Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 81 - 83)

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý nhằm đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc phát triển thị trường tín dụng của mình sao cho vừa

đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro từ đó khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp.

Tiếp đó, Ngân hàng nhà nước cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn. Tránh để tình trạng có những ngân hàng yếu kém gây nhiễu loạn hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng sau:

+Đối với nghiệp vụ thị trường mở: cần được hoàn thiện và sử dụng như một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của Ngân hàng nhà nước theo hướng tăng số lượng phiên giao dịch, số loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, số loại kỳ hạn và khối lượng giao dịch để tăng mức thanh khoản cho các ngân hàng TMCP.

+Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: cần mở rộng đối tượng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước để giảm bớt chi phí cho các ngân hàng thương mại và đồng thời thúc đẩy nghiệp vụ thị trường mở phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần xem xét vấn đề dự trữ bắt buộc ở nhiều góc độ: một mặt là công cụ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác cũng ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng công cụ này để kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng TMCP thông qua ba nhóm ngân hàng cụ thể nhóm các ngân hàng nhỏ, có mức độ cạnh tranh thấp có mức đòn bẩy tài chính thấp nhất; sau đó đến nhóm ngân hàng cỡ trung với mức độ cạnh tranh vừa phải; và cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn, có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm lực kinh tế mạnh, rủi ro phá sản và chi phí đại diện thấp có thể duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất.

+Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu và tiến hành lên lộ trình áp dụng tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá hối đoái thực sự là tín hiệu phản ánh cung cầu về vốn trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)