Quyền tiếp cận nhà chung cƣ, công trình công cộng, tham gia giao

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 66 - 70)

Luật NKT đã có các quy định: NKT đƣợc đảm bảo thực hiện các quyền khác nhau, trong đó có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, đƣợc sống độc lập, hòa nhập công đồng,... Tuy nhiên là những ngƣời có một

số đặc điểm riêng về thể chất hoặc tinh thần, NKT chỉ có thể thực hiện đƣợc các quyền luật định nêu trên trong những điều kiện nhất định, trong đó đặc biệt là nhà chung cƣ, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với họ. Đó là việc NKT sử dụng đƣợc công trình công cộng, phƣơng tiện giao thông... phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật để có thể hòa nhập cộng đồng.

2.1.2.1. Sử dụng nhà chung cư và công trình công cộng đối với Người khuyết tật

Để NKT có thể sử dụng các công trình công cộng trong điều kiện tiếp cận đƣợc thì công trình đó phải có kiến trúc mà NKTcó thể đến và sử dụng đƣợc các chức năng trong công trình. Bộ Xây dựng đã ban hành Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình. Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn này bao gồm Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2002 về Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo ngƣời tàn tật, sử dụng; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 264: 2002 Nhà ở và công trình- Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo ngƣời tàn tật tiếp cận, sử dụng; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265: 2002 Đƣờng và hè phố- Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo ngƣời tàn tật tiếp cận, sử dụng; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266-2002 Nhà ở - Hƣớng dẫn xây dựng để đảm bảo ngƣời tàn tật tiếp cận, sử dụng. Đây là các văn bản quy định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng công trình nhằm đảm bảo để NKT tiếp cận, sử dụng. Theo đó, để đảm bảo cho NKT sử dụng hoặc tiếp cận đƣợc nhà chung cƣ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có ít nhất 2% chỗ để xe cho NKT, có ít nhất 1 lối đi dành riêng cho NKT, đảm bảo 5% số căn hộ trong tòa nhà chung cƣ cho NKT sử dụng và tiếp cận đƣợc, bố trí cho NKT ở tầng thấp và tiện lợi cho việc đi lại, có tính đến cả yếu tố ngập lụt. Các công trình công cộng là các trụ sở cơ quan nhà nƣớc, thƣ viện, bƣu điện, siêu thị, ngân hàng…

phải bố trí đƣờng dốc ở cửa ra vào, chỗ ngồi cho NKT. Bên cạnh đó, Chính phủ đã đề ra lộ trình cải tạo nhà chung cƣ và các công trình công cộng đã đƣợc xây dựng mà không đáp ứng đƣợc điều kiện tiếp cận đến năm 2025; nhằm mục tiêu xây dựng xã hội hòa nhập, xóa bỏ những rào cản về vật chất và xã hội đối với NKT… [1].

2.1.2.2. Tham gia giao thông đối với Người khuyết tật

Đối với bất cứ ai thì nhu cầu tham gia giao thông là một nhu cầu bức thiết, hơn nữa, với NKT thì nhu cầu này càng lớn, bởi đó là con đƣờng ngắn nhất để họ hòa nhập vào xã hội. Tùy vào mức độ và dạng tật, mà NKT tham gia giao thông có các phƣơng tiện di chuyển khác nhau:

- Đối với việc đi bộ của NKT: Nhà nƣớc phải đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng với điều kiện NKT có thể tiếp cận và sử dụng đƣợc. Bên cạnh đó, quy định trách nhiệm của mọi ngƣời khi tham gia giao thông phải giúp đỡ NKT và giảm tốc độ nhƣờng đƣờng cho họ khi đến những nơi có vạch kẻ dành cho ngƣời đi bộ. Đối với phƣơng tiện giao thông cá nhân: cần phải đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với sức khỏe của NKT. Hơn nữa, NKT còn đƣợc ƣu tiên trong việc học và cấp giấy phép lái xe đối với các loại phƣơng tiện cá nhân này nhƣ tạo điều kiện học lý thuyết tại nhà, đƣợc sử dụng phƣơng tiện phù hợp với dạng tật khi tham gia thi thực hành,…

- Đối với các phƣơng tiện giao thông công cộng: Sự quan tâm của Nhà nƣớc và xã hội đối với vấn đề phƣơng tiện đi lại của NKT đƣợc thể hiện chủ yếu là trong các phƣơng tiện giao thông công cộng với chƣơng trình “phương tiện giao thông tiếp cận” [1]. Tại điều 41, 42 Luật NKT Việt Nam cũng đã quy định rằng NKT khi tham gia giao thông bằng các phƣơng tiện giao thông công cộng đƣợc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tƣơng ứng; đƣợc phép mang theo và miễn phí khi mang phƣơng tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. NKT đặc biệt nặng và NKT nặng đƣợc miễn , giảm giá vé, giá dịch vụ

khi tham gia giao thông bằng một số phƣơng ti ện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ. NKT đƣợc ƣu tiên mua vé, đƣợc giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng. Phƣơng tiện giao thông công cộng phải có chỗ ƣu tiên cho NKT; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của NKT và phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành.

2.1.2.3. Quyền được tiếp cận công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin giúp con ngƣời mở mang tầm nhìn, cập nhật thông tin, phát huy đƣợc tiềm năng của mình. Đối với NKT, công nghệ thông tin có thể giúp họ phát huy đƣợc vai trò đóng góp cho sự phát triển xã hội. Chính vì vậy Điều 43 Luật NKT năm 2010 đã quy định:

Nhà nƣớc khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho NKT. Nhà nƣớc có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ, phƣơng tiện hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc dành cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ [19, Điều 43]. Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cũng nhấn mạnh việc “Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với NKT” [16], ví dụ có thể đƣợc Ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ để thực hiện dự án đầu tƣ, sản xuất kinh doanh…

Việc sử dụng các công trình và dịch vụ công cộng thuận lợi, phù hợp với đặc thù của NKT đảm bảo cho họ hƣởng thụ quyền con ngƣời và các quyền

khác một cách đầy đủ cũng nhƣ tham gia bình đẳng vào mọi hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do những khiếm khuyết về cơ thể hay chức năng, NKT vốn khó có cơ hội tham gia bình đẳng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội do những rào cản xã hội mà một trong những rào cản đó là cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với họ.

Qua đây ta thấy đối với nhà chung cƣ, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông của NKT đƣợc pháp luật quy định về cơ bản tƣơng đối đầy đủ, toàn diện và đồng bộ, phù hợp với Công ƣớc về quyền của NKT. Nếu đƣợc áp dụng, thực hiện đầy đủ trên thực tế thì NKT sẽ có cơ hội tiếp cận đầy đủ khi tham gia giao thông, nâng cao khả năng hội nhập cộng đồng của NKT.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)