Triển khai chính sách

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (Trang 66 - 76)

2.3.2.1. Tổ chức truyền thông, tư vấn

Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách bồi thường, GPMB có vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình tổ chức thực thi Hội đồng BTHT, Tổ giúp việc BTHT thành phố Hòa Bình đã gửi Thông báo thu hồi đất, Thông báo chủ trương thực hiện dự án và phô tô chứng thực các văn bản chính sách của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, các Quyết định bảng đơn giá đất hàng năm của UBND tỉnh, bảng giá các loại cây cối hoa màu, vật kiến trúc đến tận các Bí thư, thôn trưởng của các thôn, tổ dân phố nơi có đất bị thu hồi để phổ biến cho nhân dân qua hệ thống loa phát thanh của thôn, tổ dân phố; hoặc dán công khai các văn bản, các Quyết định thu hồi đất, phương án tổng thể, phương án BTHT tại trụ sở UBND các xã, phường, nhà văn hóa các thôn, tổ dân phố để tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đều được biết thông tin về chế độ bồi thường, hỗ trợ của mình cũng như các hộ liền kề để đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch. Sau khi kết thúc thời gian

công khai các văn bản trên thì Tổ giúp việc BTHT đều phối hợp với UBND các xã, phường lập Biên bản công khai và kết thúc công khai để tiếp thu ý kiến của các hộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể tại UBND các xã, phường cũng như cấp thành phố Hòa Bình: Đoàn Thanh niên, hội người cao tuổi, hội nông dân, mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ... là lực lượng nòng cốt, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức này luôn gần gũi, gắn bó nhất với nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ thành phố Hòa Bình khi thành lập tổ công tác GPMB tại các xã, phường thường gắn các lực lượng trên cùng tham gia.

Để nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông, tư vấn thì từ năm 2011 Ban thường vụ Thị ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã giao cho Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình, Đoàn luật sư tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhân dân tại các xã, xóm Bãi Sấu, Gò Dọi, Suối Ngành, Hang Nước, Ðan Phượng, Dụ 5, Dụ 6…Nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách của Trung ương và các văn bản của UBND tỉnh bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp, in và phát tờ rơi cho các đối tượng, và tư vấn từng tình huống cụ thể của nhân dân, kết quả cho thấy sau các đợt trợ pháp lý cơ bản nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương của Nhà nước và chủ trương thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư; vừa là cơ hội để nhân dân có thêm kênh thông tin khách quan để có thể giải đáp những vấn đề còn vướng mắc của hộ gia đình mình.

Đánh giá về mức độ hài lòng của các hộ dân về công tác tham vấn và phổ biến thông tin thì phần lớn các hộ dân trả lời ở mức 3 - Bình thường. Có 105 hộ dân có mức độ hài lòng ở mức độ bình thường (chiếm tỷ lệ 56,45%); có 35 hài lòng (chiếm tỷ lệ 18,82%). Bên cạnh đó vẫn còn 46 hộ dân rất không hài lòng và không hài lòng (chiếm tỷ lệ 24,73%). Mức điểm đánh giá trung bình đối với công tác phổ biến thông tin là 2,84/5 điểm. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 2.2.

Đơn vị: % 9.68 15.05 56.45 18.82 Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Hình 2.2. Mức độ hài lòng của người dân với công tác tuyên truyền thông tin

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ được hỏi đều cho rằng, họ được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp. Thực tế tại địa phương tiến hành dự án cho thấy, các cơ quan liên quan đã tiến hành nhiều đợt tham vấn với những nội dung và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản được các hộ dân quan tâm trong tham vấn là đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi các hộ dân bị ảnh hưởng tài sản hoặc đất. Khi đánh giá mức độ hài lòng của các hộ dân về công tác tham vấn, phần lớn các hộ nông dân có mức độ hài lòng cao nhất là mức 4 (hài lòng), không có hộ dân nào đánh giá công tác tham vấn ở mức độ rất hài lòng. Mức điểm trung bình đánh giá về mức độ hài lòng đối với công tác tham vấn chỉ đạt 2,68/5 điểm.

Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của hộ dân về công tác tham vấn

Mức độ hài lòng Số hộ dân Tỷ lệ (%) Rất không hài lòng 26 13,98 Không hài lòng 38 20,43 Bình thường 91 48,92 Hài lòng 31 16,67 Rất hài lòng 0 0 Tổng 186 100

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

2.3.2.2. Thực thi các kế hoạch

Các kế hoạch tổ chức thực thi chính sách như kế hoạch thu hồi đất hàng năm, hàng quý, kế hoạch triển khai các dự án, kế hoạch bố trí nguồn vốn, kế hoạch xây

dựng các khu tái định cư được các chính quyền thành phố Hòa Bình quan tâm thực hiện nghiêm túc, cơ bản đạt các mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn 2017 – 2019, công tác thực thi kế hoạch đã có nhiều điểm tích cực đã thu hồi về được, UBND thành phố Hòa Bình đã thu hồi được 62,3 ha đất cho dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa, tổng số tiền bồi thường về đất là 25,1 tỷ đồng, Tổng số tiền bồi thường về tài sản trên đất đạt 8,8 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ chi trả đạt tới 5,2 tỷ đồng.

Bảng 2.8. Tình hình thực thi chính sách BTHT của các dự án tại KCN Mông Hóa

Nội dung ĐVT 2017 2018 2019 Tổng

Diện tích đất thu hồi Ha 18,2 20,7 23,4 62,3

Tổng số tiền bồi thường

về đất Tỷ đồng 7,4 8,1 9,6 25,1

Tổng số tiền bồi thường

tài sản trên đất Tỷ đồng 2,8 2,3 3,7 8,8

Chính sách hỗ trợ chi trả Tỷ đồng 1,2 1,8 2,2 5,2

Nguồn: Từ năm 2017 -2019 của UBND tỉnh Hòa Bình

- Chính sách được tổ chức thực thi đều đảm bảo thời gian, kế hoạch theo quy định của pháp luật như: việc kê khai, kiểm đếm, xác định nguồn gốc sử dụng đất đã hoàn thành trong 30 ngày kể từ ngày dự án được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt; các phương án BTHT của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng được hoàn thành trong 35 ngày hoặc việc thẩm định phương án chi tiết của các phòng Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị & Kinh tế, Tài chính đã được thực hiện trong 05 ngày; trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.

- Kế hoạch về nguồn vốn, nguồn nhân lực được cụ thể hóa tại các phương án tổng thể được lập đảm bảo sự chủ động bố trí về nguồn vốn để chi trả bồi thường, hỗ trợ, giúp các cơ quan ban ngành chủ động trong việc xây dựng tiểu kế hoạch kèm theo như: kế hoạch bố trí tái định cư tại Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án Formosa (bao gồm lựa chọn địa điểm, đảm bảo các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật - văn hóa xã hội), kế hoạch đào tạo nghề sau khi thu hồi đất.

Kết quả khảo sát 186 hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng hạ tầng KCN Mông Hóa cho thấy, 100% số hộ cho rằng, họ được dự án phát cho bản kê khai tài sản và có sự hỗ trợ của dự án trong quá trình tiến hành hoạt động này. Phần lớn các hộ gia đình cho rằng, bản kê khai tài sản dễ hiểu và thuận tiện.

Trong quá trình thực hiện kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng, quá trình tổ chức kiểm kê và kê khai tài sản đã được thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan liên quan và người dân BAH. Chính những nhân tố này đã chi phối đến mức độ hài lòng của người dân về công tác kiểm kê tài sản BAH.

Kết quả khảo sát cho thấy, mức điểm trung bình đánh giá của các hộ dân được khảo sát về công tác kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng ở mức 3,05/5 điểm. Trong đó, số người có đánh giá mức độ hài lòng ở mức 3 (Bình thường) là 101 người (chiếm 54,30%) và số người đánh giá mức độ không hài lòng và rất không hài lòng là 38 người (chiếm tỷ lệ 20,43%). Bên cạnh đó vẫn có 47 người đánh giá công tác kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng ở mức độ hài lòng và rất hài lòng.

Kết quả điều tra trên đã phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương tiến hành dự án, bởi quá trình tự kê khai tài sản của người dân được cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đấtvà Hội đồng đền bù hướng dẫn cụ thể, đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ BAH. Chính sự phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan tiến hành kiểm kê với người BAH đã hạn chế được những thắc mắc từ phía người dân. Yếu tố này đã tạo ra sự đồng thuận của người dân với việc tiến hành dự án.Tuy nhiên, quá trình thống kê cũng phát sinh những phức tạp nhất định. Cụ thể, có những hộ gia đình có sự chênh lệch giữa diện tích thực tế và diện tích trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có tranh chấp về đất giữa các hộ gia đình được bồi thường. Những vấn đề nêu trên đã kéo dài thêm quá trình kiểm kê so với thời gian dự kiến và làm giảm đi mức độ hài lòng của người dân đối với công tác này, mặc dù cán bộ kiểm kê đã thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ của mình.

Đơn vị: Hộ gia đình

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

0 20 40 60 80 100 120 3 35 101 42 5

Hình 2.3: Mức độ hài lòng của hộ dân về công tác kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Mức độ hài lòng của các hộ dân đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ

Kết quả điều tra ý kiến của các hộ BAH về độ sát thực của đơn giá đền bù so với giá thị trường cho thấy, phần lớn ý kiến của các hộ dân đều cho rằng, đơn giá đền bù không sát với giá thị trường (thường là thấp hơn so với giá thị trường) với 178 hộ, tương ứng 96% và chỉ có 8 hộ có ý kiến ngược lại, nghĩa là đơn giá đền bù đã sát thực với giá thị trường (chiếm 4%).

Trong quá trình tiến hành dự án, việc đền bù sát theo giá thị trường và đảm bảo mục tiêu giá thay thế được xác định là mục tiêu của công tác đền bù, GPMB. Trên thực tế, mặc dù đơn giá đền bù, hỗ trợ đã được điều chỉnh tăng theo hàng năm nhưng sự thay đổi này vẫn chưa theo sát xu hướng tăng lên của giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những hộ BAH trong khu vực dự án. Chính vì lý do đó, mức độ hài lòng của các hộ dân được khảo sát đối với công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư còn thấp. Mức điểm trung bình chỉ đạt 2,66/5 điểm. Số liệu cụ thể về mức độ hài lòng đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ được thể hiện qua Bảng 2.9

Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của hộ dân về công tác bồi thường, hỗ trợ đối với dự án KCN Mông Hóa

Bồi thường, hỗ trợ Số người Tỷ lệ (%)

Rất không hài lòng 18 9,68 Không hài lòng 42 22,58 Bình thường 112 60,22 Hài lòng 14 7,53 Rất hài lòng 0 0 Tổng 186 100

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Ngoài vấn đề do mức độ sát thực của giá bồi thường, so với giá thị trường cho thấy, phần lớn các hộ gia đình đều cho rằng, có sự chênh lệch trên là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc đơn giá của UBND tỉnh ban hành chưa sát với giá thị trường và đã gây thiệt thòi cho những hộ dân bị ảnh hưởng. Nhưng trên thực tế, UBND các tỉnh dự án chủ trương áp dụng thống nhất bộ đơn giá đền bù cho tất cả các đối tượng BAH để tránh những thắc mắc, khiếu kiện về chênh lệch đơn giá đền bù giữa các hộ với nhau. Hàng năm, UBND các tỉnh dự án xem xét lại bộ đơn giá đền bùđã ban hành trước đóvà có những điều chỉnh phù hợp tại những khu vực có nhiều biến động về giá thị trường. Bộ đơn giá đền bù được xây dựng có sự tham gia từ cơ sở. Trước hết, các Hội đồng tư vấn xây dựng đơn giá đền bù ở cấp xã, xác định và xây dựng bộ đơn giá căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, thống nhất trình lên Hội đồng tư vấn ở cấp quận/huyện để xem xét và đánh giá lại. Bộ đơn giá này sau đó được chuyển tới Ban chỉ đạo ở cấp tỉnhvới sự tham gia của các Sở ban ngành liên quan xem xét. Sau khi đạt được sự thống nhất ở các Sở ban ngành chuyên môn, bộ đơn giá này được chuyển qua Sở Tài chính để thẩm định, sau đó trình UBND tỉnh ra quyếtđịnh ban hành áp dụng.

Mức độ hài lòng của các hộ dân đối với công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ

Công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ cho các hộ BAH là bước tiếp theo sau quá trình tham vấn thông tin, kiểm kê tài sản BAH và áp giá đền bù hỗ trợ. Công tác này phải hoàn thành trước khi tiến hành hoạt động GPMB. Việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về công tác này tập trung chủ yếu vào cách thức chi trả tiền đền bù như: thời gian, số lần, địa điểm chi trả...

Công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một cách công khai, minh bạch theo khẳng định của 92% số hộ gia đình được hỏi (tương ứng với 171 hộ). Có 168 hộ gia đình (chiếm 90,32%) cho rằng, thủ tục nhận bồi thường, hỗ trợ từ dự án là đơn giản, dễ hiểu và 18 hộ gia đình (chiếm 9,68%) cho rằng những thủ tục này rườm rà, rắc rối và mất thời gian.

Theo kết quả điều tra đối với các hộ BAH, khi nhận được tiền đền bù, hỗ trợ, họ thường sử dụng vào việc khôi phục kinh tế cho gia đình bằng những hoạt động như: xây dựng lại nhà cửa, mua sắm các đồ dùng hoặc công cụ lao động (xe máy, máy nông nghiệp, máy bơm nước...) để phục vụ cho công việc hoặc xây dựng các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ để buôn bán. Nhiều hộ còn cho biết, họ để dành số tiền đó để cho con cái học tập. Nhìn chung, tất cả các hộ được phỏng vấn đều có ý thức về việc sử dụng các khoản tiền từ dự án để khôi phục cuộc sống của gia đình. Hầu hết những mục tiêu của dự án về việc khôi phục mức sống cho người dân đã được đáp ứng được thông qua các khoản chi trả đền bù, bồi thường và hỗ trợ cho các hộ BAH.

Tiến độ và hình thức chi trả tiền đền bù đã được Ban QLDA chú trọng thực hiện, nỗ lực này đã làm cho người dân cảm thấy hài lòng hơn khi được hỏi về vấn đề này.

Bảng 2.10. Mức độ hài lòng của người dân với công tác chi trả bồi thường

Bồi thường, hỗ trợ Số người Tỷ lệ (%)

Rất không hài lòng 9 4,84 Không hài lòng 21 11,29 Bình thường 112 60,22 Hài lòng 32 17,20 Rất hài lòng 12 6,45 Tổng 186 100

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w