Đánh giá độ bền của vật liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tồng hợp và tính chất xúc tác quang của vật liệu composite tio2 trên nền graphen và cacbon nitrua (Trang 136 - 137)

2 /g-C 3N4 graphen

3.3.6. Đánh giá độ bền của vật liệu

Kết quả giản đồ nhiễu xạ tia X và phần trăm phân huỷ RhB sau 6 giờ chiếu sáng của mẫu tối ưu của vật liệu TiO2/g-C3N4-graphen qua 3 lần làm xúc tác phân huỷ RhB được thể hiện trên Hình 3.52 và Hình 3.53.

Để đánh giá độ bền của vật liệu TiO2/g-C3N4-graphen, sau khi thí nghiệm quang xúc tác phân huỷ RhB được thực hiện ở nồng độ ban đầu của RhB là 30 mg/L, hàm lượng vật liệu TiO2/g-C3N4-graphen (0,1% graphen) 0,05 g, khi kết thúc thời gian xử lí RhB, vật liệu được thu hồi bằng cách ly tâm. Tiến hành rửa vật liệu trong nước cất 3 lần, 3 lần trong ethanol, sấy vật liệu ở 80 oC trong 12 giờ. Vật liệu thu được đặc trưng bằng giản đồ nhiễu xạ XRD để đánh giá độ bền. Sau đó, tiếp tục lặp lại quá trình chạy xúc tác phân huỷ RhB lần 3 và thu hồi vật liệu tương tự như trên

Từ kết quả giản đồ XRD, các pic nhiễu xạ đặc trưng của vật liệu TiO2/g-C3N4- graphen lần 2 và lần 3 làm xúc tác hầu như không thay đổi so với lần 1. Có thể quan sát được các pic chính của g-C3N4 ở 27,3o tương ứng với mặt tinh thể (002) và pic chính của pha anatase TiO2 ở 25,3o. Kết quả sau 6 giờ chiếu sáng, trong lần tái sử dụng thứ 2 và 3, hoạt tính xúc tác của vật liệu bị giảm đi khoảng 6% và 15% so với lần sử dụng đầu tiên của xúc tác. Kết quả này đã chứng minh rằng vật liệu xúc tác quang TiO2/g-C3N4-graphen có độ bền và khả năng tái sử dụng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tồng hợp và tính chất xúc tác quang của vật liệu composite tio2 trên nền graphen và cacbon nitrua (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w