NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 82 - 85)

CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ hơn 6 thế kỉ qua và công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo trong gần 30 năm qua đã mang lại những thay đổi to lớn trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân trong xã hội đƣợc thụ hƣởng ngày càng đầy đủ các quyền con ngƣời. Tuy nhiên, đất nƣớc ta vẫn còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời nói chung và quyền của NKT nói riêng.

Tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trƣởng nhanh và ổn định trong các năm qua, Việt Nam vẫn là một nƣớc nghèo, xuất phát điểm thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nghèo, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa. Mặc dù chính phủ đã có nhiều ƣu tiên cho NKT nhƣ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp về thăm khám sức khỏe, các chính sách ƣu tiên...nhƣng do nguồn lực của đất nƣớc vẫn còn hạn chế nên việc đảm bảo đời sống cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là NKT sinh sống ở những vùng nông thôn chƣa phát triển thì việc quan tâm đến đời sống của họ còn nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ các quyền của công dân.

Đất nƣớc Việt Nam trải dài hơn 2.000km từ Bắc xuống Nam, trong đó địa hình núi chiếm ba phần tƣ diện tích đất nƣớc. Dân cƣ sống phân tán trên các vùng miền với ngôn ngữ, phong tục tập quán và điều kiện sinh

hoạt khác nhau. Đặc biệt là những NKT sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do họ hạn chế về các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin nên trình độ học vấn còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế. Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách cụ thể cho NKT.

Vấn đề NKT và quyền lợi của NKT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam, cùng với những hậu quả của chiến tranh để lại nên tỉ lệ NKT ở Việt Nam khá cao, đời sống trung bình của ngƣời dân nhất là ngƣời dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Nên việc ngƣời dân tiếp cận đầy đủ và hiểu rõ về NKT ở Việt Nam là tƣơng đối yếu, chính vì vậy mà trong một thời gian dài việc nhìn nhận quyền lợi của NKT ở Việt Nam chƣa có hiệu quả. Trong xã hội vẫn còn nhiều kì thị đối với những NKT, nhiều ngƣời dân vẫn chƣa hiểu rõ về NKT nên vẫn còn nhiều ngƣời có thái độ coi thƣờng, kì thị NKT chính vì vậy cũng làm cho chính bản thân NKT càng xa lánh đời sống cộng đồng. Nhiều thành phần trong xã hội vẫn coi NKT là gánh nặng cho xã hội nên họ vẫn coi thƣờng NKT. Ở nhiều vùng nông thôn khi các điều kiện về sinh hoạt của chính ngƣời dân vẫn còn nhiều hạn chế về y tế, giáo dục chính vì vậy mà việc chăm sóc, hỗ trợ cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn.

Sự phát triển kinh tế thị trƣờng một mặt đem đến sự đổi mới và sự phát triển nhanh chóng mọi mặt đời sống xã hội, tôn vinh các giá trị lao động và sáng tạo, xuất hiện sự sung túc và giàu có, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, nhƣng mặt khác nó cũng kéo theo nhiều tiêu cực và vấn nạn xã hội nhƣ thất nghiệp ngày càng gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp và các vùng miền ngày càng lớn. Những tệ nạn ma túy, mại dâm, tình trạng lây nhiễm HIV và tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó những phong tục tập quán và định kiến mang tính địa phƣơng, cục bộ vẫn còn nặng nề tạo nên những cách biệt khá lớn đối với bản

thân những NKT về thu nhập, về vị thế xã hội, về tâm lí xã hội,... Đặt ra nhiều thách thức mới về quyền bình đẳng của những NKT với tƣ cách là công dân của một đất nƣớc.

Trong những bƣớc đi đầu tiên của sự nghiệp cách mạng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, việc nhận thức và thực hiện pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện các quyền của NKT đƣợc đảm bảo bằng pháp luật cho nên việc thực hiện pháp luật không nghiêm minh có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của NKT. Nhất là khi quyền của NKT là một khái niệm khá mới, pháp luật về quyền của NKT cũng mới có hiệu lực chƣa lâu nên việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đó sâu rộng trong cộng đồng xã hội để nhân dân hiểu đƣợc và thực hiện theo là một vấn đề quan trọng. Ý thức pháp luật và sự hiểu biết các quy định pháp luật là yếu tố đầu tiên chi phối hành vi sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên nhiều trƣờng hợp vi phạm pháp luật lại không vì không hiểu biết pháp luật mà vì chƣa có thói quen tôn trọng pháp luật, chƣa coi thực hiện pháp luật nhƣ thực hiện mệnh lệnh của cuộc sống.

Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực bảo vệ quyền của NKT nói riêng còn chƣa đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn. Đây chính là vật cản lớn đối với sự phát triển xã hội cũng nhƣ trong quá trình thực hiện và bảo đảm các quyền dân sự của NKT. Chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hƣớng đến năm 2020, trƣớc mắt là rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật nhằm loại bỏ các văn bản mâu thuẫn chồng chéo đảm bảo tính hợp hiến, thống nhất, dễ tiếp cận, dễ triển khai, phản ánh đƣợc nhu cầu thực tế của chính đối tƣợng là NKT.

dân sự của NKT đó chính là nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lí các cấp trong bộ máy nhà nƣớc, trong hệ thống chính trị, trong các tổ chức đoàn thể, trong tất cả các cấp và các ngành. Sự hạn chế về nhận thức không chỉ ở chỗ không hiểu biết các quy định pháp luật quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam với tƣ cách là quốc gia thành viên của các công ƣớc quốc tế về quyền của NKT, mà còn chƣa hiểu biết đầy đủ sứ mệnh phục vụ nhân dân trong thực thi công vụ và những yêu cầu cơ bản về nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Không hiểu biết pháp luật và nhận thức hạn chế về quyền của NKT là một nguyên nhân của căn bệnh quan liêu hành chính và cách điều hành tùy tiện để xảy ra các vụ vi phạm, làm hạn chế quyền của NKT là thách thức lớn trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT nói riêng và quyền con ngƣời nói chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)