Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, các thang đo được kiểm định giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố khám EFA. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho từng khái niệm đa hướng là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal Components với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1. Khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì nghiên cứu quan tâm các tiêu chuẩn:
Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) ≥ 0,50 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05. Bartlett`s test kiểm tra H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (Kaiser, 1974; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,45. Đây là chỉ tiêu quan trọng đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (Ensuring pratical significance). Hệ số tải nhân tố > 0,30 được xem là đạt mức tối thiểu; > 0,40 được xem là quan trọng; > 0,50 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn hệ số tải nhân tố > 0.30 thì cỡ mẫu ít nhất là 350 (Hair el at., 1998, p111). Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng hệ số tải nhân tố > 0,45, nếu các biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0,45 sẽ bị loại. Xét kích thước mẫu (375 bảng khảo sát), nghiên cứu loại các biến có hệ số tải nhân tố ≤ 0,45.
Thứ ba, sự khác biệt giữa hệ số tải nhân tố của một biến lên các nhân tố phải > 0,20 để đảm bảo sự khác biệt.
Thứ tư, tổng phương sai trích đạt ≥ 50% và eigenvalue >1 thì thang đo mới được chấp nhận (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Vì vậy, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số tải nhân số từ 0,50 trở lên.