Biện pháp pháp lí

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 50 - 53)

Nếu nhƣ biện pháp xã hội và biện pháp kinh tế trực tiếp thực hiện các quyền của NKT thì ngƣợc lại, thực hiện các biện pháp pháp lí sẽ tạo cơ sở, môi trƣờng pháp lí cho việc thực hiện các biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế hoặc đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp xã hội hoặc biện pháp kinh tế. Điều này cho thấy rõ sự quan hệ hỗ trợ nhau giữa các biện pháp, tạo thành hệ thống biện pháp đồng bộ trong việc bảo đảm quyền của NKT.

Nội dung chủ yếu của biện pháp này gồm:

1.3.3.1. Ban hành pháp luật về Người khuyết tật

Pháp luật về NKT chính là cơ sở pháp lí tạo ra các quyền cho NKT, đồng thời cũng là cơ sở pháp lí để thực hiện tất cả các biện pháp đảm bảo việc thực hiện các quyền này trên thực tế. Đây chính là lí do ra đời của Công ƣớc về quyền của NKT và một loạt công ƣớc, khuyến nghị có liên quan của Tổ chức lao động quốc tế.

Ở Việt Nam, trong một thời gian không dài, nhà nƣớc ta đã không ngừng hoàn thiện pháp luật hƣớng đến mục tiêu xây dựng cơ sở pháp lí vững chắc nhất cho việc thực hiện quyền của NKT.

Luật NKT năm 2010 quy định các nội dung nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để NKT thực hiện bình đẳng về các quyền và phát huy khả năng ổn định đời sống chính trị, hòa nhập cộng đồng, quy định chính sách trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng. Bên cạnh đó còn có 20 luật liên quan đến NKT nhƣ: Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật

giáo dục, Luật xây dựng,... Và trên 200 văn bản hƣớng dẫn thi hành luật đã góp phần cải thiện đời sống NKT và làm thay đổi nhận thức của xã hội về NKT, tạo môi trƣờng pháp lí, môi trƣờng xã hội thuận lợi để NKT hòa nhập cộng đồng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia trợ giúp NKT.

Trên cơ sở đó, hàng năm có gần một triệu NKT đƣợc trợ cấp từ ngân sách nhà nƣớc, hàng trăm lƣợt ngƣời đƣợc hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, đƣợc cung cấp phƣơng tiện trợ giúp, hàng năm trẻ em khuyết tật học hòa nhập ở các cơ sở giáo dục và hàng nghìn trẻ em khuyết tật đƣợc học ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt, đƣợc học nghề và giới thiệu việc làm. Các tổ chức NKT ngày càng đƣợc mở rộng ở các tỉnh, thành phố.

1.3.3.2. Áp dụng các trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi vi phạm quyền của Người khuyết tật

Mặc dù có hệ thống pháp luật tƣơng đối đầy đủ và hợp lí về quyền của NKT, nhƣng trên thực tế liệu các chủ thể có liên quan có ý thức đầy đủ và tự giác thi hành nghiêm pháp luật hay không là vấn đề đƣợc đặt ra. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà khả năng xảy ra vi phạm, xâm hại đến quyền của NKT là khó tránh khỏi. Vì vậy, lúc này áp dụng các loại trách nhiệm pháp lí khác nhau phù hợp với các hành vi vi phạm trở thành biện pháp không thể thiếu nhằm bảo đảm quyền của NKT. Về phƣơng diện pháp lí, đi liền với việc tạo hành lang pháp lí cần thiết cho việc thiết lập, duy trì và bảo vệ quyền lợi của NKT chính là việc quy định và áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp đối với các chủ thể đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NKT.

Ở Việt Nam, trong Luật NKT năm 2010 và các văn bản pháp luật khác đã có các quy định về việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về NKT nói chung và vi phạm về quyền dân sự của NKT nói riêng.

Nhƣ vậy, tùy từng đối tƣợng và từng trƣờng hợp vi phạm mà có thể áp dụng một hoặc đồng thời một số trách nhiệm pháp lí nhƣ: Trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong đó:

Trách nhiệm kỉ luật có thể áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nƣớc vi phạm pháp luật về quyền của NKT, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác NKT. Tùy mức độ vi phạm và đối tƣợng thực hiện hành vi vi phạm mà cán bộ, công chức có thể phải chịu một trong các hình thức kỉ luật nhƣ: khiển trách, cảnh cáo, hạ một bậc lƣơng, cách chức, giáng chức, buộc thôi việc.

Trách nhiệm hành chính có thể áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về quyền của NKT chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính nói chung và xử phạt hành chính trong lĩnh vực công tác NKT nói riêng. Các hình thức xử phạt hành chính có thể bị áp dụng là cảnh cáo, phạt tiền, kèm theo các hình thức xử phạt chính thì có thể áp dụng các biện pháp bổ sung tùy từng trƣờng hợp cụ thể.

Trách nhiệm hình sự có thể đƣợc áp dụng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quyền của NKT mà vi phạm đó có dấu hiệu phạm tội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây tổn hại về vật chất và tinh thần của NKT. Việc xác định mức bồi thƣờng, cách thức thực hiện bồi thƣờng, việc thi hành án, quyết định của tòa án về bồi thƣờng thiệt hại cho NKT... đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành án dân sự.

pháp khác nhau nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền dân sự của NKT. Căn cứ vào nội dung các biện pháp này có thể chia thành ba nhóm: biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế, biện pháp pháp lí. Mỗi biện pháp khi thực hiện sẽ đạt đƣợc những mục tiêu khác nhau trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT. Song các biện pháp này không tồn tại một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ tƣơng hỗ, tạo thành một hệ thống biện pháp nhằm đảm bảo tốt nhất quyền dân sự của NKT.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)