Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 40 - 41)

Rất nhiều tác phẩm báo chí điều tra có tính chất định tính: Các phóng sự này tìm hiểu câu hỏi: mọi việc sai vì lý do gì, sai thế nào và ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng đồng thời, hầu như tất cả các phóng sự điều tra đều có dữ liệu định lượng. Thâm hụt lớn đến mức nào? Các số liệu thống kê về đánh bắt cá bất hợp pháp ở nước bạn là gì? Có bao nhiêu bệnh nhân quay lưng lại với các phòng khám mỗi năm?

Điều này có nghĩa là bạn cần biết cách làm sao để từ một số liệu nhỏ mà nêu bật được con số lớn, và biết cách biến những con số trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu thông qua một vài phép tính đơn giản như dùng tỷ lệ phần trăm. Hầu hết các phóng viên chọn nghề này không phải vì họ thích tính toán. Nhưng việc tính toán không hề khó, và trên thực tế, rất cần thiết khi làm phóng sự điều tra.

Hãy bắt đầu bằng những điều cơ bản. Ví dụ, nếu bạn muốn kiểm tra hiệu quả làm việc của y tá tại phòng khám thì bạn có thể nhờ các chuyên gia giúp bạn tạo thời gian biểu của một ngày bình thường cho công việc y tá. Sau đó, thông qua quan sát và phỏng vấn, bạn có thể tìm ra được:

? Nhiệm vụ nào chiếm nhiều thời gian nhất trong ngày? Các y tá có tìm cách rút gọn quy trình không? Họ làm những công việc gì? Các y tá có phải làm quá nhiều việc để hoàn thành lịch hàng ngày của mình không?

? Mô tả công việc của một y tá liên quan thế nào đến số lượng bệnh nhân trung bình đến thăm khám? Mỗi lần khám cho một bệnh nhân mất bao nhiêu thời gian?

Tương tự, nếu bạn gửi một mẫu không khí đi phân tích, bạn có thể tìm ra chất gây ô nhiễm trong không khí, và hỏi chuyên gia y tế xem những chất này có nguy hiểm không và mức độ phơi nhiễm đến đâu thì sẽ gây tổn hại cho sức khỏe. Khớp các mức độ này với nhau trên cơ sở các quy định độ tinh khiết không khí của đất nước bạn. Có thể, bạn sẽ tìm ra một thực tế là vấn đề này đã tồn tại từ lâu và các số liệu không thay đổi nhiều theo thời gian, hoặc dường như, ngưỡng ô nhiễm lên mức “đỉnh” thế này đã xảy ra khá thường xuyên hoặc thậm chí con số đó thấp hơn so với trước đây! Nhiệm vụ của phóng viên là diễn giải những con số này và xác định xem vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn hay đơn giản là đáng chú ý hơn chưa. Nhưng chỉ con số thôi thì chưa đủ. Còn một yếu tố nữa là bối cảnh, chẳng hạn như tại sao vấn đề này lại trở nên đáng chú ý vào thời điểm này.

Số liệu thống kê thời tiết là một trong những hồ sơ số liệu có sẵn liên tục trong thời gian dài nhất ở hầu hết mọi quốc gia. Ví dụ, ở châu Phi, đây là một trong những số liệu thống kê đầu tiên mà chính quyền thực dân ghi chép lại, và có thể được truy nguyên từ thời xa xưa qua những câu chuyện lịch sử truyền miệng về lũ lụt và hạn hán. Nhiều nước châu Á cũng có cơ sở dữ liệu chuyên ngành ghi chép lại các loại hình thời tiết. Vì vậy, bạn có thể muốn điều tra xem liệu các điều kiện thời tiết như biến đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán có thực sự chưa từng xảy ra ở nước bạn hay không. Bạn có thể so sánh và phân tích dữ liệu cho các biến động trong mô hình thời tiết.

Điều này đưa chúng ta đến một điểm nữa: Dữ liệu là một nguồn tin biến đổi liên tục mà bạn có thể khai thác cho các ý tưởng phóng sự. Chẳng hạn, các thông cáo báo chí được đưa ra không có mục đích là để các số liệu trong đó bị giám sát, hoặc ít nhất đó là điều người viết thông cáo hy vọng. Nhưng thông cáo báo chí thường cung cấp thông tin chính và có thể đưa đến những bài báo lớn hơn. Các phóng viên điều tra giỏi sẽ không để lãng phí bất kỳ manh mối nào cho bài viết của mình. Đồng thời, bạn vẫn phải luôn luôn hoài nghi về các con số, biểu đồ hoặc các hình thức dữ liệu định lượng khác. Thoạt nhìn, có vẻ như các dữ liệu đem đến một câu chuyện hấp dẫn độc đáo, nhưng các phóng viên điều tra giỏi cần phải đặt câu hỏi về các phương pháp đã được sử dụng để thu thập dữ liệu, giống như cách thức thực hiện một cuộc khảo sát - ai đã tài trợ và công bố các dữ liệu này và liệu có việc họ đã gạt ra những thông tin quan trọng nhất vì lợi ích của mình hay không.

Bối cảnh có vai trò quan trọng: Chỉ là những con số thì không có ý nghĩa gì cả. Là một phóng viên, bạn là người thêm giá trị vào cho các số liệu bằng cách diễn giải và đặt câu hỏi xoay quanh những con số này.

Nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu Nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu

{a+b}

<<

2

Những con số trơ trọi hầu như không mang lại cho bạn thông tin gì. Chúng chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một quần thể thông tin mà chúng đã được chiết tách ra. “4 trong số 5 bác sỹ trả lời rằng…” nghe có vẻ là thông tin ấn tượng, nhưng giả sử chỉ có 20 trong số hàng ngàn bác sỹ đang hành nghề ở Ấn Độ tham gia khảo sát này thì sao. Tổng số 16 bác sỹ không thể đại diện cho suy nghĩ và hành xử của tất cả bác sỹ trong nước.

Một cuộc khảo sát có tính đại diện cần đáp ứng nhiều tiêu chí. Trong trường hợp nói về bác sỹ, các phóng viên cần kiểm tra:

Liệu cuộc khảo sát được thực hiện tại các thành phố hoặc bệnh viện khác nhau để thu thập các ý kiến khác nhau trên toàn quốc hay không?

Phương pháp nào đã được sử dụng để thu thập các câu trả lời - qua điện thoại, trực tuyến hay phỏng vấn trực tiếp?

Phương pháp khảo sát được chọn ảnh hưởng đến câu trả lời của người tham gia như thế nào?

Khảo sát này có bao gồm tất cả các nhóm tuổi và giới tính hay không?

Đây chỉ là một vài ví dụ; các tiêu chí mà các phóng viên cần xem xét khi đặt câu hỏi về tính hợp lệ của khảo sát sẽ thay đổi tùy theo chủ đề và kết quả.

Để diễn giải các số liệu và đồ thị, trước hết hãy bắt đầu từ phần chú giải! Với đồ thị, bạn cần hiểu tỷ lệ và điểm bắt đầu. Thật dễ dàng để làm cho một thay đổi nhỏ trông vô cùng ấn tượng bằng cách tăng tỷ lệ và chỉ bắt đầu với phần của các số liệu cho thấy sự thay đổi. Bạn cần nhìn các phân số hoặc tỷ lệ phần trăm với con mắt nghi ngờ khi giải thích biểu đồ. Bạn cần luôn nhớ nội dung của phần trên nói về mẫu và nhóm so sánh.

Đôi khi, hai bộ số liệu dường như cho thấy cùng một quy luật, xu hướng. Tuy nhiên, điều này không chứng tỏ rằng chúng nhất thiết liên quan đến nhau hoặc có mối quan hệ nhân quả. Ví dụ, trẻ em lớn hơn khi chúng già đi. Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em được cải thiện khi chúng lớn lên, cũng là cùng một xu hướng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự phát triển thể chất giúp cải

Đến lúc này, có lẽ bạn đã thu được thông tin bạn cần, có thể đó là tên của các nguồn tin tiềm năng và bạn đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của mình. Chương tiếp theo sẽ giải thích cách xác định các nguồn tin con người đảm bảo và cách tìm hiểu sâu hơn về những gì họ đã tiết lộ.

đồ và đồ thị để đánh giá lý do tại sao có thể có một mối quan hệ tương quan ở đây. Liệu có nghiên cứu xác đáng nào trong một lĩnh vực tương tự hay không hoặc liệu có thể so sánh để chứng tỏ có mối quan hệ ở đây không? Tương tự như vậy, khi một sự việc nào đó xảy ra sau một sự việc khác thì không có nghĩa là điều đó nghiễm nhiên chứng minh rằng sự việc trước đã kéo theo sự việc thứ hai. Chỉ dữ liệu sẽ không thể chứng minh được bất cứ điều gì. Nghiên cứu đòi hỏi phóng viên phải kiểm tra bối cảnh, loại trừ các nguyên nhân khác và xác định cơ chế chính xác cho thấy sự việc đầu tiên có thể gây ra sự việc thứ hai. Khi kiểm tra bối cảnh của dữ liệu, hãy kiểm tra xem tổ chức nào đã thực hiện khảo sát và liệu những dữ liệu này có đại diện cho những lợi ích cụ thể không. Hãng tin Reuters đã điều tra kết quả của một thí nghiệm thuốc lá điện tử do công ty Philip Morris In- ternational Inc. thực hiện. Công ty này muốn phát triển một dòng thuốc lá mà tác hại của việc hút một điếu thuốc không nhiều hơn tác hại khi dùng một tách cà phê. Bài báo của Reuters nói về cách mà các kết quả nghiên cứu đó có thể được diễn giải hoàn toàn ngược lại. Bạn cũng cần phải giữ con mắt phản biện khi tiếp cận các khảo sát do các trường đại học thực hiện. Một số khoa trong các trường đại học sử dụng nguồn tài trợ của các nhà tài trợ tư nhân để thực hiện khảo sát và có khả năng nhiều các nhà tài trợ tư nhân nhắm đến lợi ích cá nhân trong việc tài trợ cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)