Cách viết phóng sự

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 62 - 63)

Để phóng sự tác động được đến độc giả, bạn cần đi thẳng vào trọng tâm vấn đề và sử dụng những hình ảnh mạnh mẽ nhất. Để thu hút sự chú ý của người đọc, ông Stephen Franklin, một phóng viên kỳ cựu người Mỹ, cho rằng phóng sự cần phải có phần dẫn nhập mang phong cách riêng, đó là phần khởi đầu để thiết lập bối cảnh cho phóng sự một cách ấn tượng. Ông nói thêm rằng, ở đoạn dẫn nhập, bạn chỉ cần đưa những thông tin cơ bản nhất. Toàn bộ nội dung phóng sự sẽ được tiết lộ dần sau đó. Tuy nhiên, một yêu cầu bắt buộc là bạn phải viết một cách trung thực về những gì bạn đã điều tra được. Đừng cố tạo ra những hình ảnh không ăn nhập với sắc thái của phóng sự hoặc đừng cố tình đưa vụ việc theo hướng giật gân. Điều quan trọng là phải giành được niềm tin của công chúng và việc bắt đầu phóng sự bằng những thông tin sai sự thật sẽ làm hỏng niềm tin đó.

Để dựng phóng sự, bạn tổng hợp lại những phát hiện của mình và sử dụng dữ liệu để chứng minh cho những phát hiện này. Đừng khiến phóng sự của mình trở thành nỗi thất vọng chỉ vì sự bất cẩn khi dùng từ ngữ hoặc vì cách bạn liên kết bằng chứng tìm được với các cáo buộc. Nếu bạn làm như vậy, kể cả trong tình huống khả quan nhất, phóng sự của bạn cũng sẽ không thực sự kín kẽ. Trong trường hợp xấu nhất, phóng sự sẽ phải đối mặt với cáo buộc phỉ báng, bôi nhọ khiến uy tín của bạn bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số điều phóng viên cần lưu ý:

Định nghĩa và ví dụ: Định nghĩa các từ chuyên môn và

các thuật ngữ phức tạp để công chúng của bạn hiểu và duy trì nhất quán cách định nghĩa này từ đầu đến cuối. Đồng thời, hãy sử dụng các ví dụ để cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng.

Viết phóng sự Viết phóng sự

Cách nói chung chung không có chứng cứ thực tiễn: Hiểu

rõ ý nghĩa và sự khác biệt giữa các thuật ngữ như “hầu hết”, “nhiều”, “một số” và “số ít”. Sử dụng những từ này một cách thích hợp. Hãy cẩn trọng với sự khác biệt giữa “hầu hết” và “nhiều”, và đặc biệt hơn là khi dùng từ “tất cả” hay “không một ai”. Một việc gì đó được cho “là nguyên nhân” hay “là một trong những nguyên nhân”? Là “luôn luôn” hay “thường xuyên”? Biến những điều chung chung thành cụ thể bằng việc sử dụng các ví dụ thực tiễn, và nêu rõ tên tuổi của các nhân vật.

Chứng minh lập luận: Củng cố mọi luận điểm đưa ra bằng

các chi tiết cụ thể. Không tấn công cá nhân khi việc cần làm là chỉ trích một ý tưởng hoặc một hệ thống. Chỉ tập trung thảo luận thông tin và lý lẽ. Hãy để độc giả tự quyết định xem liệu những đặc ân được đưa ra trong một tình huống nào đó có mang một mục đích cụ thể nào không. Trong nhiều trường hợp, hãy để bằng chứng tự nói lên là đủ.

Trích dẫn phát ngôn của các nhà chức trách làm bằng chứng: Liệt kê ưu và nhược điểm của việc này, và đánh giá

chúng một cách cân bằng. Một điều quan trọng nữa là tập trung vào các lý do đằng sau những hành động của chính quyền. Tại sao một người nào đó lại nói điều gì đó? Hãy trao đổi với nhiều chứ không chỉ một nguồn tin có liên quan để giúp nghiên cứu thông tin nền và lấy trích dẫn.

Thành kiến, định kiến hoặc cảm xúc: Tránh định kiến - dù

tích cực hay tiêu cực - sử dụng ngôn từ trung lập và đối xử với tất cả các nguồn tin với cùng một sự hoài nghi tích cực.

Đặt câu hỏi “thì sao?”: Một cách hay để nhớ lại xem thông

tin bạn tìm được có phù hợp với giả thuyết bạn đưa ra hay không là hãy tự hỏi bản thân: “thì sao”? Nhìn chung, một phóng sự điều tra chính xác và có sức thuyết phục được viết dựa trên những chứng cứ có sức thuyết phục, chứ không phải dựa vào một lý lẽ đanh thép duy nhất. Khi bạn có rất nhiều bằng chứng, hãy đảm bảo những bằng chứng này kín kẽ và rõ ràng. Để làm được điều đó, bạn có thể quay lại gặp nguồn tin của mình và đề nghị họ giải thích các vấn đề chi tiết hơn. Bạn cũng có thể cần phải thiết lập bối cảnh ngay từ đầu. Việc này sẽ giúp công chúng hiểu được bối cảnh môi trường nơi diễn ra các hành động và hậu quả, bổ sung thông tin về việc những người liên quan có phương tiện, động cơ và cơ hội để làm những việc mà bạn cáo buộc hay không.

Hãy coi phóng sự của bạn là một tập hợp gồm nhiều phần, và mỗi phần là một tập hợp gồm nhiều đoạn. Những tiểu phần này (ví dụ như phần phanh phui những người có vai trò chính trong một vụ bê bối quốc gia, hoặc lịch sử của một hội bí mật và lý do dẫn đến sự trỗi dậy của hội này) phản ánh một khía cạnh của cuộc điều tra và phản ánh góc độ đó một cách toàn diện theo phương thức chia nhỏ một đề tài lớn thành nhiều phần để dễ quản lý. Mỗi phần được bắt đầu với một “câu chủ đề” để độc giả nắm được phần này nói về vấn đề gì hoặc phần này kết nối với phần nội dung đã nói đến ở phần trước như thế nào. Mỗi phần có các nội dung thông tin như sau:

Các phóng viên làm việc cho các tờ nhật báo thường nhanh chóng bỏ đi thói quen thời thơ ấu khi vẫn phải lập dàn ý và viết truyện dưới dạng các đoạn văn. Lý do là vì các tờ báo hiếm khi đăng y nguyên các đoạn văn của bài viết gốc; các thư ký tòa soạn sẽ chia nhỏ các đoạn này ra để thêm cách dòng, hoặc gộp các đoạn lại với nhau để tiết kiệm diện tích báo. Đừng bận tâm về điều đó. Đoạn văn là một khối lắp ráp căn bản của bài viết. Hãy lập dàn ý và viết thành các đoạn văn và sau đó để các thư ký tòa soạn giải quyết các vấn đề về thiết kế-trình bày sau này.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)