Với mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam, tác giả đã tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam và hướng tác động (đồng biến hay nghịch biến) của chúng thông qua việc phân tích dữ liệu được tổng hợp từ năm 2009 đến năm 2017, với mẫu nghiên cứu là 26 NHTM Việt Nam. Sau khi kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập với nhau, kết quả không có hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập, tác giả tiếp tục phần tích lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp thông qua bằng cách tác giả sử dụng lần lượt các phương pháp ước lượng hồi quy gộp Pooled OLS, phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM), kết quả cho thấy phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) là phù hợp với mồ hình nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam. Sau khi tác giả thực hiện kiểm định mô hình thông qua các kiểm định như : Kiểm định đa cộng tuyến, Kiểm định tương quan chuỗi, Kiểm định phương sai sai số thay đổi, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn (Robust standard errors) cho mô hình hồi quy nghiên cứu. Sau khi chạy kết quả mô hình hồi quy cho ra kết quả: PROF, COLL, SIZE, GROW có giá trị P value nhỏ hơn 5 % nên các biến PROF, COLL, SIZE, GROW có ý nghĩa ở mức thống kê 5%, với độ tin cậy 95%.
Mô hình hồi quy được viết lại như sau:
LEV = -0.077329 + 0.630468* PROF + 0.0536963* COLL + 0.0522311*SIZE– 0.0015135* GROW
Dựa trên hệ số góc của mô hình hồi quy, ta có sự tác động của các biến lên cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam cụ thể như sau:
*Biến PROF: Lợi nhuận của ngân hàng có hệ số góc là + 0.63046 là dương có nghĩa là Lợi nhuận của ngân hàng có quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính của ngân hàng, so với giả thuyết nghiên cứu thì là lợi nhuận của ngân hàng có quan hệ nghịch biến với đòn bẩy tài chính. Điều này được giải thích là ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, nợ phải trả của ngân hàng là đến từ tiền gửi khách hàng, nợ tăng có nghĩa là tiền gửi tăng, lúc này là ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động. Khi một ngân hàng làm ăn tốt, lợi nhuận ngân hàng tăng lên, khí đó ngân hàng tăng uy tín trên thị trường vì vậy thu hút tiền gửi tốt hơn đối thủ chính. Sự ảnh hưởng của lợi nhuận của ngân hàng đến đòn bẩy tài chính được ước lượng cụ thể như sau: Nếu tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng tăng lên 1% đơn vị thì làm đòn bẩy tài chính của ngân hàng tăng lên thêm 0.630468 % đơn vị.
*Biến COLL: Tài sản bảo đảm của ngân hàng có hệ số góc là + 0.0536963 là dương có nghĩa là Tài sản thế chấp của ngân hàng có quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính của ngân hàng, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Khi ngân hàng có tài sản bảo đảm tốt thì việc vay nợ trên thị trường liên ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.
Sự ảnh hưởng của Tài sản bảo đảm của ngân hàng đến cấu trúc vốn được ước lượng cụ thể như sau: Nếu tỷ lệ Tài sản thế chấp của ngân hàng tăng lên 1% đơn vị thay thì làm đòn bẩy tài chính của ngân hàng tăng 0.0536963 % đơn vị.
*Biến SIZE: Quy mô ngân hàng của ngân hàng có hệ số góc là + 0.0522311 là dương có nghĩa là Quy mô ngân hàng có quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính của ngân hàng, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Khi ngân hàng mở rộng quy mô, đồng nghĩa việc mở rộng hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều tiền gửi hơn, tổng tài sản ngân hàng sẽ tăng lên, quy mô tăng lên. Sự ảnh hưởng của Quy mô ngân hàng của ngân hàng đến cấu trúc vốn được ước lượng cụ thể như sau: Nếu tỷ lệ quy mô ngân hàng tăng lên 1% đơn vị thì làm đòn bẩy tài chính của ngân hàng tăng lên 0.0522311 % đơn vị.
*Biến GROW: Tăng trưởng của ngân hàng có hệ số góc là -0.0015135 là âm có nghĩa là tăng trưởng của ngân hàng có quan hệ nghịch biến với cấu trúc vốn của ngân hàng, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Khi ngân hàng tăng trưởng làm ăn tốt, các cổ đông thường có xu hướng tăng quy mô ngân hàng ( tăng vốn chủ sở
hữu), tăng phần ghóp vốn của mình, vì vậy tỷ trọng VCSH tăng lên. Sự ảnh hưởng của Tăng trưởng ngân hàng đến cấu trúc vốn được ước lượng cụ thể như sau: Nếu tỷ lệ tăng trưởng ngân hàng tăng lên 1% đơn vị thì làm đòn bẩy tài chính của ngân hàng giảm đi 0.0015135 % đơn vị.
Kết luận chương 4
Để phân tích kết quả các cấu trúc vốn các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Trước hết luận văn đánh giá, phân tích thực trạng cấu trúc vốn các ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ năm 2009-2017 qua số liệu của 26 NHTMCP Việt Nam, để có cái nhìn tổng quan thực trạng về cấu trúc vốn hệ thống NHTMCP Việt Nam. Tiếp đến luận văn tiến hành phân tích hồi nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng lên cấu trúc vốn các ngân hàng TMCP tại Việt Nam ra sao.
Từ số liệu đã được chọn lọc và xử lý của 26 NHTMCP Việt Nam, luận văn đã kiểm định mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTMCP Việt Nam. Sau khi phân tích thống kê cơ bản các biến trong mô hình, phân tích tương quan giữa các biến, lựa chọn mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy mô hình phù hợp nghiên cứu là mô hình hồi quy FEM. Luận văn lấy mô hình hồi quy FEM để phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTMCP Việt Nam.
Sau khi chạy kết quả hồi quy, Luận văn đã tìm ra và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Kết quả từ mô hình nghiên cứu định lượng cho thấy: PROF ( lợi nhuận), COLL( tài sản thế chấp), SIZE ( quy mô ngân hàng), GROW ( tăng trưởng) có tác động lên cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu trong chương này sẽ làm cơ sở để luận văn có thể đưa ra một số khuyến nghị ở chương tiếp theo nhằm hoàn thiện CTV của các NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ