Giả thiết H1: Lợi nhuận tác động nghịch chiều lên đòn bẩy tài chính. Khi lợi nhuận tăng thì ngân hàng thường có xu hướng tăng vốn góp chủ sở hữu lên, sử dụng vốn vay nợ ít hơn do lợi nhuận giữ lại được sử dụng cho hoạt động đầu tư nhiều hơn.
Giả thiết H2: Tài sản bảo đảm tác động đồng biến với đòn bẩy tài chính (Có nhiều tài sản thế chấp tăng tính minh bạch thông tin, giảm bất cân xứng thông tin
giữa chủ nợ và chủ sở hữu, do đó dễ tiếp cận vốn vay hơn, ngân hàng dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng liên ngân hàng, vay NHTW,..)
Giả thiết H3: Quy mô tác động đồng biến với đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản của ngân hàng lớn thể hiện sức mạnh của ngân hàng với các chủ nợ, rủi ro phá sản thấp, càng nhiều cơ hội huy động vốn đối với dân cư và các tổ chức kinh tế).
Giả thiết H4: Tăng trưởng có mối quan hệ nghịch biến với đòn bẩy tài chính (ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh thì thường các cổ đông sẽ không dễ dàng chia sẻ cơ hội lợi nhuận này cho các chủ nợ).
Giả thiết H5: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tác động đồng biến với đòn bẩy tài chính (trong thời kì GDP tăng trưởng thì nguồn vốn trong nền kinh tế thường dồi dào, nên là điều kiện thuận lợi cho các NHTM huy động vốn).
Giả thiết H6: Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tác động đồng biến với đòn bẩy tài chính (ngân hàng có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước cao được dân cư và các tổ chức kinh tế yên tâm hơn khi gửi tiền nên mức độ huy động được nhiều hơn).
Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp biến và mô tả các biến
Tên biến Ký hiệu Cách tính Dấu tác động
Đòn bẩy tài chính LEV 1- 𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑇𝑇𝑆 Lợi nhuận ngân hàng
PROF PROF = LNST/Tổng tài sản
-
Tài sản thế chấp
COLL COLL =(Tiền mặt, vàng bạc, đá quý + tiền gửi tại NHTW+ Chứng khoán kinh doanh + các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác + chứng khoán đầu tư + góp vốn, đầu tư dài hạn + tài sản cố
định hữu hình)/ Tổng tài sản
Quy mô ngân hàng
SIZE SIZE = ln (Tổng Tài sản)
+ Tăng trưởng GROW GROW=(TTSt –TTSt-1)/ TTSt-1 - Tổng sản phẩm quốc nội GDP GDP= Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội + Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước
GOV Là tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ
của ngân hàng +
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đi trước, để phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài và cũng phù hợp với tình hình tài chính tại Việt Nam.