Phát triển công nghiệp:

Một phần của tài liệu du-thao-bao-cao-moi-truong (Trang 37)

4. Phƣơng pháp xây dựng báo cáo:

2.3. Phát triển công nghiệp:

2 3 1 Khái quát về diễn biến các hoạt động ngành

Phát triển công nghiệp phải bảo đảm sự ổn định về mọi mặt, tăng trƣởng với tốc độ cao nhằm tạo sự phát triển đột phá cho nền kinh tế tỉnh và thúc đấy cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, góp phần đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp vào thời gian tới.

Phát triển công nghiệp giải quyết đƣợc nhiều việc làm trên cơ sở đảm bảo đời sống của ngƣời lao động ngày một tăng lên; tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng; đảm bảo cho các cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có tích lũy để tái đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ và mở rộng sản xuất.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển trong điều kiện còn nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái nền kinh tế. Tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2011- 2015 ƣớc đạt 13,2%. Phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

-Về công nghiệp chế biến mía, sắn: Thực hiện tốt công tác quản lý vùng nguyên liệu mía, sắn gắn với các nhà máy chế biến. Các nhà máy đƣờng đã đầu tƣ nâng công suất lên 8.550 tấn mía/ngày; các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã nâng công suất lên 350 tấn sản phẩm/ngày. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Công nghiệp KCP cũng đang đầu tƣ nhà máy phân vi sinh công suất 4.500 tấn SP/năm gắn với nhà máy đƣờng nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời Công ty CP tinh bột sắn FOCOCEV đang đầu tƣ nhà máy phân vi sinh công suất 3.840 tấn SP/năm, thức ăn gia súc công suất 31.850 tấn SP/năm, góp phần tăng hiệu quả ngành công nghiệp chế biến mía đƣờng, sắn của Tỉnh.

- Về chế biến hải sản xuất khẩu: Một số nhà máy đầu tƣ nâng công suất, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng xuất khẩu mới. Tuy nhiên, do chi phí đánh bắt tăng cao đã ảnh hƣởng đến nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến. Năm 2013 sản lƣợng chế biến đạt 4.957 tấn và dự kiến đến năm 2015 đạt 7.500 tấn.

- Sản xuất bia và nước giải khát: Năm 2013 sản lƣợng bia các loại đạt 24 triệu lít; giảm

49,5% so với năm 2010 do nhà máy bia của Công ty CP bia và NGK Phú Yên ngƣng hoạt động trong thời gian bán tài sản cho tập đoàn Masan. Dự kiến đến năm 2015, sản lƣợng bia đạt 50 triệu lít.

- Công nghiệp may mặc: Các doanh nghiệp đã tích cực đầu tƣ mới theo hƣớng hiện đại hóa nhƣ: Xí nghiệp may xuất khẩu Phong Phú của Công ty CP kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên, xƣởng may mặc xuất khẩu Phúc Phong của Doanh nghiệp tƣ nhân Phúc Phong, xí nghiệp may An Phát của Công ty CP An Hƣng… Đồng thời, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu mới và chuyển hƣớng khai thác thị trƣờng nội địa nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đến nay, các doanh nghiệp đã từng bƣớc ổn định và tiếp tục phát huy công suất hiện có.

38 Năm 2013 sản xuất đạt 7,3 triệu sản phẩm và dự ƣớc đến năm 2015 sản xuất đƣợc 12 triệu sản phẩm (vƣợt kế hoạch 5 năm 2 triệu sản phẩm, tƣơng ứng vƣợt 20%). Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 21,67%/năm.

- Về chế biến nhân hạt điều xuất khẩu: Các doanh nghiệp sản xuất nhân hạt điều trên địa bàn tỉnh hầu hết phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2013 giá nhân hạt điều xuất khẩu biến động theo chiều hƣớng giảm mạnh đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất điều cả nƣớc nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng nên một số doanh nghiệp phải tạm ngƣng hoạt động hoặc chuyển sang gia công. Năm 2013 sản lƣợng nhân hạt điều đạt 9.570 tấn, dự kiến đến năm 2015 đạt 12.000 tấn

- Công nghiệp lọc hoá dầu, hóa dược, hóa chất, phân bón: Đã động thổ khởi công Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, công suất 8 triệu tấn/năm. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh phát triển ổn định, góp phần đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của ngƣời dân. Dự kiến đến năm 2015 sản xuất đƣợc 1.100 triệu sản phẩm (vƣợt 400 triệu sản phẩm so với kế hoạch 5 năm, tƣơng ứng vƣợt 57,1%). Công ty CP Thiên Ân, Công ty TNHH Hoàng Long ViNa, Công ty cổ phần Mía đƣờng Tuy Hòa cũng đã chủ động đầu tƣ mới, đầu tƣ nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị sản xuất phân vi sinh và đẩy mạnh sản xuất nâng tổng công suất của các nhà máy sản xuất phân bón trên địa bàn Tỉnh đạt trên 230.000 tấn sản phẩm năm (mục tiêu kế hoạch đến năm 2015 là 100.000 tấn sản phẩm/năm).

- Công nghiệp cơ khí, điện tử: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ôtô, xe máy chƣa phát huy đƣợc năng lực sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn vì: chất lƣợng, mẫu mã sản phấm chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp chƣa chú trọng đến việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng và xây dựng thƣơng hiệu nên sản phẩm khó tiêu thụ; chƣa triển khai đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành ôtô, xe máy.

Bƣớc đầu củng cố lực lƣợng sản xuất cơ khí hiện có theo hƣớng đầu tƣ đổi mới thiết bị, phân công và hợp tác hợp lý. Do vậy các cơ sở gia công cơ khí đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp một số loại thiết bị thu hoạch, chế biến nông sản nhƣ: máy tuốt lúa, tuốt bắp; máy xát gạo, cà phê… và một số loại phụ tùng thay thế để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải.

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: Đã hoàn thành việc đầu tƣ đƣa điện lƣới quốc gia đến 100% thôn buôn trong tỉnh; Hoàn thành các dự án cải tạo lƣới điện nông thôn RE II; phối hợp với Tổng Công ty điện lực miền Trung tiếp tục triển khai các dự án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lƣới điện nông thôn. Đã triển khai đầu tƣ xây dựng, đƣa vào vận hành các trạm biến áp 220kV Tuy Hòa công suất 125MVA, trạm 110kV Sơn Hòa công suất 16MVA, nâng tổng công suất nguồn trạm 220kV và 110kV lên 282 MVA (trong đó 01 trạm 220kV công suất 125MVA; 06 trạm 110kV công suất 157MVA); Tiếp tục đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc sạch tại thành phố Tuy Hòa, các Khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của nhân dân và phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

2.3.2. Dự báo tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khi thực hiện quy hoạch phát triển.

Phát triển công nghiệp - xây dựng với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Giai đoạn 2016-2020, dự kiến nhiều dự án sẽ đƣợc đầu tƣ và đi vào hoạt động, tác động đến năng lực sản xuất của ngành công nghiệp: dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô công suất 8 triệu tấn/năm; dự án nhà máy điện Đồng Phát với tổng công suất 60MW; dự án nâng công suất của nhà máy đƣờng KCP lên 10.000 TMN; dự án Nhà máy đƣờng ăn kiêng, tinh bột sắn, tinh bột bắp với tổng công suất trên 30.000 tấn sản phẩm/năm; dự án nâng công suất và đầu tƣ mới các Nhà máy chế biến thủy hải sản

39 với tổng công suất tăng thêm đạt 14.000 tấn sản phẩm/năm; dự án nâng công suất Nhà máy bia Tuy Hòa lên 100 triệu lít/năm; dự án nâng công suất các Nhà máy may; dự án khu liên hợp chế biến lâm sản Bình Nam; dự án cấp nƣớc khu kinh tế Nam Phú Yên với công suất 50.000 m3 ngày đêm để phục vụ cho nhà máy lọc dầu Vũng Rô và KKT Nam Phú Yên; dự án xây dựng mới và cải tạo nâng công suất các trạm biến áp thêm 360MVA, đến năm 2020 đạt 766 MVA, điện thƣơng phẩm đến năm 2020 đạt 1.652 GWh (trong đó lọc dầu là 260 GWh); dự án Trung tâm thƣơng mại Maximark… chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Phấn đấu giai đoạn 2016- 2020, tốc độ tăng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân 29,5-30%/năm; đến năm 2020 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 56% GRDP.

* Công nghiệp lọc - hóa dầu, hóa chất, phân bón: Tập trung tạo điều kiện để Nhà máy lọc dầu Vũng Rô đi vào hoạt động trong giai đoạn 2016-2020; tiếp tục thu hút các nhà đầu tƣ để triển khai Khu công nghiệp Hóa dầu Hòa Tâm. Khuyến khích các nhà máy sản xuất dƣợc phẩm, phân bón tiếp tục đầu tƣ chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Tạo điều kiện đầu tƣ xây dựng các nhà máy phân vi sinh tại Sơn Hòa, Đồng Xuân và các nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học.

* Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ổn định. Hỗ trợ, tạo điều kiện nhà máy đƣờng KCP Sơn Hòa đầu tƣ nâng công suất lên 10.000 TMN; nhà máy sắn Sông Hinh lên 430 tấn/ngày; khuyến khích phát triển các sản phẩm sau đƣờng và sản phẩm cồn.

Kêu gọi, thu hút đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất giấy gắn với phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất gỗ nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, hƣớng đến xuất khẩu. Tạo điều kiện nhà máy chế biến mủ cao su tại Sông Hinh, công suất 4.500 tấn mũ khô/năm phát triển sản xuất ổn định. Tăng cƣờng xúc tiến, thu hút đầu tƣ nhà máy chế biến thủy sản sử dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong đó chú trọng sản phẩm cá ngừ đại dƣơng, tôm...

* Công nghiệp cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin: Hỗ trợ, tạo điều kiện để Nhà máy đóng tàu Phú Yên, nhà máy sản xuất ô tô JRD tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất ngƣ cụ, cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu thuyền tại các địa phƣơng ven biển, các cơ sở cơ khí chế tạo nhỏ, các cơ sở dịch vụ cơ khí phục vụ nhu cầu sửa chữa nông cụ, thiết bị ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; xây dựng hạ tầng phát triển công nghệ thông tin và chính quyền điện tử cấp tỉnh.

Khuyến khích phát triển các ngành cơ khí phụ trợ để phục vụ cho công nghiệp đóng tàu, lọc hóa dầu, sản xuất ôtô và các ngành kinh tế khác. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử, điện tử gia dụng, thiết bị vi ngoại, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động hóa…

* Sản xuất đồ uống và nước giải khát: Hỗ trợ các nhà máy bia, nƣớc giải khát trên địa bàn tỉnh phát huy hết năng lực hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng công suất hoạt động nhà máy bia Tuy Hòa dự kiến nâng công suất từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm giai đoạn 2016 - 2020. Khuyến khích thu hút đầu tƣ nhà máy sản xuất nƣớc giải khát từ hoa quả và cây dƣợc liệu có công nghệ tiên tiến, hiện đại xuất khẩu tại các huyện miền núi.

40

* Dệt may: Tiếp tục tạo điều kiện để các cơ sở may công nghiệp hiện có đầu tƣ mở rộng dây chuyền, hiện đại hoá thiết bị, chuyển dần từ may gia công sang sản xuất các sản phẩm có thƣơng hiệu, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng hƣớng đến xuất khẩu trực tiếp. Khuyến khích các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cho ngành dệt, may nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa.

* Chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng: Hạn chế tối đa việc khai thác và chế biến thô khoáng sản để xuất khẩu. Đầu tƣ mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm của các nhà máy sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ. Hình thành các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ gạch không nung, gạch block, gạch tuynen, cấu kiện bê tông đúc sẵn; sản xuất gạch ceramit chất lƣợng cao. Thu hút đầu tƣ nhà máy sản xuất bột trợ lọc có công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Sắp xếp lại nghề sản xuất gạch ngói thủ công, đổi mới công nghệ nung đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

* Công nghiệp năng lượng - cấp nước: Khai thác có hiệu quả các nhà máy thủy điện hiện có, đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ các nhà máy thủy điện nhỏ theo quy hoạch; phối hợp với các Bộ, ngành trung ƣơng trong quản lý để thực hiện hài hòa 3 mục tiêu: phòng lũ, chống hạn và khai thác hiệu quả tiềm năng. Thu hút đầu tƣ nhà máy phong điện và các dạng năng lƣợng khác. Đầu tƣ xây dựng Nhà máy nƣớc Khu kinh tế Nam Phú Yên với công suất phù hợp để phục vụ cho Khu kinh tế Nam Phú Yên và vùng phụ cận.

* Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn: Tập trung xây dựng, phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống, làng nghề có tiềm năng gắn với phát triển du lịch; du nhập và nhân rộng một số nghề tiểu thủ công nghiệp mới phù hợp với điều kiện địa phƣơng, nhằm góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ và giải quyết đƣợc nhiều lao động. Hỗ trợ và khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, tham gia xuất khẩu.

* Phát triển khu, cụm công nghiệp: Tập trung đầu tƣ phát triển khu Kinh tế Nam Phú Yên thành động lực phát triển của tỉnh. Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các Khu công nghiệp đã đƣợc quy hoạch trong Khu kinh tế Nam Phú Yên (KCN Hòa Hiệp, KCN hóa dầu Hòa Tâm, KCN lọc dầu Vũng Rô) để làm cơ sở thu hút các dự án đầu tƣ. Tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp An Phú, Đông Bắc Sông Cầu và các khu dân cƣ phục vụ khu công nghiệp. Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các cụm công nghiệp theo Quy hoạch mạng lƣới cụm công nghiệp đã đƣợc phê duyệt gắn với tăng cƣờng thu hút các dự án đầu tƣ có hiệu quả.

Hiện nay Phú Yên đang có thời cơ mới để phát triển đột phá trong giai đoạn sau năm 2010. Đó là Phú Yên đã thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp với quy mô vốn đầu tƣ lớn nhƣ: dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô, dự án Tổ hợp hóa dầu, các dự án sản xuất điện và nhiều dự án quan trọng khác. Trong quá trình triển khai thực hiện để thu hút mạnh các dự án đầu tƣ sản xuất công nghiệp bằng nguồn vốn trong và ngoài nƣớc của các thành phần kinh tế nhằm đẩy nhanh sự phát triển ngành công nghiệp.

Nhƣ vậy, Công nghiệp - Xây dựng phát triển sẽ góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, đƣa kinh tế phát triển theo đúng định hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp-xây dựng không bền vững sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái cạn kiệt tài nguyên.

41

2 Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong ngành (vấn đề quản lý môi trường)

Nƣớc ta đã vƣợt qua ngƣỡng nƣớc nghèo, bƣớc vào nhóm nƣớc có mức thu nhập trung bình và đang đi vào thời kỳ của những chiến lƣợc phát triển mới. Tuy nhiên, nƣớc ta nói chung và tỉnh Phú Yên nối riêng, vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong

Một phần của tài liệu du-thao-bao-cao-moi-truong (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)