Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 97)

Để ổn định hoạt động của thị trường tiền tệ, giúp hoạt động của các ngân hàng lành mạnh, huy động được nguồn vốn trong xã hội, Chính phủ cần có các chính sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ NHTM hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững. Cụ thể:

 Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM dựa trên hai góc độ: giá trị đồng tiền ổn định và gia tăng thu nhập người dân, từ đó khơi tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát. Sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Hơn nữa tỷ lệ lạm phát cao cũng làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể không thực hiện được. Do vậy, việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

 Duy trì sự tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM, tạo sự dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng.

 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động huy động vốn của các NHTM Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó

việc hoàn thiện môi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trong không thể trì hoãn. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng hướng có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế giải pháp, các văn ban pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn đồng nhất với các bộ luật khác đối với hệ thống ngân hàng để tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống phát luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

 Thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế

Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ – TTg phê duyệt dề án không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, đến nay đã thục hiện dược 12 năm. Tuy nhiên, nhìn chung thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định 291, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Từ đó, làm hạn chế tiền mặt trong dân cư và gia tăng lượng tiền trong tài khoản ngân hàng.

5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Với vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ thông qua điều hành chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Do đó, các NHTM cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước từ nhiều mặt như sau:

- Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng,

đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với điều hành tổng phương tiện thanh toán để thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

- Về điều hành lãi suất và tỷ giá: điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất của NHNN để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét không quy định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Theo dõi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối, thường xuyên rà soat số liệu báo cáo cán cân thanh toán quốc tế để có cơ sở đánh giá cung cầu ngoại tệ, theo đó điều hành tỷ giá phù hợp, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: NHNH cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại cụ thể từng TCTD theo chất lượng tín dụng và mức độ an toàn, đặc biệt là các ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch cho hoạt động ngân hàng, tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

- Quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quan trị rủi ro của các ngân hàng thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các Ngân hàng trong nước và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các Ngân hàng trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ.

5.2.3 Đối với Ngân hàng Thƣơng mại cổ phẩn Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Chiến lược huy động vốn của BIDV được xây dựng dựa trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu của khách hàng và định hướng phát triển của BIDV.

- Trong thời gian qua, một trong những yếu tố làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả huy động vốn là việc triển khai quá nhiều dòng sản phẩm tiền gửi, chồng chéo trong khi tính ưu việt của sản phẩm không cao, lợi thế cạnh tranh thấp, cơ chế

vận hành tương đối cứng nhắc do chiu dức ép về cơ chế lãi suất mua bán giữa hội sở và các chi nhánh thiếu linh hoạt và không hấp dẫn. Do đó, yêu cầu đặt ra với BIDV hiện nay là cần thiết phải nghiên cứu xây dựng và triển khai được các dòng sản phẩm tiền gửi đáp ứng được các yêu cầu đ i hỏi hiện nay của thị trường như:

 Nhạy bén với diễn biến lãi suất thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh, hài hòa lợi ích giữa Ngân hàng và khách hàng.

 Phát triển sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn khách hàng (quan trọng, cần thiết, tiềm năng,..) trên cơ sở đó có cơ chế chính sách về lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm duy trì ổn định nền khách hàng và thu hút gia tăng nhóm khách hàng mới.

 Thiết kế và xây dựng các dòng sản phẩm tiết kiệm linh hoạt cao về kỳ hạn hoặc cho phép gửi tích lũy với lãi suất cao theo kỳ hạn tích lũy,...

 Đồng bộ, dễ triển khai, không chồng chéo và tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm tiền gửi với nhau. Có cơ chế khuyến khích rõ ràng và đảm bảo thu nhập cho chi nhánh.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị khi triển khai các sản phẩm tiền gửi mới trên các kênh thông tin đại chúng.

- Hoàn thiện cơ chế giá điều chuyển vốn và phân cấp ủy quyền quyết định lãi suất huy động vốn. Trong điều kiện lãi suất thị trường tăng cao, tiệm cận và thậm chí vượt lãi suất cho vay, đề nghị BIDV thực hiện cơ chế cấp bù để hỗ trợ chi nhánh thực hiện các khoản tiền gửi lớn. Đồng thời triển khai cơ chế giá vốn riêng cho nhóm khách hàng quan trọng theo hướng cao hơn giá vốn thông thường để từ đó chi nhánh có điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh giữ khách hàng.

- Thực hiện phân cấp ủy quyền trong điều hành hoạt động huy động vốn dân cư nhằm tăng tính chủ động của chi nhánh trong việc quyết định lãi suất tiền gửi, thẩm quyền của các chi nhánh trong việc nhận các khoản tiền gửi từ KHCN.

- Tiếp tục thực hiện triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm tiền gửi (qua Internet Banking/Mobile Banking). Tập trung cải tiến công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu đổi

mới ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ trong công tác phát triển sản phẩm huy động vốn mới, khai thác số liệu đánh giá hiệu quả sản phẩm tiền gửi.

- Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ thông qua các chương trình đào tạo, nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, kỹ năng giao tiếp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Trên cơ sở những phân tích thực trạng các nhân tố đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng HĐVTG đối với KHCN tại BIDV Gia Lai ở chương 2, chương 5 đã đề xuất các giải pháp phát huy các yếu tố tích cực nhằm nâng cao huy động vốn tiền gửi đối với KHCN tại ngân hàng. Bên cạnh các giải pháp đã đề ra . BIDV Gia Lai cần kết hợp với các đường lối chủ trương, chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, của Hội sở chính BIDV và các Bộ - Ngành liên quan. Điều này làm tăng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Một trong những khác biệt về vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp là nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phần lớn là do huy động từ tiền gửi của khách hàng mà có. Do đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của ngân hàng và việc thu hút khách hàng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh như hiện nay được các NHTM đặc biệt quan tâm.

Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng, luận văn đã đề ra những giải pháp vận dụng tác động của những yếu tố nhằm tăng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá

nhân để thu hút tối đa lượng tiền nhàn rồi trong dân cư, phát huy vị thế vững chắc của BIDV Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần thúc đẩy sự nghiệp của ngành ngân hàng nói riêng và kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bên cạnh những thành công nhất định trong quá trình nghiên cứu, luận văn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế là do thời gian nghiên cứu có hạn, đối tượng khảo sát là KHCN – có trình độ khác nhau nên luận văn chỉ phân tích các nhân tố như uy tín, cơ sở vật chất, sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm huy động vốn tiền gửi, đội ngũ nhân sự mà chưa đi sâu phân tích các nhân tố khách quan.

Trên cơ sở nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo sẽ có hướng tiếp cận, đánh giá đầy đủ, tổng quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến HĐVTG đối với KHCN tại các NHTM. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện luận văn, nhưng luận văn cũng rất khó để đạt được sự hoàn thiện, kính mong sự góp ý chân thành, kịp thời của qúy Thầy, Cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thị Thu Lan, 2013. Tăng cường huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

2. Đường Thị Thanh Hải, 2014. Nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tạp chí Tài chính, số 5 – 2014.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, tập 1 & 2.

4. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 5. Nguyễn Đăng Dờn, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TP.HCM.

7. Trầm thị Xuân Hương, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

8. Tài liệu nội bộ: Báo cáo thường niên BIDV Gia Lai năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. 9. https://tintaynguyen.com/hieu-qua-tu-mo-hinh-ban-le-kinh-doanh-moi-tai- bidv-gia-lai/101086/. 10. http://www.gialai.gov.vn/lists/tintucsukien/detail.aspx?itemid=16275. 11. http://baogialai.com.vn/channel/8207/201602/bidv-gia-lai-giu-vung-vi-the- ngan-hang-dan-dau-2423456/ 12. Website: Bidv.com.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào các Anh/Chị, tôi tên Hồ Vũ Thanh Thủy, hiện là học viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh . Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Gia Lai ” Tôi hy vọng có được sự hỗ trợ của các Anh/Chị bằng việc

trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát. Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát này không phục vụ mục đích kinh doanh mà chỉ dùng cho việc nghiên cứu kiểm định những lý thuyết của tôi trong chủ đề này. Tất cả các ý kiến của các anh/chị đều có giá trị cho nghiên cứu của tôi. Rất mong được sự cộng tác chân thành của các anh/chị. Trân trọng cảm ơn.

I. ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG

VỐN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV GIA LAI

Anh/ Chị vui l ng thể hiện mức độ đồng ý của mình đối với mỗi phát biểu dưới đây theo thang điểm có 5 bậc, tương ứng mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5. Cụ thể như sau: 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

*Lưu ý: Chỉ chọn duy nhất một mức độ hài l ng đối v i mỗi phát bi u

Nhân tố Mức độ đồng ý I.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách

hàng cá nhân

1. Các hình thức huy động vốn và chất lƣợng dịch vụ

- Tôi sẽ gửi tiền vào ngân hàng có hình thức và kỳ hạn huy động vốn đa dạng, linh hoạt cho khách hàng.

1 2 3 4 5

- Tôi sẽ gửi tiền vào ngân hàng có nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng.

1 2 3 4 5

- Các dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt, giao dịch đơn giản nhanh chóng

1 2 3 4 5

2. Chính sách lãi suất

- Lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng có cạnh tranh với các ngân hàng khác.

1 2 3 4 5

- Lãi suất huy động tiền gửi linh hoạt theo nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)