Quyền tiếp cận công lí và quyền trợ giúp pháp lí của Ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 70 - 71)

khuyết tâ ̣t

Công nhận quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của NKT, tuyên bố “NKT có năng lực pháp lí trong tất cả các mặt của cuộc sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác” [13]. Việt Nam đã ghi nhận quyền đƣợc trợ giúp pháp lí của NKT với tính cách là biểu hiện cụ thể của quyền tiếp cận công lí. Ở Việt Nam quyền trợ giúp pháp lí là loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp miễn phí, có tính nhân văn sâu sắc nhằm trợ giúp những đối tƣợng thuộc chính sách xã hội của Nhà nƣớc nói chung và NKT nói riêng, tạo cơ hội cho họ vƣơn lên hòa nhập bình đẳng, có hiệu quả vào đời sống xã hội, đời sống pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Thông qua đó, nhận thức của xã hội về NKT, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và cán bộ, công chức nhà nƣớc đối với NKT cũng đƣợc nâng cao lên.

Theo luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006 quy định tại Điều 3 đƣợc ban hành trƣớc khi Việt Nam tham gia kí Công ƣớc về quyền của NKT thì:

TGPL là việc cung cấp các dịch vụ pháp lí miễn phí cho ngƣời đƣợc TGPL theo quy định của luật này, giúp ngƣời đƣợc TGPL bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lí, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [18, Điều 3].

Khoản 3 điều 10 Luật TGPL cũng quy định “Người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa” [18, Điều 10] là một trong những đối tƣợng đƣợc hƣởng sự TGPL. Nhƣ vậy, quyền TGPL là quyền của NKT với tính cách là một trong những nội dung cụ thể thuộc quyền TGPL quy định trong Công ƣớc về quyền của NKT đã đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận từ trƣớc và vẫn đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện theo tinh thần của Công ƣớc.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật NKT năm 2010, và quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 14/2013/NĐ- CP ngày 5/2/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ – CP ngày 12/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL thì mọi NKT đều đƣợc TGPL miễn phí. NKT đƣợc thực hiện quyền của mình thông qua các hoạt động nhƣ: Yêu cầu TGPL (tự mình hoặc thông qua ngƣời thân thích, ngƣời đại diện), lựa chọn, yêu cầu ngƣời thực hiện TGPL, thay đổi, rút yêu cầu TGPL, yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL, đƣợc bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật, đƣợc khiếu nại, tố cáo về TGPL. Đây là các hoạt động cơ bản cần thiết để đáp ứng yêu cầu TGPL của mọi cá nhân. Chỉ có điểm khác là NKT đƣợc “miễn phí” khi thực hiện các yêu cầu TGPL. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào việc bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của NKT, hạn chế các hành vi xâm phạm quyền của NKT, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc và xã hội đến các đối tƣợng khó khăn là những NKT.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)