Quyền bảo trợ xã hội đối với Ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 71 - 74)

quyền đƣợc bảo vệ của nhóm đối tƣợng yếu thế trong xã hội vì mục tiêu an sinh xã hội. Bảo trợ xã hội đƣợc hiểu là sự quan tâm, giúp đỡ của nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng bằng những cách thức khác nhau đối với các đối tƣợng gặp phải những rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống mà vì những nguyên nhân khác nhau họ không thể tự lo liệu đƣợc cuộc sống tối thiểu của chính bản thân mình nhằm giúp họ hòa nhập cộng đồng.

Nội dung bảo trợ xã hội trong pháp luật quốc tế đƣợc quy định trong các công ƣớc và khuyến nghị về quyền con ngƣời nói chung và NKT nói riêng. Tiêu biểu là tại Điều 28 Công ƣớc quốc tế về quyền của NKT đã quy định rõ:

Các quốc gia thành viên của Công ƣớc này thừa nhận quyền của NKT đƣợc hƣởng mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình, bao gồm đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở và đƣợc cải thiện điều kiện sống thƣờng xuyên, và cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo hộ và thúc đẩy việc thực hiện quyền này trên thực tế mà không có sự phân biệt đối xử vì lí do khuyết tật [13, Điều 28].

Việt Nam cũng đã quan tâm xây dựng chế độ bảo trợ xã hội từ rất sớm. Bảo trợ xã hội đã đƣợc ghi nhận trong văn bản pháp luật quan trọng nhất là Hiến pháp và đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nội dung của bảo trợ xã hội đối với NKT đƣợc thực hiện với các quyền lợi cơ bản nhƣ trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, nuôi dƣỡng NKT trong cơ sở bảo trợ xã hội, cùng với đó là các quy định về cơ chế tổ chức thực hiện với trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nhƣ vậy, NKT đƣợc hƣởng bảo trợ xã hội không có sự phân biệt về địa vị, kinh tế, tôn giáo,... Mức độ trợ cấp bảo trợ xã hội đối với NKT không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ khuyết tật và nhu cầu

thực tế của đối tƣợng. Và việc thực hiện bảo trợ xã hội cần cân đối giữa nhu cầu thực tế của NKT và khả năng đáp ứng điều kiện kinh tế của xã hội.

Chƣơng VIII Luật NKT 2010 và Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội xác định các hình thức bảo trợ xã hội bao gồm các hình thức:

Thứ nhất: Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

Chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng là chế độ trợ cấp cơ bản của bảo trợ xã hội cho NKT. Mức hỗ trợ này đƣợc quy định cụ thể cho từng đối tƣợng trong nghị định 28- 2012/ NĐ – CP quy đinh chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT. Theo Luật NKT, để hƣởng trợ cấp này đối tƣợng phải đƣợc xác định là NKT nặng hoặc NKT đặc biệt nặng. Một điểm cần lƣu ý, theo quy định tại Nghị định 67/2007//NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP thì đối tƣợng mắc bệnh tâm thần mãn tính không đƣợc xếp chung với nhóm đối tƣợng NKT hƣởng trợ cấp xã hội mặc dù trên phƣơng diện khoa học, nhiều quan điểm xác định đây là nhóm đối tƣợng có khuyết tật về tinh thần bên cạnh nhóm đối tƣợng khuyết tật về thể chất. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định quyền lợi cho thân nhân, gia đình và ngƣời nhận nuôi NKT thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Những đối tƣợng đƣợc hỗ trợ kinh phí nuôi NKT bao gồm: Gia đình có NKT đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dƣỡng, chăm sóc ngƣời đó; Ngƣời nhận nuôi dƣỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng; Đối tƣợng hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang mang thai hoặc nuôi con dƣới 36 tháng tuổi. Để đƣợc hƣởng trợ cấp, hỗ trợ hàng tháng đối tƣợng phải đảm bảo thủ tục với quy định về hồ sơ, trình tự xin hƣởng trợ cấp, hỗ trợ và mức trọ cấp sẽ do Chính phủ quy định dựa trên tƣơng quan mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tƣợng chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nƣớc và điều kiện thực tế.

Thứ hai: Chế độ nuôi dưỡng NKT trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Đây là một chế độ nhân đạo và đặc biệt có ý nghĩa đối với đối tƣợng là NKT, thể hiện trách nhiệm của nhà nƣớc đối với cuộc sống của NKT. Đối tƣợng NKT đƣợc tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội chỉ đƣợc giới hạn là “những đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng, không có nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống” [19, Điều 45, khoản 1]. Chế độ bảo trợ xã hội đối với đối tƣợng NKT sống tại các cơ sở bảo trợ đƣợc đảm bảo bằng kinh phí nuôi dƣỡng NKT, bao gồm:

Trợ cấp nuôi dƣỡng hàng tháng; chi phí mua sắm tƣ trang, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế; chi phí mua thuốc chữa bệnh thông thƣờng; chi phí mua dụng cụ, phƣơng tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; chi phí mai táng khi đối tƣợng chết; chi phí cho vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật là nữ [19, Điều 45, khoản 2].

Qua đây, ta thấy các quy định pháp luật về việc bảo trợ xã hội của NKT cơ bản đã thể hiện đầy đủ các nội dung của chế độ bảo trợ xã hội thông qua các chế định về trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dƣỡng cá nhân bị khuyết tật trong các cơ sở bảo trợ xã hội... góp phần ổn định cuộc sống của NKT cũng nhƣ gia đình NKT trong hoàn cảnh họ không thể tự lo đƣợc cho cuộc sống của chính mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)