Vấn đề hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu du-thao-bao-cao-moi-truong (Trang 60)

4. Phƣơng pháp xây dựng báo cáo:

2.9. Vấn đề hội nhập quốc tế

2 9 1 Xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam (hoặc địa phương)

- Đối với Việt Nam: Đất nƣớc ta sau 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn và có nhiều bài học quý trong lãnh đạo, quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù kinh tế nƣớc ta đang phục hồi tăng trƣởng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định nhƣng còn nhiều khó khăn, thách thức, khoảng cách tụt hậu so với khu vực về phát triển ngày càng khó thu hẹp, khả năng rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” còn lớn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

61 Trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, toàn diện. Bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội cho phát triển nhƣng cũng đặt ra những thách thức lớn về cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế nhƣ thực hiện Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN - Trung Quốc và ASEAN với các đối tác khác, triển khai thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), các cam kết có tiêu chuẩn cao trong các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới. Việc bảo đảm an ninh chính trị, an ninh xã hội, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vẫn là một thách thức lớn.

Tập trung tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lƣợc, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển văn hóa, xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cƣờng quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc để sớm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp.

2 9 2 Vấn đề toàn cầu hóa tác động đến môi trường ở Việt Nam hoặc địa phương

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định thƣơng mại tự do đã và chuẩn bị đƣợc ký kết là cơ hội để Tỉnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhất là vào các lĩnh vực dầu khí, du lịch... và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc từ việc toàn cầu hóa sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái của Tỉnh ta nhƣ:

Quá trình toàn cầu hóa đã làm tăng thêm khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, càng làm tăng sức ép về môi trƣờng. Sự khai thác của ngƣời giàu làm tăng sức ép lên ngƣời nghèo (ô nhiễm, chất thải, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trƣờng...). ngƣời giàu gây sức ép lên môi trƣờng do sử dụng vật chất thái quá và thói quen sống gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngƣời nghèo gây sức ép bằng cách khai thác tất cả những gi có thể để tồn tại.

- Tình trạng thoái hóa đất đai ở những vùng đất dốc, vùng có độ che đất thấp.

- Tình trạng ô nhiễm nƣớc, nhất là các vùng lạ lƣu các sông do nƣớc thải của các cơ sở sản xuất, sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý, thải trực tiếp ra sông, việc thai thác bữa bãi không đúng kĩ thuật làm cạn kiệt và ô nhiễm nƣớc ngầm.

- Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh những năm qua tạo nền tảng để kinh tế Tỉnh tiếp tục phát triển ổn định trong những năm đến. Đặc biệt, một số công trình trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn Tỉnh đi vào hoạt động là những cơ hội lớn cho Phú Yên phát huy tiềm năng, thế mạnh trong những năm đến: Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 – đoạn qua địa bàn tỉnh; Hầm đƣờng bộ Đèo Cả, Hầm đƣờng bộ Đèo Cù Mông, nâng cấp mở rộng quốc lộ 25, Quốc lộ 29 để kết nối tốt với vùng Tây Nguyên góp phần đảm bảo lƣu thông hàng hóa thông suốt; tuyến đƣờng Phú Yên đi Gia Lai; Nâng cấp cảng Vũng Rô lên 5.000 tấn; xây dựng cảng Bãi Gốc (Hòa Tâm), Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên. Các dự án du lịch lớn: Khu du lịch biển đảo cao cấp SunRise, dự án du lịch Vũng Rô bay.... Riêng Nhà máy lọc hoá dầu Vũng Rô công suất 8 triệu tấn/năm đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sẽ có tác động tích cực, tạo sự phát triển vƣợt bậc đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2 9 3 Những thách thức tại địa phương giữa phát triển về kinh tế và môi trường liên quan đến các thỏa thuận quốc tế, các công ước Việt Nam tham gia là thành viên hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện

62 - Tranh giành ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn trong khu vực và tranh chấp chủ quyền biển đảo, tình hình biển Đông tiếp tục gay gắt và rất khó lƣờng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ đặt tỉnh Phú Yên trƣớc sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng quốc tế, nội địa và ngay trên địa bàn Tỉnh.

- Mặc dù, Tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế xã hội nhƣng quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ, chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản vẫn còn cao, nền kinh tế phụ thuộc vào một số ngành công nghiệp chế biến, tỷ trọng gia công, lắp ráp, chế biến ở dạng thô còn lớn. Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ. So với các tỉnh trong khu vực thu ngân sách của Tỉnh còn thấp; chƣa có điều kiện khai thác tốt nguồn nội lực trong dân và thu hút nguồn vốn bên ngoài. Bên cạnh đó thiên tai, dịch bệnh, tác động của sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trƣờng là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Tỉnh.

Phú Yên là địa phƣơng luôn chấp hành tốt các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng Việt Nam đã tham gia do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng làm đầu mối quốc gia thực hiện nhƣ:

Công ƣớc Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng. Công ƣớc Basel đƣợc thông qua năm 1989. Việt nam tham gia ngày 13/3/1995.

- Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ƣớc POP) Công ƣớc chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2004.

- Công ƣớc quốc tế về đa dạng sinh học (CBD). Công ƣớc CBD đƣợc ký kết năm 1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1993. Nghị đinh thƣ Cartagena về An toàn sinh học đã đƣợc 103 quốc gia ký kết.

- Công ƣớc Vienna về Bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987).

- Công ƣớc Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thƣ Kyoto về cơ chế phát triển sạch (1997)

2 9 4 Hợp tác, nghĩa vụ và cam kết quốc tế, hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực môi trường

Đẩy mạnh hình thức hợp tác đầu tƣ trong xây dựng kết cấu hạ tầng theo các hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO. Tập trung xúc tiến thu hút một số doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp cổ phần có nguồn tài chính mạnh ở các Tổng Công ty lớn và các nhà đầu tƣ tại tỉnh, thành phố có tiềm lực và có nhu cầu đầu tƣ, muốn mở các chi nhánh, cơ sở gia công đầu tƣ theo quy hoạch tại tỉnh Phú Yên;

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế hỗ trợ, thu hút vốn đầu tƣ để xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện và khuyến khích ngƣời dân, doanh nghiệp tham gia đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn.

Đổi mới việc xúc tiến đầu tƣ để thu hút nguồn vốn FDI theo hƣớng làm tốt công tác quy hoạch ngành nghề, địa bàn và xác định đối tác thu hút đầu tƣ, để chủ động giới thiệu tiềm năng trên các lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và thông qua các Bộ, Ngành TW để tham gia xúc tiến đầu tƣ tại các quốc gia có thế mạnh và có nhu cầu đầu tƣ vào lĩnh vực Tỉnh.

63

Chƣơng : THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC

Bề mặt địa hình của tỉnh Phú Yên bị phân cắt mạnh, độ dốc địa hình lớn, các suối ngắn, hẹp và chỉ tồn tại nƣớc theo mùa; do đó, tình trạng lũ lụt trong mùa mƣa, hạn hán trong mùa khô vẫn thƣờng xảy ra tại nhiều địa phƣơng trong Tỉnh. Mặt khác hiện nay những thay đổi trong việc sử dụng đất, việc phá rừng và các phƣơng pháp canh tác truyền thống, đặc biệt do nhu cầu khai thác nƣớc tăng cao của các ngành theo lợi ích riêng đã làm giảm khả năng dẫn nƣớc và trữ nƣớc, các hồ nƣớc bị bồi lắng và khô cạn do thiếu nguồn nƣớc cung cấp, nhiều phần sông suối cạn kiệt cả nƣớc mặt lẫn nƣớc dƣới đất.

Nhiều vùng núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng ven biển tình hình thiếu nƣớc sinh hoạt còn xảy ra rất nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nƣớc cho nông nghiệp, công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng, vì thế công tác quản lý, sử dụng nƣớc tiết kiệm và có hiệu quả là vấn đề cấp thiết.

Nƣớc mặt lục địa:

3 1 1 Tài nguyên nước mặt lục địa:

Hệ thống sông ngòi ở Phú Yên phân bố tƣơng đối đều trên toàn tỉnh và có một đặc điểm chung là các sông đều bắt nguồn ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn chảy qua miền núi - trung du - đồng bằng và đổ ra biển. Ngoại trừ sông Ba, sông Kỳ Lộ các sông còn lại đều có lƣu vực chủ yếu trong địa bàn tỉnh; có đặc điểm ngắn và dốc, cửa sông đều có xu hƣớng lệch ra hƣớng Bắc thƣờng bị bồi lấp và ảnh hƣởng của chế độ triều mặn. Lòng sông không ổn định, hai bên bờ có nhiều đoạn sông thƣờng xảy ra xói lở.

Phú Yên có khoảng 50 con sông lớn nhỏ, có chiều dài lớn hơn 10 km. Đáng chú ý là 3 con sông chính: Sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Bàn Thạch; 02 con sông nhỏ là sông Cầu và sông Bà Nam.

* Sông Ba:

Sông Ba là một trong 9 hệ thống sông lớn ở nƣớc ta và là sông lớn nhất ở duyên hải Miền Trung. Sông Ba bắt nguồn từ sƣờn núi phía Đông nam tỉnh Kon Tum thuộc dãy núi Ngọc Rô (cao 1579m), chảy theo hƣớng gần Bắc - Nam đến Cheo Reo, từ phía bờ phải tiếp nhận sông Ayun và sông chuyển hƣớng Tây bắc - Đông nam đồng thời tiếp nhận thêm các sông Krông H’năng, sông Hinh chảy vào địa phận tỉnh Phú Yên; từ Củng Sơn sông chảy theo hƣớng gần Tây - Đông đổ ra biển tại cửa Đà Diễn thành phố Tuy Hoà.

Trong địa phận tỉnh Phú Yên, ngoài các sông nhánh chính kể trên sông Ba còn có một số sông nhánh nhƣ sông: Ea Mbar, Thá, Con, Bạc, Cái, Đồng Bò… ở phía bờ trái có nhánh sông Cà Lúi bắt nguồn từ phía Tây bắc huyện Sơn Hoà chảy theo hƣớng Tây bắc - Đông nam thuộc điạ phận xã Cà Lúi nhập lƣu vào sông Ba tại Buôn Lê, xã Krông Pa.

Hạ lƣu sông Ba đƣợc gọi là sông Đà Rằng, có mạng lƣới kênh khá phát triển, đặc biệt là mạng lƣới kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam.

Diện tích lƣu vực 1295 km2 thuộc các tỉnh Gia Lai, Dăk Lăk, Phú Yên và một phần nhỏ tỉnh Kon Tum; chiều dài sông 360 km, chiều dài ở trong tỉnh 90 km, diện tích lƣu vực trong tỉnh 2.420 km2 chiếm 18,3%.

Trong phạm vi tỉnh Phú Yên tiềm năng thủy lợi và thủy điện đang đƣợc khai thác khá tốt, các công trình lớn gồm: đập Đồng Cam, Thủy điện sông Hinh, sông Ba hạ và Krông H’năng...

64

* Sông Kỳ Lộ:

Là sông lớn thứ 2 ở tỉnh Phú Yên. Phần thƣợng lƣu có tên là sông La Hiên, bắt nguồn từ núi To Net (1030m) ở xã Đăk Song huyện Krông Chro tỉnh Gia Lai, chảy theo hƣớng gần Bắc nam vào địa phận tỉnh Phú Yên ở xã Phú Mỡ huyện Đồng Xuân rồi chuyển hƣớng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua trị trấn La Hai đến Thị trấn Chí Thạnh chia làm hai nhánh (sông Cái và sông Nhân Mỹ), nhánh sông Cái sau khi chảy qua QLIA tiếp tục chia làm hai nhánh (sông Cái và sông Hà Yến), sông Cái và sông Nhân Mỹ đổ ra cửa Bình Bá, còn sông Hà Yến đổ ra đầm Ô Loan.

Sông Kỳ Lộ dài 105 km, độ dài lƣu vực 62,6 km, độ rộng trung bình lƣu vực 30,7 km, độ dốc trung bình lƣu vực 18,6% và mật độ lƣới sông 0,60 km/km2. Diện tích lƣu vực 1.920 km2, trong đó có khoảng 439 km2 ở tỉnh lân cận (331km2 lƣu vực sông La Hiên nằm ở tỉnh Gia Lai, 108 km2 lƣu vực nằm ở tỉnh Bình Định), 1.481 km2 nằm ở tỉnh Phú Yên, bao gồm địa phận huyện Đồng Xuân và một phần huyện Tuy An, một phần huyện Sơn Hoà (các xã Sơn Hội, Sơn Định, Sơn Long).

Sông Kỳ Lộ có 11 nhánh sông cấp I (chảy trực tiếp vào dòng chính) nhƣ các sông: Tiouan, Khe Cách, Gâm, Cà Tơn, suối Đập, Trà Bƣơng, Cổ, Cạy, Tà Hồ…

Tiềm năng thủy lợi và thủy điện sông Kỳ Lộ đƣợc khai thác khá tốt, gồm: các hồ chứa nhƣ Phú Xuân, hệ thống thuỷ lợi Tam Giang và thủy điện La Hiên.

* Sông Bàn Thạch:

Gọi là sông Bánh Lái ở thƣợng lƣu và đổ ra biển tại cửa Đà Nông. Suối Đen là thƣợng nguồn sông Bánh Lái, bắt nguồn từ sƣờn phía bắc dãy núi cao trên 1000m, Hòn Giữ - đèo Cả cao trên 1000 m, chảy qua vùng núi hòn Kỳ Đà (1193 m) ở phía phải, hòn Ông (1110 m) ở phía trái theo hƣớng Tây nam - Đông bắc và gần Nam - Bắc; từ xã Hoà Mỹ Tây đến Đông Mỹ chảy theo hƣớng gần Tây - Đông rồi từ Đông Mỹ lại chuyển hƣớng Tây bắc - Đông nam, đổ ra biển tại cửa Đà Nông. Sông Bàn Thạch có một số sông nhánh chính nhƣ các sông: Suối Thoại (F = 166 km2), suối Mỹ (95 km2)… sông Bàn Thạch dài 68 km, độ dài lƣu vực 30km, độ rộng lƣu vực 19,7 km, độ dốc trung bình lƣu vực 15,4%, mật độ lƣới sông 0,50 km/km2. Với diện tích 592 km2, lƣu vực sông Bàn Thạch bao trùm hầu hết địa phận hai huyện Tây Hòa và Đông Hòa.

Đƣờng phân nƣớc giữa sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch không rõ ràng vì địa hình thấp và tƣơng đối bằng phẳng và có kênh mƣơng nối liền kênh nam của hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam với sông Bánh Lái.

Tiềm năng thủy lợi và thủy điện đang đƣợc khai thác gồm: hệ thống đập Phú Hữu, đập An Sang, hồ Đồng Khôn, hồ Hòn Dinh, trạm bơm Nam Bình… và thủy điện Đá Đen.

* Sông Cầu:

Thƣợng nguồn đƣợc gọi là sông Bình Ninh, bắt nguồn từ sƣờn phía Đông Nam dãy núi Hòn Gio 786 m, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam qua thị trấn Sông Cầu, đổ ra vũng Chao tại Dân Phƣớc. Dòng chính sông Cầu dài 26 km, độ dài lƣu vực 24 km, độ rộng trung bình lƣu vực 6,7 km, diện tích lƣu vực (F) 161 km2, độ dốc trung bình lƣu vực 18,1%, mật độ lƣới sông 0,30 km/km2. Sông Cầu có một số sông nhánh nhƣ sông Hà Giang dài 12 km, F = 35 km2. Tuy nhiên, mùa khô lƣợng nƣớc rất ít và dòng chảy có tháng bị đứt đoạn, phía trên thị xã Sông Cầu có đập dâng Đá Vải, Đá Trên.. và bãi giếng khai thác của nhà máy nƣớc Sông Cầu.

65 * Sông Bà Nam:

Bắt nguồn từ vùng núi phía nam đèo Cù Mông, chảy theo hƣớng gần nhƣ song song với Quốc lộ 1A qua địa phận xã Xuân Lộc huyện Sông Cầu, đến gần Long Thạnh tiếp nhận thêm một nhánh sông bắt nguồn từ Núi Hòn Khổ (954 m) từ phía bờ phải (Suối Bà Bồng) chảy vào rồi đổ ra đầm Cù Mông tại Long Thạnh 2. Sông Bà Nam dài khoảng 15 km, diện tích lƣu vực khoảng 90 km2. Mùa khô rất ít nƣớc có tháng mất dòng chảy mặt, ý

Một phần của tài liệu du-thao-bao-cao-moi-truong (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)