Viết phóng sự cho phát thanh, truyền hình

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 68 - 71)

LƯU Ý: Phần này không phải là một hướng dẫn đầy đủ về viết kịch bản phát thanh, truyền hình. Đây chỉ là một số gợi ý về cách sử dụng ngôn ngữ và viết phóng sự điều tra trên phát thanh, truyền hình.

Tất cả phóng sự phát thanh, truyền hình đều có các cảnh quay video hoặc trích dẫn âm thanh. Cùng một bức ảnh hoặc một trích dẫn có thể kể nhiều câu chuyện, tùy thuộc vào bối cảnh. Mục đích của phần bình luận là để đảm bảo khán thính giả hiểu được đầy đủ phóng sự của bạn. Nội dung được viết một cách thông minh sẽ có thể khiến người xem nhìn vào một hình ảnh quen thuộc hoặc nghe một câu trích dẫn buồn tẻ theo một cách mới. Trên đài phát thanh, kịch bản được viết trên cơ sở nội dung các trích dẫn được ghi âm lại sẽ mang đến cho khán giả một bối cảnh ấn tượng nhất. Nhưng trên TV, hình ảnh đóng góp khoảng 85% tác động của câu chuyện. Không phải lúc nào cũng có thể lấy phần lời bình hay để bù lại cho những hình ảnh hoặc trích dẫn nhàm chán vì khán giả sẽ quay lưng lại với chương trình. Trong cả hai trường hợp, bạn cần xây dựng phóng sự của mình trên nền tảng của các khuôn hình hoặc các trích dẫn âm thanh. Việc này được gọi là “viết cho tai nghe” và “viết cho mắt nhìn”.

Bắt đầu với phóng sự hiện trường mà bạn đã chụp được trên máy ảnh. Sau đó lựa chọn kỹ càng từ ngữ trong phần viết lời bình của bạn và sử dụng câu, từ, cụm từ chuyển mạch để:

(a)Nhấn mạnh những khía cạnh quan trọng nhất của phóng sự

(b)Đảm bảo sự cân bằng để hình ảnh hoặc trích dẫn lời nói chỉ phản ánh một số khía cạnh

(c)Chọn và nhấn mạnh những điều bạn muốn khán giả chú ý đến

(d)Kết nối các hình ảnh hoặc trích dẫn khác nhau, giải thích cách chúng dịch chuyển theo thời gian

(e)Đặt các hình ảnh hoặc trích dẫn trong bối cảnh

(f) Thực hiện “thêm gia vị/màu mè” cho hình ảnh hoặc trích dẫn bằng cách bổ sung ý nghĩa hoặc giải thích thêm (nhưng không làm sai lệch thông tin hoặc làm mất bối cảnh của thông tin!)

Viết phóng sự Viết phóng sự

Phóng viên có thể - và nên - thực hiện nhiều các ưu tiên này. Nhưng điều đó không có nghĩa là phóng viên phải liên tục xen vào giữa khán thính giả và chương trình, giống như một bộ lọc hoặc một rào cản. Trường hợp bạn có một câu trích dẫn lời nói trực tiếp của một người phát biểu về vấn đề liên quan đến phóng sự của bạn thì luôn ưu tiên câu trích dẫn đó trước phần lời dẫn có diễn giải của phóng viên.

Sự khác biệt giữa phát thanh, truyền hình và báo in bao gồm:

Tin tức trên phát thanh, truyền hình chỉ tồn tại trong một thời gian - ngoại trừ các tệp âm thanh, không phải vật chất hữu hình giống như một tờ báo để nắm giữ.

Vì tất cả những lý do này - bản chất của phát thanh, truyền hình và cách thức khán thính giả sử dụng phương tiện truyền thông này là: kịch bản phát sóng đòi hỏi ngôn ngữ tiếp cận rất khác so với ngôn ngữ của báo in. Nhưng dù có là loại hình báo chí nào thì bạn cũng phải tận dụng tối đa thời gian hoặc không gian để truyền tải nhiều thông tin quan trọng. Hãy cố gắng đưa ra được một thông tin hoặc một ý tưởng có thể ngay lập tức chiếm được sự chú ý của công chúng, và lấy đó làm xuất phát điểm cho chương trình điều tra của mình.

Báo in

Nếu độc giả có gì chưa hiểu, họ luôn có thể đọc lại.

Những sai sót luôn hiển hiện rõ ràng trên trang báo.

Có các biển chỉ dẫn rõ ràng - như tiêu đề bài viết, chú thích ảnh và các đoạn bài viết - để giúp độc giả định vị trên trang báo.

Độc giả có thể dừng đọc để đi đâu đó và làm gì đó. Khi họ quay lại, họ có thể đọc tiếp phần dang dở lúc trước mà không bỏ lỡ bất cứ thông tin gì. Hình ảnh và nội dung đa phương tiện có xu hướng tăng thêm độ tin cậy cho phóng sự. Các ấn phẩm trực tuyến có thể tận dụng lợi thế này để gia tăng niềm tin của độc giả.

Mặc dù có thể mất nhiều thời gian hơn vào việc đọc, độc giả sẽ có được thông tin chi tiết hơn từ một phóng sự trên báo

Phát thanh, truyền hình

Một chương trình phát sóng chỉ phát một lần, có thể trôi lướt qua khán thính giả. Nên thông thường, khán thính giả tiếp nhận thông tin dưới dạng ghi nhớ ấn tượng hơn là chi tiết - đó là lý do tại sao tính chất tổng thể lại quan trọng đến như vậy. Khán thính giả hoặc phát hiện ra sai sót ngay lần đầu tiên hoặc không bao giờ.

Khi chương trình đang phát sóng, khán thính giả là người mới nghe, mới xem sẽ khó hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Khán thính giả dừng nghe, xem chương trình đang phát sóng để đi đâu đó và làm gì đó chỉ trong trường hợp phân đoạn chương trình đó đã được ghi âm lại hoặc có đăng trên trang web.

Tin tức trên phát thanh, truyền hình cung cấp cho người xem nhiều bằng chứng hơn ngoài

viên đọc (ví dụ: âm thanh, hình ảnh) khiến chương trình đáng tin cậy hơn (“Chắc chắn là thật mà: Tôi đã nhìn thấy việc này trên TV đấy”). Cũng vì thế, phát thanh, truyền hình có thể bóp méo sự thật nhiều hơn.

Tin tức trên phát thanh, truyền hình không cần khán thính giả phải có trình độ cao, nhưng có thể đòi hỏi kiến thức tổng quát tốt để hiểu được các gói chương trình đa dạng, chuyển mục nhanh.

Trở thành phóng viên điều tra

Đã đăng ký bản quyền. Các yêu cầu cung cấp bản đánh giá và các yêu cầu khác liên quan đến ấn phẩm này sẽ được gửi đến nhà xuất bản. Trách nhiệm đối với các thông tin, ý kiến và tham chiếu chéo với các nguồn bên ngoài trong ấn phẩm này chỉ thuộc về các cộng tác viên và cách diễn giải của họ không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Viện Konrad-Adenauer-Stiftung.

www.investigative-manual.org Thiết kế và Trình bày:

© Juliane Switala ©2020 Konrad-Adenauer-Stiftung, Media Programme Asia

Jalan Besar, ARC 380, #11-01, 209000 Singapore Tel: +65 6603 6181 | Email: media.singapore@kas.de

www.kas.de/medien-asien/en | facebook.com/media.programme.asia Biên dịch: Bà Đào Thị Thúy

Trở thành phóng viên điều tra

Cẩm nang

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)