4. Phƣơng pháp xây dựng báo cáo:
3.4. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môitrƣờng nƣớc
3 4 1. Các nguồn nước mặt lục địa
Trong những năm tới, có nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến mức ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt lục địa ngày càng gia tăng nhƣ:
- Tốc độ phát triển dân số, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch và dịch vụ ngày càng gia tăng, nên tải lƣợng ô nhiễm phát thải từ các nguồn thải khác nhau cũng sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là tải lƣợng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dƣỡng (TN, TP), các chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn phân và cả các kim loại nặng, các HCBVTV… Điều này làm cho các nguồn tiếp nhận (các sông, ao…) cũng phải tiếp nhận một lƣợng các chất ô nhiễm ngày càng gia tăng;
- Dƣới tác động của biến đổi khí hậu, lƣợng mƣa và lũ lụt tăng lên vào mùa mƣa lũ, sẽ lôi cuốn ngày càng nhiều các chất ô nhiễm từ các vùng đô thị, nông thôn (các chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm hữu cơ…) vào các nguồn nƣớc mặt lục địa. Vào mùa khô hạn, mức hạn hán cũng tăng lên, làm giảm lƣu lƣợng các dòng chảy, giảm mực nƣớc các hồ chứa, nên sẽ làm giảm khối lƣợng nƣớc ngọt, làm giảm khả năng tự làm sạch của các sông, hồ… và do vậy, mức ô nhiễm nƣớc mặt lục địa cũng tăng lên, đặc biệt là sự ô nhiễm hữu cơ và sự phú dƣỡng, tác động xấu đến các hệ sinh thái thuỷ vực, các hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển… Mặt khác, do nhiệt độ trái đất tăng lên và nƣớc biển dâng, nên sự xâm nhập mặn vào các sông cũng tăng lên, làm suy giảm chất lƣợng nƣớc các sông, làm gia tăng sự nhiễm mặn đất canh tác và thiếu nƣớc ngọt cho canh tác nông nghiệp.
Tuy vậy, cũng có nhiều nguyên nhân sẽ đóng góp vào việc ngày càng làm giảm mức ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt lục địa nhƣ:
- Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ngày càng đƣợc chú trọng nhƣ: ngày càng nhiều nguồn nƣớc thải đƣợc xử lý; hiệu quả xử lý nƣớc thải ngày càng tăng do áp dụng các công nghệ tiên tiến; các chính sách môi trƣờng nhƣ thuế nƣớc thải và chất thải rắn, các quy chuẩn kỹ thuật về chất lƣợng nƣớc, nƣớc thải, về hệ thống thu gom nƣớc thải; công tác quan trắc môi trƣờng ngày càng hiệu quả hơn; mạng lƣới quản lý các nguồn nƣớc hoạt động hiệu quả hơn… sẽ góp phần làm giảm mức ô nhiễm nƣớc;
- Nhận thức và trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh và cộng đồng về BVMT ngày càng tăng lên sẽ góp phần làm giảm các hành vi xả thải trực tiếp các chất thải (nƣớc thải và CTR) vào các nguồn nƣớc mặt lục địa cũng góp phần đáng kể vào làm giảm mức ô nhiễm nƣớc.
Nhƣ vậy, các nguyên nhân làm giảm mức ô nhiễm có thể bù lại cho các nguyên nhân làm tăng mức ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt lục địa và hậu quả là trong những năm tới, mức ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt chƣa đáng lo ngại với điều kiện – các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đƣợc thực hiện thực sự hiệu quả và nhận thức của cộng đồng, các nhà quản lý và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực sự đƣợc nâng lên.
75
3 4 2 Các nguồn nước dưới đất
Trong những năm tới, nếu mức ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt lục địa tăng lên, sẽ làm tăng mức ô nhiễm các nguồn nƣớc dƣới đất. Lo lắng nhất là sự ô nhiễm các nguồn nƣớc dƣới đất vùng đồng bằng ven biển bởi sắt, mangan, sự nhiễm vôi trong nƣớc ngầm và sự ô nhiễm các vi khuẩn phân…, làm giảm chất lƣợng các nguồn nƣớc đó. Nếu các hành động kiểm soát các nguồn thải (nƣớc thải, chất thảirắn) và kiểm soát ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt lục địa đƣợc thực hiện tốt, sẽ góp phần hạn chế sự ô nhiễm các nguồn nƣớc dƣới đất.
Các hoạt động khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển ngày càng gia tăng cũng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào các nguồn nƣớc dƣới đất và do vậy, làm giảm phần nào chất lƣợng nƣớc dƣới đất.
Mặt khác, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán vào mùa khô kiệt sẽ tăng lên và nếu nạn phá rừng đầu nguồn không đƣợc kiểm soát, sẽ làm giảm khối lƣợng các nguồn nƣớc dƣới đất.
3 4 3 Các nguồn nước biển ven bờ
Trong những năm tới, khi mức ô nhiễm các sông ngày càng gia tăng (nhƣ ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm các chất dinh dƣỡng, ô nhiễm vi khuẩn phân), sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nƣớc ven biển. Tuy vậy, do mức ô nhiễm nƣớc sông chƣa đến mức đáng lo ngại (ngoại trừ sự ô nhiễm các chất dinh dƣỡng) và do nƣớc biển có nồng độ oxy hoà tan khá cao (vì sóng và gió mạnh đã hoà tan nhiều oxy từ khí quyển vào nƣớc biển), cao hơn nồng độ oxy hoà tan trong nƣớc các sông, nên khả năng tự làm sạch của vùng ven biển lớn hơn nhiều so với khả năng tự làm sạch của sông và do vậy, sự ô nhiễm hữu cơ vùng ven biển là chƣa đáng lo ngại. Đáng chú ý là hàm lƣợng Mn trong nƣớc biển tƣơng đối cao. Nhƣ đã đề cập ở trên, nếu các hành động kiểm soát ô nhiễm nƣớc đƣợc thực thi nghiêm túc và hiệu quả, thì sự ô nhiễm các sông không tăng lên và kèm theo, mức ô nhiễm nƣớc vùng ven biển sẽ chƣa đáng lo ngại.
Để từng bƣớc bảo vệ môi trƣờng, khắc phục sự suy thoái tài nguyên, duy trì, phát triển vùng ven biển nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:
- Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở, ban, ngành và tổ chức, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, làm thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vùng ven bờ;
- Khuyến khích ngƣ dân đầu tƣ, hiện đại hóa phƣơng tiện, ngƣ cụ khai thác thủy hải sản, đặc biệt là khai thác xa bờ, ngăn chặn và khuyến khích cộng đồng từ bỏ các ngƣ cụ khai thác có tính chất hủy diệt;
- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững, thân thiện với môi trƣờng;
- Đầu tƣ khai thác tiềm năng, lợi thế biển – hải đảo nhƣ: dịch vụ du lịch, giao thông – cảng biển, công nghiệp ven biển;
- Quy hoạch, phân vùng chức năng quản lý, sử dụng, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở vùng ven bờ; đặc biệt là các vùng đất ngập nƣớc ven biển;
76 - Xây dựng mạng lƣới, đầu tƣ thiết bị và thực hiện chƣơng trình quan trắc môi trƣờng, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp xả thải không qua xử lý hoặc xử lý không đạt Quy chuẩn;
- Xây dựng các khu bảo tồn sinh cảnh, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù nhƣ: cỏ biển, rạng san hô, rừng ngập mặn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học;
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện để cộng đồng tham gia bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vùng biển ven bờ;
- Đầu tƣ nghiên cứu cơ bản về tài nguyên và môi trƣờng biển nhằm giúp UBND tỉnh hoạch định chính sách phát triển vùng ven biển;
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó sự cố tràn dầu, ứng phó với sự biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh;
77
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
4 1 1 Nguồn tự nhiên
Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nguồn gốc tự nhiên bao gồm: gió lôi cuốn bụi đất vào không khí, cháy rừng, hiện tƣợng cát bay…. Tuy nhiên, các nguồn tự nhiên này không xảy ra thƣờng xuyên, mà thƣờng chỉ trong một giai đoạn ngắn và không phải là các nguồn chính gây ô nhiễm không khí.
4 1 2 Nguồn nhân tạo
Hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh đã phát thải một lƣợng đáng kể các chất ô nhiễm vào không khí. Hoạt động của các KCN và cụm công nghiệp (Bảng 4.1) đóng góp chủ yếu vào các nguồn nhân tạo gây ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Phú Yên bao gồm: khai thác và chế biến vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch, ngói; khai thác đá…); chế biến gỗ, nông sản (đƣờng, tinh bột sắn…); khai thác khoáng sản; chế biến thực phẩm và nƣớc giải khát, dệt da, may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ; chế biến thủy sản … Các hoạt động đó đã phát thải vào không khí các chất ô nhiễm nhƣ bụi, SO2, NO2, CO, các chất hữu cơ bay hơi (VOC hay các hydrrocacbon – CxHy)… bụi và tiếng ồn.
Bảng 4 1 Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Phú Yên
TT Tên khu/cụm công nghiệp Vị trí
1 Khu công nghiệp An Phú Xã An Phú, TP.Tuy Hòa
2 Khu công nghiệp Hòa Hiệp Xã Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa
3 Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu xã Xuân Hải và Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu 4 Cụm công nghiệp Hòa An Xã Hòa An, huyện Phú Hòa
5 Cụm công nghiệp Ba Bản xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa
6 Cụm công nghiệp Thị trấn Hai Riêng Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh 7 Cụm công nghiệp Tam Giang Xã An Cƣ, huyện Tuy An
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Phú Yên. Hoạt động giao thông vận tải
Trong thời gian qua số lƣợng các phƣơng tiện giao thông vận tải tăng nhanh, sự gia tăng các phƣơng tiện vận tải và gia tăng lƣu thông trên các tuyến đƣờng, đặc biệt là các tuyến đƣờng quan trọng: quốc lộ, tỉnh lộ... ; khu đô thị và khu đông dân cƣ. Mặt khác, chất lƣợng của nhiều phƣơng tiện giao thông không cao, nhiều phƣơng tiện đã quá cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và nhiều phƣơng tiện giao thông mới chƣa có hệ thống xử lý khí thải... nên đã phát thải vào không khí nhiều khí độc nhƣ: bụi, SO2, CO, NO2, CxHy... và tiếng ồn. Mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông phụ thuộc vào chất lƣợng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (nhƣ chất lƣợng các tuyến đƣờng), chất lƣợng của các phƣơng tiện giao thông, mật độ giao thông, điều kiện khí hậu và thời tiết trong khu vực... Nếu xét trên từng phƣơng tiện thì nồng độ ô nhiễm tƣơng đối nhỏ nhƣng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đƣờng xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đƣờng.
78
3 Hoạt động xây dựng
Trong quá trình phát triển đô thị và nông thôn, các hoạt động xây dựng các khu dân cƣ tập trung, các khu công nghiệp, du lịch và dịch vụ, các công trình khác… cũng đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí do công tác đào đất, san lấp mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, làm phát sinh bụi đất đá, bụi do vật liệu xây dựng rơi vãi, khí thải do hoạt động của các máy móc thiết bị hoạt động trên công trƣờng: SO2, CO, NOx làm ảnh hƣởng chất lƣợng không khí xung quanh. Tuy vậy, các hoạt động xây dựng thƣờng chỉ diễn ra trong một thời gian không dài, nên sự ô nhiễm không khí cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định. Song, cũng cần thấy rằng, do còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ trong công tác quản lý, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm… thi công các hạng mục công trình, nên nhiều khi sự ô nhiễm không khí cục bộ xảy ra khá nghiêm trọng, đặc biệt là các công trình nằm trong hoặc ở gần khu dân cƣ.
Hoạt động sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động dịch vụ (chợ, khách sạn, nhà hàng, y tế…) và dân sinh nhƣ đốt các nhiên liệu (than đá, dầu hoả và khí đốt), củi, đốt các chất thải không có kiểm soát (nhƣ đốt giấy, gỗ thải xây dựng, cây cối...) cũng góp phần làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Các chất ô nhiễm chính nhƣ: bụi, CO, CO2 ... Nồng độ CO tại bếp đun thƣờng rất cao, gây độc hại cho con ngƣời. Ngoài ra, các khí ô nhiễm phát sinh từ các nguồn chất thải sinh hoạt, chăn nuôi… nhƣ khí CH4, NH3, H2S…, mùi hôi thối, các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: Phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, đốt rơm rạ… cũng là nguyên nhân đóng góp vào sự ô nhiễm không khí.
4.2. Diễn biến ô nhiễm không khí
Nguồn ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Phú Yên chủ yếu xuất phát từ hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hoạt động giao thông diễn ra hằng ngày tại một số khu dân cƣ, đô thị; hoạt động sinh hoạt, dịch vụ. Kết quả tổng hợp diến biến các thông số ô nhiễm đặc trƣng nhƣ: Bụi lơ lửng, SO2, NH3 và tiếng ồn giai đoạn 2011 – 2015 từ các hoạt động nêu trên đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:
4 2 1 Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm Quan trắc môi trƣờng Phú Yên, diễn biến các thông số chất lƣợng không khí và tiếng ồn xung quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Yên đƣợc biểu diễn ở các hình 4.1 đến 4.8.
Hình 4 1 Bụi lơ lửng (mg/m3) trong KKXQ tại các KCN trên địa bàn Tỉnh
Hình 4.2. SO2 (mg/m3) trong KKXQ tại các KCN trên địa bàn Tỉnh
79
Hình 4.3. NH3 (mg/m3) trong KKXQ tại KCN trên địa bàn Tỉnh
Hình 4 4 Độ ồn (dBA) trong KKXQ tại các KCN trên địa bàn Tỉnh
Hình 4 5 Bụi lơ lửng (mg/m3) trong KKXQ tại các CCN trên địa bàn Tỉnh
Hình 4.6. SO2 (mg/m3) trong KKXQ tại các CCN trên địa bàn Tỉnh
Hình 4.7. NH3 (mg/m3) trong KKXQ tại các CCN trên địa bàn Tỉnh
Hình 4 8 Độ ồn (dBA) trong KKXQ tại các CCN trên địa bàn Tỉnh
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Phú Yên
Nhận xét: Các số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí và tiếng ồn từ các hình
4.1-4.8 cho thấy:
- Thông số: Bụi lơ lửng, SO2 đƣợc so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh thì thông số bụi thấp hơn giới hạn
80 cho phép, có xu hƣớng giảm dần từ 2011-2014, so sánh giữa các khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì bụi tại KCN Hòa Hiệp cao nhất (0,18mg/m3, năm 2011), KCN Đông Bắc Sông Cầu nhỏ nhất (hầu nhƣ không phát hiện, năm 2014); đối với thông số SO2 tại các khu công nghiệp An Phú (năm 2013, 2014) và Hòa Hiệp (năm 2012) vƣợt giới hạn cho phép và có xu hƣớng giảm dần từ 2011-2014.
- Thông số NH3 đƣợc so sánh với QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh cho thấy NH3 tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều vƣợt giới hạn cho phép; so sánh giữa các năm từ 2011-2014 thì nồng độ NH3 các khu công nghiệp, cụm công nghiệp biến đổi liên tục ngoại trừ KCN Hòa Hiệp nồng độ NH3 có xu hƣớng giảm dần; so sánh giữa các vị trí (2011-2014) thì KCN An Phú, CCN Hòa An bị ô nhiễm NH3 nhiều hơn so với các vị trí còn lại.
- Độ ồn: so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn cho thấy độ ồn tại các vị trí khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều đạt giới hạn cho phép, không có biến đổi nhiều giữa các năm và các vị trí.
4 2 2 Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh khu dân cư, đô thị
Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm Quan trắc môi trƣờng Phú Yên, diễn biến các thông số chất lƣợng không khí và tiếng ồn xung quanh từ hoạt động giao thông diễn ra hằng ngày tại một số khu dân cƣ, đô thị giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Yên đƣợc biểu diễn ở các hình 4.9 đến 4.12.
Hình 4 9 Bụi lơ lửng (mg/m3) trong KKXQ tại các khu dân cư, đô thị trên địa bàn Tỉnh
Hình 4.10. SO2 (mg/m3) trong KKXQ tại các khu dân cư, đô thị trên địa bàn Tỉnh
Hình 4.11. NH3 (mg/m3) trong KKXQ tại các khu dân cư, đô thị trên địa bàn Tỉnh
Hình 4 12 Độ ồn (dBA) trong KKXQ tại các khu dân cư, đô thị trên địa bàn Tỉnh
81