Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (Trang 45)

Sau những năm đổi mới, cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, Đảng

bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương thực hiện thắng lợi trên các chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, sự vận động tuyên truyền của các đoàn thể, với nỗ lực của nhân dân các dân tộc địa phương, kinh tế thành phố Hòa Bình liên tục đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị:

- Giai đoạn 1986 – 2004: tăng trưởng bình quân đạt 8,03% năm

- Năm 2005: tăng trưởng kinh tế đạt 13,26%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 53%, Công nghiệp xây dựng chiếm 28%, Nông – lâm nghiệp chiếm 19%.

- Năm 2006 – 2007: Tăng trưởng kinh tế mỗi năm 14,5%.

- Năm 2008: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,94%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53,6%, Công nghiệp xây dựng chiếm 30,65%, Nông – Lâm nghiệp chiếm 17,5%

- Năm 2009: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53,8%, Công nghiệp xây dựng chiếm 31,7%, Nông – Lâm nghiệp chiếm 14,5%.

Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 4 triệu đồng năm 2001 lên 14,5 triệu đồng năm 2008; năm 2009 tính thu nhập bình quân đầu người đạt 16,9 triệu đồng.

- Giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Hòa Bình là 12,5%.

- Giai đoạn 2015-2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố bình quân là 13,5%. Hiện nay, tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt trong dân là 100%; 99% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% trường học được xây dựng kiên cố. Thu nhập bình quân đầu người tính đến hết năm 2018 đạt 56,7 triệu đồng/người/năm.

Giao thông, thông tin liên lạc phát triển, cứ 100 dân có 22 máy điện thoại. Bộ mặt thành phố ngày càng khang trang hơn với nhiều công trình phúc lợi xã hội, nhiều công trình kiến trúc văn hóa, công trình dân sinh, kinh tế được đầu tư xây dựng và nâng cấp.

Trong năm 2019, kinh tế thành Hòa Bình đã đạt được tất cả các chỉ tiêu đã đề ra. Thu nhập bình quân đầu người 63,5 triệu đồng/năm. Tổng mức bán lẻ hàng

hoá và doanh thu dịch vụ đạt 12.468,79 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra (11.120 tỷ đồng). Thu NSNN đạt 428,2 tỷ đồng, cao hơn con số kế hoạch 423 tỷ đồng. Từ những con số trên cho thấy, tình hình phát triển kinh tế trong năm 2019 của thành phố Hòa Bình là rất khả quan và đều đạt được kế hoạch đề ra. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.1

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình năm 2019 STT Chỉ tiêu Đơn vịtính KH năm2019 hiện nămThực

2019

Kế hoạch

2020

1 Cơ cấu kinh tế

Dịch vụ % 56 56 48,5

Công nghiệp – xây dựng % 39,7 39,7 44,2

Nông, lâm, thủy sản % 4,3 4,3 7,3

2 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 63 63,5 66

3 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Tỷ đồng 11.120 12.468,79 15674

4 Thu ngân sách Nhà nước Tỷ đồng 423 428,2 529,1

5 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 4800 7.100 11.000

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình năm 2019

2.1.3. Tình hình xã hội

Cùng với thành tựu đạt được về kinh tế, các lĩnh vực về văn hóa – xã hội cũng thu được những thành tựu quan trọng. Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục đào tạo của Tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh giỏi, nhất là học sinh là con em các dân tộc thiểu số; giáo viên giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề ngày càng tăng. Thành phố Hòa Bình cũng đã đẩy mạnh qua trình phát triển y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tốt hơn. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. 15/15 phường, xã đều có trạm y tế cơ sở và phòng tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng. Hệ thống bệnh viện được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu khám bệnh của nhân dân. Hoạt động văn hóa thể dục thể thao tiếp tục được duy trì và có bước phát triển, thành phố Hòa Bình là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa của Tỉnh và vùng Tây Bắc.

Cùng với sự đầu tư của nhà nước, hiện nay thành phố đã hoàn thành quy hoạch hạ tầng văn hóa xã hội. Trên địa bàn thành phố hiện đã xây dựng và hoàn chỉnh các sân chơi thể thao và các điểm vui chơi cho thiếu nhi, các môn thể thao dân tộc ngày càng được phát triển.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo quần chúng tham gia, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố. Thành phố Hòa Bình đã có nhiều chủ trương và thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm phát huy vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc Hòa Bình. Nhiều hoạt động có tác dụng tốt như: trình diễn trang phục dân tộc, liên hoan cồng chiêng, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc…. Những cuộc liên hoan này đã khơi dậy nét đẹp văn hóa và truyền thống đáng trân trọng của mỗi dân tộc toàn thành phố Hòa Bình. Cuộc vận động “xây dựng gia đình văn hóa” và “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trở thành phong trào quần chúng rộng lớn với 84,12% hộ gia đình và nhiều thôn bản, khối phố, cơ quan xí nghiệp và trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, đã góp phần làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân. Bản sắc văn hóa các dân tộc được trân trọng giữ gìn và phát triển.

Những năm qua, thành phố Hòa Bình còn là một điểm sáng trong toàn tỉnh về thực hiện các chính sách xã hội. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ nhân đạo đã thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đời sống vật chất tinh thần của những người có công, đối tượng chính sách được chăm lo. Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, đến nay thành phố không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,59% năm 2000 xuống còn 1,04% năm 2009; Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 1,05% (Theo chuẩn nghèo đa chiều). Trung bình mỗi năm thành phố giải quyết việc làm cho trên 2500 lao động.

Trong 8 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, với những nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình, ngày 8/3/2019 thành phố Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố luôn thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, gắn quốc phòng với kinh tế - kinh tế với quốc phòng. Luôn xác định rõ vị trí vai trò của thành phố là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng, là lá chắn phía Tây của thủ đô Hà Nội, bảo vệ an toàn cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Hàng năm thành phố luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự địa phương. Chú trọng và tăng cường công tác xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về văn hóa xã hội của thành phố Hòa Bình trong năm 2019 STT Chỉ tiêu Đơn vịtính KH năm2019 hiện nămThực

2019

Kế hoạch 2020

1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1 0,76 1

2 Độ che phủ rừng; diện tích trồng rừng %; ha 40;170 40;189,6 44,3;170

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 0,98 0,9 1,47

4 Giải quyết việc làm; tỷ lệ lao động qua đào tạo độngLao 2600 2.647 3990;>65 5

Duy trì tỷ lệ xã, phường đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế đến năm 2020. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân.

% 100 100 >92

6 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 99 99 100 7 Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý % >95 >95 >90

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình năm 2019

2.2. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ tại dự án đầu tư xây dựnghạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

2.2.1. Giới thiệu tổng quan về khu công nghiệp Mông Hóa

Khu công nghiệp Mông Hóa thuộc xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam được Thủ tướng chính phủ chấp thuận tại văn bản số 2350/TTg – KTN ngày 31/12/2008. Trong quy

hoạch phát triển khu công nghiệp Hòa Bình đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1505-QĐ/UBND ngày 06/8/2009 và Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 04/5/2011.

Vị trí địa lý khu công nghiệp mông hóa:

Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 55km, sân bay nội bài 75km và cảng Hải Phòng 130km. Có Quốc lộ 6 và tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc đi qua.. thuận lợi cho giao thương giữa vùng Tây bắc với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Diện tích theo quy hoạch: 236 ha.

Hạ tầng kỹ thuật: Khu công nghiệp đang được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, gồm: Đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung; Trạm điện 110KV, hệ thống cung cấp điện 35/22KV; Nhà ở công nhân và các dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng…

Hiện khu công nghiệp đã có 13 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, và định hướng thu hút đầu tư các ngành sau:

 Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm;  Công nghiệp may mặc, da giày;

 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

 Công nghiệp công nghệ thông tin, điện – điện tử;

 Ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm và các dự án thu hút nhiều lao động…

Chính sách thu hút đầu tư: được hưởng thuế suất ưu đãi, cụ thể như sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: các dự án thông thường: thuế suất ưu đãi 17% (từ 01/01/2016), miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Một số lĩnh vực được ưu tiên: hoặc thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 5- 9 năm; hoặc áp dụng thuế 10% đến miễn thuế cho cả đời dự án. (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP).

- Tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất 11-15 năm (Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) - Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được… (Nghị định 87/2010/NĐ-CP)

- Các dự án thuộc danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh sẽ được hưởng các ưu đãi khác về vốn, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ kinh phí quảng cáo v.v… tùy

theo từng dự án.

- Ưu đãi khác: theo quy định của Chính phủ

2.2.2. Nhu cầu thu hồi đất của dự án phục vụ dự án đầu tư xây dựng hạtầng khu công nghiệp Mông Hóa tầng khu công nghiệp Mông Hóa

Với mục tiêu đầu tư xây dựng một Khu công nghiệp hoàn chỉnh nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất của khu vực, tạo động lực kêu gọi, thu hút đầu tư công nghiệp vào địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và khu vực. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Khu công nghiệp Mông Hóa được đầu tư xây dựng. Nhu cầu cụ thể về đất theo quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.3

Bảng 2.3. Quy hoạch sử dụng đất của KCN Mông Hóa

STT Chức năng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 235,86 100

1 Đất nhà điều hành – dịch vụ 2,97 1,26

2 Đất nhà ở phục vụ KCN 5,53 2,34

3 Đất nhà xưởng công nghiệp 146,87 62,27

4 Đất cây xanh – mặt nước 47,85 20,29

5 Đất hạ tầng kỹ thuật 2,37 1,01

6 Đất giao thông 30,28 12,84

Theo quy hoạch, KCN Mông Hóa có tổng diện tích khoảng 236 ha. Xã Mông Hóa có khoảng 1.000 trong tổng số 1.233 hộ bị ảnh hưởng, phải GPMB. Diện tích đất phải thu hồi, đền bù GPMB dự án thi công đường trục chính vào KCN là 13,5 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp trên địa bàn các xóm: Bãi Sấu, Gò Dọi, Suối Ngành, Hang Nước, Ðan Phượng, Dụ 5, Dụ 6…Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là diện tích

Nhu cầu thu hồi đất chủ là đất nông nghiệp trong KCN Mông Hóa. Theo đó, nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp 194 ha, chiếm tỷ lệ 82,25%. Tiếp đó là thu hồi đất ở với diện tích chỉ đạt 2,8 ha, chiếm tỷ lệ 1,19%. Các loại đất mương, thùng, đào, ao thu hồi là 31,5 ha, chiếm tỷ lệ 13,36% và các loại đất khác như đất nghĩa địa…thu hồi 7,56 ha, chiếm tỷ lệ 3,21%. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhu cầu thu hồi đất của dự án phục vụ dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 235,86 100

1 Đất nông nghiệp 194 82,25

2 Đất ở 2,8 1,19

3 Đất mương, thùng, đào, ao 31,5 13,36

4 Đất khác 7,56 3,21

Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình, 2018

Hiện nay dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của UBND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được thực hiện bao gồm có 3 hạng mục:

Hạng mục 1: Đầu tư xây dựng đường trục chính khu công nghiệp Hạng mục 2: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Hạng mục 3: Tạo quỹ đất sạch.

Đơn vị: Ha

Tên dự án Năm thực

hiện

Diện tích đất giao cho chủ đầu tư

Diện tích đất BTHT

Đầu tư xây dựng đường trục

chính khu công nghiệp 2010 26,5 13,5

Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ

thuật khu công nghiệp 2014 10,2 7,2

Tạo quỹ đất sạch 2017 48 42

Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình, 2018

2.2.3. Cơ sở pháp lý của chính sách bồi thường, hỗ trợ tại dự án đầu tư xâydựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa

Cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tại dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa cụ thể như sau:

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 - Luật xây dựng ngày 18/06/2014

- Luật nhà ở ban hành ngày 25/11/2014

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w