Giới thiệu chung về sự ô nhiễm nước bởi các chất hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tồng hợp và tính chất xúc tác quang của vật liệu composite tio2 trên nền graphen và cacbon nitrua (Trang 43 - 44)

Hàng năm trên thế giới, các loại hợp chất hữu cơ tổng hợp được sản xuất với khối lượng hằng triệu tấn nhằm phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Các chất hữu cơ tổng hợp gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước, khó sinh hủy và tích lũy sinh học mạnh có thể kể đến như hóa chất bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, các hợp chất phenol, và các kháng sinh dư thừa trong quá trình nuôi thuỷ hải sản, …

Sự có mặt của các hợp chất hữu cơ sẽ làm thay đổi các tính chất lý, hóa, sinh học của nguồn nước. Hơn nữa, dù có tác động độc hại trực tiếp hay không đến sinh vật và con người thì tất cả các hợp chất hữu cơ trong nước đều là những chất tiêu thụ oxygen, làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxygen hòa tan trong nước. Vấn đề làm sạch các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm trong môi trường nước trên thế giới đã được tiến hành với nhiều kỹ thuật khác nhau như: oxy hóa hóa học; hấp phụ; xử lý sinh học; … Và trong những năm gần đây, việc xử lý các hợp chất hữu cơ bằng kỹ thuật oxy hóa

tiên tiến AOPs (Advanced oxidation processes) đã nổi lên như là một phương pháp hữu hiệu để phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ đặc biệt là phương pháp xúc tác quang

Trong luận án này, đối tượng chất hữu cơ chính để đánh giá hoạt tính xúc tác quang của vật liệu là Rhodamine B (RhB). Ngoài ra, luận án còn khảo sát thêm khả năng phân hủy phenol, và kháng sinh Rifampicin trong nước của các vật liệu để tiến hành so sánh và lựa chọn nền phân tán tối ưu cho TiO2.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tồng hợp và tính chất xúc tác quang của vật liệu composite tio2 trên nền graphen và cacbon nitrua (Trang 43 - 44)