nghĩ về những hình ảnh và minh họa bạn sẽ cần cho phóng sự cuối cùng, ngay cả khi việc thiết kế và dàn trang không phải là trách nhiệm của bạn. Giống như việc đặt một tít bài tạm thời - làm như vậy sẽ giúp bạn tập trung vào chủ đề phóng sự và đảm bảo sự nhất quán về mặt nội dung. Dùng biểu đồ để thể hiện một số dữ liệu nhất định sẽ giúp bạn loại bỏ khỏi phóng sự của mình một danh sách dài lê thê những thông tin tương tự.
Tư duy trực quan
Viết phóng sự Viết phóng sự
Tuy nhiên, tư duy trực quan cũng có thể giúp phóng sự cuối cùng ở những khía cạnh khác:
Giúp bạn trong việc trình bày để thuyết phục tòa soạn đăng phóng sự, bởi khi tư duy trực quan bạn đã hình dung được trước là mình có cần đến bản đồ, đồ hoạ, đồ thị hoặc hình ảnh nào không.
Hỗ trợ làm việc nhóm bằng cách trợ giúp cho đội trình bày và dàn trang
Hỗ trợ các phóng viên ảnh, những người có thể dựa vào chuyên môn của mình để hình dung xem những bức ảnh nào sẽ phù hợp nhất với phóng sự này
Giúp bạn tư duy bằng hình ảnh, điều này rất có ích cho bạn khi viết phần nội dung bằng chữ
Giúp bạn giao tiếp tốt hơn với độc giả - thông thường độc giả sẽ thu nhận được nhiều hơn từ những phóng sự có ảnh được lựa chọn kỹ lưỡng hoặc biểu đồ gây ấn tượng chứ không đơn thuần chỉ là phần nội dung bằng chữ. Như người ta vẫn nói, một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói.
Mỗi phóng sự đều cần bắt đầu tốt và kết thúc tốt. Phần mào đầu và phần kết luận là hai phần có sức nặng nhất của bất kỳ phóng sự nào. Một phần mào đầu hay sẽ thu hút độc giả vào bài viết và trang bị cho họ một tấm khung để qua tấm khung đó họ có thể xem toàn bộ câu chuyện. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phần mào đầu của một phóng sự không hấp dẫn thì độc giả sẽ không tiếp tục đọc bất kể chủ đề phóng sự là gì. Tương tự, phần kết luận phải đưa ra được một ý tưởng mà độc giả sẽ giữ lại trong tâm trí họ.
Các cách để bắt đầu phóng sự:
Khắc hoạ một chân dung hoặc thiết lập một bối cảnh Tóm tắt chủ đề phóng sự trong một câu ngắn
Kết quả hoặc tác động. Sau đó, bạn có thể quay ngược dòng để cho biết sự việc đã xảy ra như thế nào.
Trong mọi trường hợp, đừng khiến độc giả chờ đợi quá lâu mới biết phóng sự mang đến cho họ câu chuyện gì. Quy tắc thông thường là phần mào đầu phản ánh không quá 10% nội dung phóng sự. Nhưng đừng cho rằng quy tắc đó sẽ khiến “phần dẫn nhập bị trì hoãn”, như cách dùng thuật ngữ trong sách giáo khoa. Phóng sự của bạn bắt đầu khi nó bắt đầu và không nhất thiết phải bắt đầu với ồ ạt thông tin. Tương tự như vậy đối với phần kết luận. Một kết thúc thỏa đáng phải:
Hoàn thành nốt những gì còn dang dở (những việc đã xảy ra với các nhân vật hoặc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo)
Tóm tắt lại đề tài một lần nữa để nhắc chúng ta lý do tại sao chúng ta quan tâm đến vấn đề này
Tạo yếu tố gây ngạc nhiên (một cái kết gây ngạc nhiên khiến độc giả phải suy nghĩ, đó có thể là một câu trích dẫn ấn tượng)
Nhấn mạnh bối cảnh; những điều đó gợi cho độc giả nhớ về những niềm hy vọng, những ràng buộc và những diễn biến xuyên suốt phóng sự của bạn
Quay trở lại với những nhân vật chúng ta đã gặp ở đầu phóng sự, và để họ được nói lời cuối cùng
Không bao giờ lựa chọn một cái kết sáo mòn kiểu như “chỉ có thời gian mới trả lời được”. Bạn là người điều tra và nếu bạn coi phóng sự này không quan trọng, không đưa ra được một giải pháp rõ ràng nào thì bạn đã hủy hoại niềm tin của độc giả vào thẩm quyền của bạn.
Một yếu tố quan trọng không kém để xâu chuỗi các thông tin trong phóng sự là các phần chuyển tiếp: cách câu chuyện chuyển từ phần này sang phần khác và từ đoạn này sang đoạn khác. Các phương pháp hữu ích nhất để có một mạch truyện thống nhất:
Thường xuyên nhắc lại giả thuyết
Sử dụng các phép ẩn dụ mở rộng để gắn kết các ý tưởng lại với nhau và khiến các ý tưởng trở nên sống động. Ví dụ, bạn có thể thảo luận về môi trường như thể đang nói về cơ thể con người - tất cả các bộ phận phải phối hợp cùng nhau