao khả năng huy động vốn của NHTM cần phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Trong đó, những yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm chu kỳ phát triển kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, yếu tố tiết kiệm của dân cư. Những yếu tố thuộc về ngân hàng gồm có: chiến lược kinh doanh, các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, đổi mới công nghệ, hoạt động marketing và thâm niên – uy tín của ngân hàng.
Trần Thị Hợi (2012), “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CN 1 TP.Hồ Chí Minh”. Trong phần tài liệu này tác giả đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của các NHTM bao gồm: Chu kỳ phát triển kinh tế; Môi trường pháp lý; Môi trường cạnh tranh; Yếu tố tiết kiệm của dân cư; Chiến lược kinh doanh của NH; Các hình thức huy động vốn, chất lượng các dịch vụ do NH cung ứng và hệ thống các mạng lưới; Chính sách lãi suất; Đổi mới công nghệ NH; Hoạt động Marketing NH; Mức độ thâm niên và thương hiệu của NH.
Đỗ Thành Nam (2013), “Giải pháp gia tăng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư & phát triển Việt Nam”. Trong phần tài liệu này tác giả đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của các NHTM bao gồm: Môi trường cạnh tranh; Môi trường luật pháp; Chu kỳ phát triển kinh tế; Văn hóa – xã hội, tâm lý khách hàng; Ý thức tiết kiệm của dân cư; Khả năng chấp nhận rủi ro đối với TCKT và ĐCTC; Các hình thức huy động vốn, chất lượng các dịch vụ do NH cung ứng và hệ thống các mạng lưới; Chính sách lãi suất; Đổi mới công nghệ NH; Mức độ thâm niên và thương hiệu của NH.
Bảng 3. 1: Tóm tắt kết quả các bài nghiên cứu trƣớc đây
khảo sát (Các yếu tố ảnh hƣởng)
1 Ths. Đường Thị
Thanh Hải (2014) Việt Nam
- Chu kỳ phát triển kinh tế
- Môi trường cạnh tranh - Môi trường pháp luật - Yếu tố tiết kiệm của dân cư
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
- Các hình thức huy động vốn
- Chính sách lãi suất
- Đổi mới công nghệ - Hoạt động Marketing
- Mức độ thâm niên và thương hiệu ngân hàng.
2 Trần Thị Hợi
(2012) Hồ Chí Minh
- Chu kỳ phát triển kinh tế
- Môi trường cạnh tranh - Yếu tố tiết kiệm của dân cư
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
- Các hình thức huy động vốn
- Chính sách lãi suất
- Hoạt động Marketing
- Mức độ thâm niên và thương hiệu ngân hàng.
3 Đỗ Thành Nam
(2013) Việt Nam
- Môi trường cạnh tranh - Môi trường pháp luật - Chu kỳ phát triển kinh tế
- Tâm lý, văn hóa xã hội - Ý thức tiết kiệm của dân cư
- Khả năng chấp nhận rủi ro đối với TCKT và ĐCTC
- Các hình thức huy động vốn và chất lượng dịch vụ
- Chính sách lãi suất
- Đổi mới công nghệ
- Mức độ thâm niên và thương hiệu.
3.2. Mô hình nghiên cứu.
Có nhiều các nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại như nghiên cứu của các tác giả sau: Trần Thị Hợi (2012) và Đỗ Thành Nam (2013). Mô hình nghiên cứu đề nghị dựa vào các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, việc kế thừa là không hoàn toàn mà có những điều chỉnh, bổ sung
thêm các thành phần yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi khách hàng của BIDV Gia Lai.
Qua khảo sát sơ bộ 55 khách hàng cá nhân gửi tiền tại BIDV Gia Lai, nhân viên thực hiện công tác huy động vốn và lãnh đạo tại các phòng giao dịch, trụ sở của BIDV Gia Lai. Tổng hợp các ý kiến khảo sát, các yếu tố có khả năng tác động đến quyết định gửi tiền của KHCN gồm các yếu tố khách quan (chu kỳ phát triển kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường cạnh tranh, ý thức tiết kiệm của khách hàng cá nhân, văn hóa xã hội – tâm lý khách hàng), các hình thức huy động vốn – chất lượng dịch vụ, chính sách lãi suất, thương hiệu uy tín – năng lực tài chính của ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất – công nghệ, hoạt động truyền thông – chính sách marketing.
Trên cơ sở đó, đã đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu gồm 7