Cách khuyến khích người được phỏng vấn chia sẻ

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 50 - 52)

Đặt câu hỏi đúng Đặt câu hỏi đúng

điều quan trọng là bạn không nên hành xử theo kiểu như bạn đang phục kích người ta. Đơn giản là hãy giới thiệu bản thân một cách lịch sự và cho biết bạn rất mong muốn có cơ hội được trao đổi với họ. Nếu nguồn tin tỏ vẻ nghi ngờ thì có lẽ bạn sẽ cần có “người mở cửa” từ mạng lưới liên hệ của họ. Thư đề nghị được phỏng vấn gửi đến một công ty, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ đều phải mang tính chính thức, thường là thông qua một văn phòng báo chí. Tác phong lịch sự sẽ mang lại thành công. Bạn sẽ thấy việc tập dượt bài phát biểu giới thiệu ngắn trong đó nêu bật được tất cả các điểm chính của cuộc trò chuyện trước khi gọi điện thoại hoặc gặp gỡ ai đó là điều hữu ích. Ở giai đoạn này, bạn nên suy tính xem thời điểm nào là thích hợp để giới thiệu với họ rằng bạn là phóng viên. Trong trường hợp nào thì bạn sẽ giấu thông tin nghề nghiệp của mình và giả vờ là một người khác (ví dụ: đại diện bán hàng)? Bạn làm thế nào để đóng vai đó một cách thuyết phục?

Hãy nghĩ cách làm thế nào để biến một người mà bạn tình cờ gặp tại một cuộc họp trở thành nguồn tin để bạn có thể liên hệ lại trong tương lai. Hãy vạch ra một kế hoạch và liệt kê các vấn đề để thảo luận. Điều gì sẽ khiến người đó quan tâm? Bạn làm cách nào để khuyến khích nguồn tin thảo luận về các vấn đề tại nơi làm việc của mình? Cách tiếp cận của bạn khi tiếp xúc với một công chức có thâm niên có khác với cách tiếp cận khi nói chuyện với một người phục vụ ở quán bar hay không? Khác như thế nào? Đừng bao giờ đánh giá thấp trí thông minh của những người làm công việc tầm thường! Ngoài ra, hãy nói cụ thể và thực tế xem bạn cần người trả lời dành bao nhiêu thời gian cho cuộc phỏng vấn - 15 phút có thể là một thời gian dài đối với một bộ trưởng chính phủ, nhưng với một người đã trải qua sang chấn tâm lý thì có thể cần đến cả ngày trước khi họ có thể nói chuyện cởi mở.

Nếu một nguồn tin yêu cầu bạn cung cấp câu hỏi trước, bạn có thể phải chấp thuận yêu cầu này. Nhưng việc này thường không được coi là cách làm hay. Hãy thử hỏi xem, thay vào đó liệu bạn có thể gửi cho họ bản phác thảo chung cho chủ đề bạn hy vọng thực hiện. Gửi trước câu hỏi - ngoại trừ một số trường hợp cho các chuyên gia vì lý do đơn giản là có thể họ cần thời gian để đối chiếu tài liệu chuyên môn - sẽ khiến cuộc phỏng vấn mất tự nhiên và không thực chất. Nếu bạn phải gửi câu hỏi trước, hãy đảm bảo bạn có quyền đặt câu hỏi mở rộng.

Cũng có thể xảy ra trường hợp là một nguồn tin từ chối gặp bạn và thay vào đó lại gửi cho bạn một bản tường trình. Bạn sẽ phải thảo luận với tổng biên tập cách thích hợp nhất để giải quyết vấn đề này trong phóng sự của mình. Một dạng thức được khuyên dùng trong phóng sự là: “Chúng tôi đã yêu cầu được thực hiện một cuộc phỏng vấn và mặc dù yêu cầu này bị từ chối nhưng chúng tôi đã nhận được bản tường trình với nội dung như sau”, sau đó đăng đầy đủ tường trình của nguồn tin.

Khi một nguồn tin sẵn sàng nói chuyện với bạn, hãy chọn một địa điểm phù hợp. Gặp tại nhà hoặc tại văn phòng của người đó sẽ mang lại cho họ một lợi thế tâm lý nho nhỏ - đó là “sân nhà” của họ - nhưng cũng có thể giúp họ cảm thấy thoải mái và cho phép bạn gặp họ trong bối cảnh thực tế. Nếu chọn văn phòng của bạn thì bạn sẽ có lợi thế tâm lý nhưng địa điểm này có thể quá công khai khiến nguồn tin không có cảm giác an toàn. Hãy suy nghĩ về bản chất của cuộc phỏng vấn và nghĩ xem liệu cuộc phỏng vấn này sẽ thành công nhất khi thực hiện ở một địa điểm công cộng hay kín đáo, về tâm trạng bạn muốn tạo ra cho cuộc phỏng vấn này và về những tiếng ồn xung quanh bởi điều này có thể cản trở bạn ghi âm lại cuộc trò chuyện.

Đối với các cuộc phỏng vấn chính thức, hãy gọi điện hoặc gửi email xác nhận thông tin để sau đó người được phỏng vấn không thể nói rằng cô ấy “quên”. Đừng chờ đợi người thư ký với lời hứa sẽ liên lạc lại với bạn. Chỉ chờ phản hồi trong một thời gian hợp lý, sau đó hãy chủ động gọi lại. Hãy kiên trì nhưng không gây phiền toái.

Đặt câu hỏi đúng Đặt câu hỏi đúng

Xây dựng cuộc phỏng vấn của bạn theo cách sao cho kể cả nếu cuộc phỏng vấn không diễn ra như bạn hy vọng thì bạn vẫn thu được một số thông tin cần thiết.

1. Khởi động (thiết lập mối quan hệ hoặc liên kết lẫn nhau giữa người phỏng vấn với người được phỏng vấn)

2. Thông tin cơ bản, bao gồm xác nhận các thông tin đã biết 3. Câu hỏi “Mềm”

4. Câu hỏi “Khó”

Một số lời khuyên:

Tránh các câu hỏi gộp. Ví dụ: Thưa Bộ trưởng, ông có biết về sự bất thường trong đấu thầu không, ông có giám sát quá trình này không và tại sao ông lại làm những việc này và việc này… để nhận được hợp đồng? Bạn sẽ chỉ nhận về câu trả lời cho một phần của câu hỏi gộp đó - thường là phần mà nguồn tin của bạn thực sự muốn thảo luận.

Tránh câu hỏi phủ định kép, gây ra sự lúng túng cho người được phỏng vấn. Ví dụ: Không phải sự thật là ông đã không trả lại tiền sao? Những câu hỏi như vậy có thể mang hàm ý về một câu trả lời liên quan đến tiền bạc, hoặc là để xác nhận tính trung thực của tuyên bố đưa ra trong câu hỏi. Hãy hỏi: “Có đúng là ông đã không trả lại tiền không”? đơn giản và rõ ràng hơn nhiều; thậm chí tốt hơn nữa là: “Ông đã trả lại tiền chưa?”

Có các câu hỏi với mục đích để xác nhận thông tin. Đây là những câu hỏi mà bạn đã biết câu trả lời. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn có các thông tin cơ bản và cho bạn cảm nhận được độ chính xác của nguồn tin. Nếu người được phỏng vấn của bạn bị ngạc nhiên do câu hỏi đơn giản quá thì đừng bận tâm. Dù không nhất thiết phải làm nhưng bạn có thể giải thích rằng độc giả cần nghe một lời giải thích trực tiếp từ nguồn tin chứ không phải từ bạn. Lưu ý sự khác biệt với các câu hỏi đóng (những câu hỏi để nhận về câu trả lời có hay không).

Có các câu hỏi mở. Những câu hỏi này nhằm khuyến khích nguồn tin giãi bày các ý tưởng của họ. Câu hỏi mở mang lại cho bạn màu sắc thông tin và những câu chuyện tự sự; Câu hỏi kín giúp bạn lấy thông tin về bối cảnh cho phóng sự - hãy kết hợp cả hai dạng câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn.

Ước tính xem nguồn tin sẽ cần bao nhiêu thời gian để cảm thấy thoải mái và sẵn sàng mở lòng trao đổi với bạn. Tuy nhiên, hãy cố gắng giữ cho các giai đoạn đầu của cuộc phỏng vấn ngắn và nhẹ nhàng - phù hợp với các yêu cầu lịch sự, văn hóa - và đi vào nội dung chính nhanh nhất có thể. Hãy chắc chắn rằng cuộc phỏng vấn của bạn tuân thủ cấu trúc logic bằng cách thiết lập các thông tin để làm cơ sở cho những câu hỏi khó hơn về sau. Câu hỏi của bạn phải dễ hiểu, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề chính. Nhiều câu hỏi ngắn tiếp nối nhau sẽ tốt hơn một câu hỏi dài, lan man khiến nguồn tin của bạn bối rối không hiểu. Trước cuộc phỏng vấn, hãy xem xét lại lần lượt từng câu hỏi.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)