Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 47)

3.5.1.Phân tích thống kê mô tả các biến (thông tin khách hàng)

Bảng 3.2: Thông tin chung về mẫu khảo sát

Đơn vị tính: mẫu, %

Chỉ tiêu Số cá nhân Tỷ lệ (%)

1 Giới tính 215 100

- Nam 80 37.21

- Nữ 135 62.79

2 Độ tuổi của ngƣời gửi tiền 215 100

- Từ 18 – 25 tuổi 22 10.23

- Từ 25 – 40 tuổi 67 31.16

- Từ 40 – 55 tuổi 99 46.05

- Từ 55 tuổi trở lên 27 12.56

3 Thu nhập bình quân của ngƣời gửi tiền 215 100

- Dưới 5 triệu đồng 42 19.53

- Từ 5 – 10 triệu đồng 105 48.84

- Trên 10 triệu đồng 68 31.63

4 Trình độ học vấn 215 100

- Cao đẳng, đại học 148 68.84

- Sau đại học 28 13.02

5 Nghề nghiệp 215 100

- Cán bộ, nhân viên nhà nước 98 45.58

- Nhân viên doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 56 26.05

- Kinh doanh tự do 39 18.14

- Khác 22 10.23

6 Hình thức gửi tiền mà khách hàng ƣa

chuộng 215 100

- Tiền gửi thanh toán 118 54.88

- Tiền gửi tiết kiệm 87 40.47

- Chứng chỉ tiền gửi 3 1.4

- Khác 7 3.26

7 Hình thức khuyến mãi đi kèm với huy

động vốn mà khách hàng thích 215 100

- Tiền, vàng 90 41.86

- Vật dụng cá nhân 67 31.16

- Quay số trúng thưởng 34 15.81

Với 215 quan sát từ các KHCN đang gửi tiền tại BIDV Gia Lai, cho kết quả của các biến thông tin chung như sau:

Về giới tính, người gửi tiền là nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn với 135 trường hợp, chiếm tỷ trọng 62.79%; phần còn lại là nam trong tổng số 215 quan sát.

Về độ tuổi, phần lớn người gửi tiền ở độ tuổi từ 40 – 55, chiếm tỷ trọng lớn nhất là 46.05%; tiếp theo là ở độ tuổi từ 25 – 40, chiếm 31.16%. Có thể lý giải rằng người gửi tiền trong độ tuổi này có thu nhập cao, ổn định nên khả năng gửi tiền vào ngân hàng là rất lớn để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau như giao dịch, thanh toán, đầu tư, tiết kiệm,… Tiếp theo là đến hai độ tuổi từ 18 – 25 và từ 55 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số 215 quan sát, lần lượt chiếm 12.56% và 10.23%, hai độ tuổi này là hai độ tuổi thường chưa và không có thu nhập nên khả năng gửi tiền vào ngân hàng thấp.

Về thu nhập: nhìn vào bảng thống kê mô tả ta thấy người gửi tiền có thu nhập từ 5 triệu trở lên gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn đối với những người có thu nhập dưới 5 triệu. Nguyên nhân khá rõ ràng, những người có thu nhập cao hơn sẽ có điều kiện gửi tiền vào ngân hàng hơn.

Người gửi tiền có trình độ học vấn ở bậc cao đẳng, đại học chiếm tỷ trọng cao nhất là 68.84%, đây là nhóm người có trình độ chuyên môn nhất định, có công việc, thu nhập và ổn định. Khách hàng còn lại là dưới phổ thông trung học và sau đại học chiếm vị trí thấp hơn là 18.14% và 13.02%.

Nghề nghiệp của người gửi tiền rất đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu là cán bộ nhân viên nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất 45.58%, vì đây là bộ phận người gửi tiền có thu nhập ổn định hàng tháng, thường được nhận lương qua tài khoản ngân hàng, mục đích gửi tiền tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong tương lai. Nhân viên doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng vị trí thứ 2 chiếm 26.05%, tiếp theo là người gửi tiền kinh doanh tự do chiếm 18.14% và còn lại là 10.23%.

Hình thức mà người gửi tiền ưa chuộng nhất là tiền gửi thanh toán chiếm 54.88%, tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm chiếm 40.47%, hai hình thức này cũng không có sự chênh lệch đáng kể.

Hình thức khuyến mãi mà người gửi tiền thích nhất là tiền/vàng chiếm 41.86%, quà tặng vật dụng cá nhân chiếm 31.16%, quay số trúng thưởng chiếm 15.81% và voucher giảm giá chiếm 11.16%.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên đây là mô hình đề xuất của tác giả lấy cơ sở từ chương 2 để đi vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại BIDV Gia Lai , làm tiền đề cho chương 4.

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA LAI

4.1. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Gia Lai

4.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, gọi tắt là BIDV được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 với cái tên đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Hòa mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng BIDV đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965 – 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975 – 1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (1990 – nay). BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất hiện nay.

BIDV hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính với hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích lũy và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ, BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Về mặt mạng lưới ngân hàng, BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng: gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ (BIC),… Và hiện diện thương mại rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc).

BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.

4.1.2. Sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi

nhánh Gia Lai

4.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai, viết tắt là BIDV Gia Lai, có trụ sở chính đặt tại 112 Lê Lợi, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, được thành lập theo số 580/TCVB ngày 15 tháng 11 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ tài chính – là một trong những chi nhánh lớn, năng động trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Các hoạt động chủ yếu của BIDV: BIDV Gia Lai thực hiện các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực huy động vốn, cho vay đầu tư, các hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại, thẻ, mua bán ngoại tệ và các hoạt động khác. Việc đa dạng các loại hình dịch vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của Trung ương, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương. Hiện tại, chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh bao gồm 4 phòng giao dịch đặt tại thành phố Pleiku, 1 phòng giao dịch đặt tại thị xã An Khê và 1 phòng giao dịch đặt tại huyện ĐăkĐoa.

4.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tính đến năm 2017, tỉnh Gia Lai có 19 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 6 Quỹ Tín dụng nhân dân với 118 điểm giao dịch tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Đến giữa năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã có thêm 5 Chi nhánh ngân hàng thương mại gia nhập nâng tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn là 32 đơn vị. Thị trường Gia Lai không lớn nhưng bị chia sẻ bởi nhiều ngân hàng làm tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn. Các NHTM có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn lẫn cho vay khiến chi nhánh gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, do đó thị phần bị chia sẻ là điều không thể tránh

khỏi. Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2013 – 2017 tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn ở mức tăng trưởng ổn định, bền vững.

Bảng 4. 1: Hoạt động kinh doanh tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng vốn huy động 3,865 3,884 4,515 4,547 4,889 Tốc độ tăng trưởng 0.50 16 1 8 2 Tổng dư nợ 5,165 6,555 9,353 11,379 12,414 Tốc độ tăng trưởng 26.90 43 22 9 3 Tổng doanh thu 173.1 232.4 317 326.37 359.6 Tốc độ tăng trưởng 34.28 36 3 10

4 Lợi nhuận trước

thuế 147.4 172.1 268 274.46 297.8

Tốc độ tăng trưởng 16.76 56 2 9

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017)

Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế qua các năm từ 2013 – 2017 đều tăng nhưng tốc độ không đồng đều nhau, năm 2014 và 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2016 và 2017, cụ thể:

Hoạt động huy động vốn

Tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ những ngân hàng TMCP khác đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn nhưng hoạt động huy động vốn những năm gần đây vẫn đạt được mức tăng trưởng tốt, tăng trưởng qua hàng năm. Tổng

huy động vốn năm 2013 là 3,865 tỷ đồng, năm 2014 là 3,884 tỷ đồng, tăng 0.5% so với năm 2013. Nguyên nhân là vì giữa năm 2013, BIDV Gia Lai thực hiện tách chi nhánh theo chỉ đạo của Hội sở chính, chia tách thành chi nhánh Gia Lai và chi nhánh Nam Gia Lai, lượng huy động vốn bị chia đôi nên 2014 nên làm giảm một phần lượng huy động. Sau một thời gian ngắn ổn định, lượng vốn huy động năm 2015 tiếp tục tăng trưởng bền vững, tăng lên thành 4,515 tỷ đồng, vượt 16% năm 2014, trở thành ngân hàng xếp thứ hai về thị phần tín dụng và huy động vốn. Tuy nhiên trong năm 2015, chi nhánh đã chú trọng phát triển nguồn vốn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, góp phần nâng cao số dư huy động vốn bình quân, cụ thể huy động vốn đối với tổ chức kinh tế tăng từ 900 tỷ đồng (năm 2014) lên 1,176 tỷ đồng (năm 2015), tăng khoảng 30%. Trong khi đó huy động vốn khách hàng cá nhân tăng 16%. Đến năm 2016, BIDV tiếp nhận ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) sát nhập, thành lập BIDV Phố Núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 3 chi nhánh BIDV, mức độ chia sẻ thị phần bắt đầu chia ra nhiều hơn đi kèm theo là mức độ cạnh tranh khá lớn, cộng với việc BIDV Phố Núi được ưu tiên hơn trong việc huy động vốn, tìm kiếm khách hàng với mức lãi suất cạnh tranh hơn, do đó tổng huy động vốn của BIDV Gia Lai năm 2016 bị chững lại, tuy không tăng nhiều (1% tăng trưởng) nhưng không chi nhánh vẫn giữ vững nền khách hàng không bị mất đi lượng huy động đã có. Năm 2017, hoạt động ngân hàng đã tạo được nhiều điểm sáng ấn tượng khi chính sách tiền tệ được Chính phủ điều hành kiên định, linh hoạt hiệu quả. Bằng các điểm nhấn tiêu biểu như mặt bằng lãi suất ổn định, lãi suất cho vay giảm nhẹ trong điều kiện lãi suất huy động không tăng. Có thể nói, xét về quy mô và tình hình tăng trưởng huy động vốn trong năm 2017, hệ thống BIDV chiếm 30.4% thị phần thì riêng BIDV Gia Lai đã chiếm tới 15.11% thị phần, huy động vốn đạt tới 4,889 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2016, trở thành ngân hàng đứng đầu về thị phần huy động vốn trên địa bàn Gia Lai. Chi nhánh liên tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình quảng bá hoạt động gắn liền với các sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của khách hàng, tranh thủ thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Đồng thời thành lập 1 phòng giao dịch tại huyện Đak

Đoa, mở mới 1 điểm hỗ trợ khách hàng tại huyện Kbang nhằm mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.

Biểu đồ 4. 1: Tình hình huy động vốn từ năm 2013 đến năm 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Gia Lai

Hoạt động tín dụng

Đón đầu được những khó khăn trong công tác tăng trưởng tín dụng, BIDV Gia Lai đã có những quyết định linh hoạt trong việc cung cấp các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo hướng của Chính phủ. Nhờ vậy, dư nợ tín dụng của BIDV Gia Lai đều tăng trưởng qua các năm, từ 5,165 tỷ đồng (2013) đến 12,414 tỷ đồng (năm 2017). Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu 0.44% trên tổng dư nợ. Tuy tốc độ tăng trưởng không đồng đều theo các năm, nguyên nhân một phần lớn là do chia sẻ thị phần sau 2 đợt tách chi nhánh và sát nhập. Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng cao còn vì Chi nhánh quan tâm phát triển mối quan hệ gắn bó truyền thống tốt với các doanh nghiệp, khách hàng và tích cực triển khai các gói tín dụng ưu đãi như: ưu đãi chăn nuôi b ,

3,865 3,884 4,515 4,547 4,889 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2013 2014 2015 2016 2017

gói hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, gói khách hàng cạnh tranh, hỗ trợ cá nhân và hộ kinh doanh,...

Biểu đồ 4. 2: Tình hình tăng trƣởng tín dụng từ năm 2013 đến năm 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Gia Lai

Lợi nhuận kinh doanh

Tương tự như vốn huy động và dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế của BIDV Gia Lai tăng trưởng qua các năm từ 2013 đến 2017. Đặc biệt năm 2015, là năm phát triển gần như xuất sắc của chi nhánh, mọi chỉ tiêu chính đều tăng ở mức độ cao hơn các năm c n lại. Đến năm 2016, 2017, mặc dù các ngân hàng TMCP xuất hiện một cách đông đảo hơn, mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, thị phần bị chia sẻ nhiều hơn nhưng với các chỉ tiêu chính như huy động vốn và dư nợ tín dụng đều phát triển dẫn đến kết quả kinh doanh cũng đi lên.

Có thể nói, xét về quy mô và tình hình tăng trưởng huy động vốn trong năm 2017, hệ thống BIDV chiếm 30.4% thị phần thì riêng BIDV Gia Lai đã chiếm tới 15.11% thị phần, huy động vốn đạt tới 4,889 tỷ đồng (tăng 342 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 7%), là ngân hàng đứng đầu thị phần huy động vốn trên địa bàn. Về

5,165 6,555 9,353 11,379 12,414 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2013 2014 2015 2016 2017

có những đóng góp chủ lực với tổng dư nợ tín dụng đạt 12,414 tỷ đồng, chiếm 15.71% thị phần (tỷ lệ tăng 9%).

Biểu đồ 4. 3: Tình hình tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế từ năm 2013 đến năm 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Gia Lai

4.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai

4.2.1. Thực trạng tình hình huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá

nhân tại ngân hàng

Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, BIDV Gia Lai đã đưa ra chính sách chú trọng huy động vốn , sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng miền để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi.

Trong giai đoạn 2013 – 2017, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước làm ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của hệ thống BIDV nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng. Trước tình thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)