Những người dựng chuyện, lèo lái thông tin để phục vụ lợi ích của tổ chức do mình đại diện

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 45 - 46)

phục vụ lợi ích của tổ chức do mình đại diện (sau đây gọi là “spin doctors”)

w

Tin nóng độc quyền

Tin nóng độc quyền Tin nóng độc quyền

Tuy nhiên, việc đối phó với một “spin doctor” công khai dễ dàng hơn so với đối phó tin giả. Bạn biết rằng người phát ngôn của bộ trưởng được trả lương để che giấu rắc rối và đánh bóng thành tích. Chỉ những người kém nhất mới phải nói dối bởi vì việc nói dối rất dễ bị phát hiện, phóng viên chỉ cần bỏ chút ít thời gian tìm kiếm thông tin. Đồng thời, việc nghiên cứu sơ bộ một cách kỹ lưỡng cùng với kỹ thuật phỏng vấn tốt có thể khiến đối phương không thể lảng tránh và đi lệch trọng tâm thảo luận. Hãy nhớ rằng, người phát ngôn chỉ đang làm công việc của họ, giống như bạn đang làm việc của mình.

Bên cạnh những phát ngôn viên chính thức, các chính phủ và nhiều tập đoàn lớn còn có các cơ quan tình báo với nhiệm vụ cố gắng ngấm ngầm thúc đẩy các mục tiêu của chính phủ/tập đoàn. Chính phủ Mỹ đã sử dụng các cơ quan tình báo của mình để thêu dệt các câu chuyện trên truyền thông về cái gọi là “vũ khí huỷ diệt hàng loạt” của Tổng thống Iraq, Saddam Hussein, và sự thật sau đó là ông ta không hề sở hữu những vũ khí này.

Dựng chuyện là việc thường ngày của các cơ quan an ninh, họ điều hành toàn bộ các đơn vị với mục đích gây tác động đến truyền thông. Họ thường bí mật theo dõi các phóng viên để tìm hiểu xem phóng viên đã điều tra được những gì và thậm chí còn tìm cách thuê các phóng viên này làm việc luôn cho họ. Nhưng họ cũng thường xuyên cung cấp cho phóng viên thông tin với mục đích cài cắm thiên kiến của họ vào bài viết với mục đích cuối cùng là để thông tin đó đến tay công chúng. Bạn cần cảnh giác khi có một ai đó quá nhiệt tình “giúp đỡ” bạn bằng cách cung cấp các cuốn băng ghi âm và tài liệu quan trọng, kể cả trong trường hợp động cơ của họ nghe có vẻ hợp lý.

Bà Evelyn Groenink, người sáng lập Diễn đàn Mạng lưới phóng viên điều tra châu Phi, đã điều tra vụ ám sát bà Dulcie September, đại diện của Quốc hội châu Phi ở Paris năm 1988. Trong vụ án này, các cơ quan tình báo của Pháp đã dựng nên nhiều báo cáo sai lệch trên báo chí, họ “nhận dạng” hung thủ là người nước ngoài để che giấu vai trò của chính họ. Một câu chuyện khác về phóng viên này là bà đã có lần được một doanh nhân hứa hẹn sắp xếp cho bà có “300 tiếng đồng hồ đối thoại có ghi âm với một tay buôn vũ khí nổi tiếng của Pháp - cá nhân ông này đã bị đánh lừa. Có vẻ như nguồn tin này có một động cơ hợp lý để đưa sự việc lên báo chí: trả thù sau khi bị lừa gạt. Nhưng khi phóng viên Groenink bắt đầu đặt câu hỏi về số tiền khổng lồ, thời gian, cơ hội giám sát, vé máy bay và mạng lưới liên lạc mà

nạn nhân của vụ lừa đảo nắm được thì nguồn tin đó đã bay tới London, nơi anh ta sinh sống và phóng viên nghi ngờ rằng cũng là nơi mà anh ta đã làm việc cho chính phủ Anh hoặc ngành công nghiệp vũ khí của nước Anh.

Theo nguyên tắc thông thường, tốt hơn là bạn nên chủ động tìm nguồn tin chứ không để họ phải đi tìm bạn. Một “nguồn tin giấu tên”, người đề nghị gặp bạn trong một con hẻm tối và yêu cầu bạn không được kể về cuộc gặp gỡ này với bất kỳ ai bởi “có những người đang truy lùng bạn” thì rất có thể nguồn tin này đang ở cùng phe cánh với “những người đang truy lùng bạn”! Bạn sẽ thường gặp phải những nguồn tin e ngại không muốn nói, một mực yêu cầu không được công khai cuộc chuyện trò của họ với bạn, hoặc không đồng ý được nêu tên trong bài viết. Tuy nhiên, bạn phải biết rõ người đó là ai - liệu nhân thân của anh ta có đúng như giới thiệu hay không và liệu anh ta có đủ tư cách để nói về những gì anh ta nói là anh ta biết hay không.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Báo chí điều tra (IJM) dự án Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)