Quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 63 - 66)

Đối với bất kỳ cá nhân nào thì việc chăm sóc sức khỏe đƣợc xem là nhu cầu mang tính tất yếu, trong đó bao gồm cả NKT. Hơn thế nữa, NKT là nhóm ngƣời có những đặc trƣng riêng đó là bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nào đó khiến họ khó khăn hơn so với

những ngƣời bình thƣờng trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng lớn. Xuất phát từ nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe NKT, cùng với mong muốn đảm bảo cho NKT đƣợc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng nhƣ những ngƣời khác, các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ này trong hệ thống pháp luật nƣớc mình.

Ở Việt Nam, trƣớc khi Luật ngƣời khuyết tật đƣợc Quốc hội thông qua, chế độ chăm sóc sức khỏe cho NKT đƣợc cụ thể hóa trong Pháp lệnh về ngƣời tàn tật năm 1998 và các luật chuyên ngành khác. Khi Luật NKT ra đời, chế độ chăm sóc sức khỏe NKT đƣợc quy định tại chƣơng III, từ Điều 21 đến Điều 26. Ngoài ra, trong các luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về việc chăm sóc sức khỏe ngƣời khuyết tật, đó là: Luật ngƣời cao tuổi (Điều 12), Luật khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3), Luật hoạt động chữ thập đỏ (Điều 7), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (Điều 2, 41), Luật bảo hiểm y tế (Điều 12 đến Điều 15), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 41, 42, 48, 52), Luật thanh niên (Điều 27), Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng (Điều 9 đến Điều 29),… Các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định chế độ chăm sóc sức khỏe của NKT thể hiện ở các khía cạnh sau:

2.1.1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Chăm sóc sức khỏe ban đầu đƣợc hiểu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phƣơng pháp và kỹ thuật thực hành đƣa đến tận cá nhân và từng gia đình, đƣợc mọi ngƣời chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận đƣợc nhằm đạt đƣợc mức sức khỏe cao nhất. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có ý nghĩa đối với sức khỏe NKT, thể hiện quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, hơn nữa việc phát hiện sớm khuyết tật sẽ giúp cơ quan chuyên môn có biện pháp điều trị kịp thời để khắc phục khuyết tật, hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra. Theo quy định tại Điều 21 LNKT, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với NKT gồm các nội dung sau:

a. Giáo dục sức khỏe: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nhằm mục đích tăng cƣờng kiến thức và hiểu biết của NKT về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng.

b. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Phòng ngừa nhằm ngăn chặn khuyết tật, hạn chế những hậu quả do khuyết tật mang lại. Vì vậy, phòng ngừa phải đƣợc thực hiện ngay trong những bƣớc chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Để thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra khuyết tật và có bao nhiêu nguyên nhân khuyết tật thì có bấy nhiêu biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, có thể khái quát hoạt động phòng ngừa khuyết tật bao gồm: Phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật; phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành khuyết tật và phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn [5, tr.34].

c. Quản lý sức khỏe: Quản lý sức khỏe là mục tiêu lâu dài của ngành y tế, trong đó đối tƣợng NKT là đối tƣợng đƣợc đặc biệt lƣu ý. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 LNKT, “trạm y tế xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NKT” [19, Điều 21]. Việc quy định cấp địa phƣơng có trách nhiệm quản lý sẽ khiến việc chăm sóc sức khỏe cho NKT đƣợc kịp thời nhanh chóng, giúp cơ quan chức năng đƣa ra đƣợc những biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, do sự thiếu hiểu biết và yếu kém trong năng lực của cán bộ nhiều địa phƣơng nên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

2.1.1.2. Khám bệnh, chữa bệnh

Điều 22 Luật NKT cũng đã có các quy định về khám chữa bệnh nhƣ: NKT đƣợc nhà nƣớc bảo đảm để khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp, và đƣợc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh phù hợp với khuyết tật. Trƣờng hợp NKT là ngƣời mắc bệnh tâm

thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tƣởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho ngƣời khác thì bắt buộc phải khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong hoạt động khám, chữa bệnh, pháp luật quy định cơ sở y tế phải có trách nhiệm ƣu tiên khám, chữa bệnh cho NKT nói chung, đặc biệt là ngƣời bị khuyết tật nặng, phụ nữ khuyết tật có thai, NKT có công với cách mạng. Quy định này thể hiện sự thống nhất, phù hợp với Luật ngƣời cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và luật khác về ƣu tiên, ƣu đãi đối với những đối tƣợng có hoàn cảnh sức khỏe đặc biệt.

2.1.1.3. Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng đƣợc coi là nội dung quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe NKT. Phục hồi chức năng đối với NKT bao gồm các quy định về các biện pháp y học, giáo dục, xã hội nhằm hạn chế tối đa việc suy giảm chức năng của bộ phận cơ thể, đảm bảo cho NKT có cơ hội bình đẳng để hòa nhập xã hội. Theo quy định của pháp luật về NKT, nội dung phục hồi chức năng NKT bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Chế độ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là giải pháp hữu hiệu để cân bằng sự mất cân đối giữa nhu cầu NKT với mức độ đáp ứng của xã hội, là biện pháp hữu hiệu về chi phí chữa trị cho các gia đình NKT có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, LNKT Việt Nam 2010 đã quy định cụ thể về các chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho NKT nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ.

2.1.2. Quyền tiếp cận nhà chung cƣ, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông đối với Ngƣời khuyết tâ ̣t

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)